5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Quá trình hình thành và phát trển Ngân hàng chính sách xã hội huyện
3.1. Khái quát về NHCSXH Ba Bể
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Ba Bể
Ba Bể là huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, cách tỉnh lỵ 60Km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 68.412 ha, chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm trên 80%, đất nông nghiệp 10%; địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối, núi nên giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, nhất là đi các thôn bản vùng cao. Huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 01 Thị trấn với 206 thôn bản; huyện có 12 xã/16 xã, thị trấn thuộc xã đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 11.101 hộ với dân số trên 47 nghìn người, trong đó có tới 94,6% số hộ và 95% số khẩu là người dân tộc thiểu số; số hộ nghèo là 2.948 hộ, với 12.427 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo 26,55%; số hộ cận nghèo là 1.765 hộ, với 7.810 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 15,89% hộ trên địa bàn. Thành phần dân tộc chính là: Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng, Hoa và một số dân tộc khác. Là một trong 64 huyện nghèo của cả nước thuộc diện đầu tư theo chương trình Nghị Quyết 30a của Chính phủ.
3.1.2. Quá trình hình thành và phát trển Ngân hàng chính sách xã hội huyện Ba Bể Ba Bể
Ngân hàng chính sách xã hội xã hội huyện Ba Bể trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn, nằm trong hộ thống, bộ máy của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội xã hội huyện Ba Bể được thành lập và chính thức khai trương đi vào hoạt động vào ngày 23 tháng 7 năm 2003, có Trụ sở tại địa chỉ Tiểu khu 5, thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng chính sách xã hội xã hội huyện Ba Bể cũng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng chính sách xã hội xã hội tỉnh Bắc Kạn.
Phạm vi lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội xã hội huyện Ba Bể bao gồm:
- Huy động vốn.
- Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
- Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ dành cho chương trình tín dụng xoá đói giảm nghèo và các chương trình khác.
- Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương trình dự án.
-Từ chức năng, nhiệm vụ được giao cho thấy, NHCSXH là ngân hàng đặc thù của Chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, có nhiều điểm khác biệt so với các Ngân hàng thương mại.