Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 32 - 35)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2. Yếu tố khách quan

1.3.2.1. Nhóm yếu tố thuộc về phía khách hàng

Đối tượng vay vốn NHCSXH: Trình độ dân trí, kiến thức kỹ thuật và quản lý cũng như các nguồn lực sản xuất kinh doanh khác của hộ vay là chìa khóa nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn vay - vấn đề quyết định đến khả năng trả lãi và nợ gốc tiền vay. Vì vậy, năng lực và trình độ của người vay là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng tín dụng của đơn vị. Bên cạnh đó, nhận thức của hộ vay

về trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích và trách nhiệm hoàn trả lãi và nợ gốc đúng theo thỏa thuận cũng ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thu lãi và thu nợ gốc của các đơn vị.

- Một số hộ vay vốn do hoàn cảnh quá khó khăn hoặc khả năng lập kế hoạch trả nợ hạn chế nên chưa có khả năng tích lũy tiền để trả nợ gốc đúng hạn.

- Kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh và quản lý của người sử dụng vốn ở nhiều nơi còn yếu dẫn đến sử dụng vốn vay không hiệu quả nên khó tích lũy tiền trả lãi và nợ gốc tiền vay.

- Một bộ phận hộ vay nhận thức chưa rõ về trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn vay nên chưa có ý thức tích lũy tiền trả lãi và nợ gốc hoặc chây ỳ không chịu trả nợ.

- Hộ vay dời đến nơi khác sinh sống hoặc đi làm ăn nơi khác còn nhiều, đặc biệt là ở khu vực Tây Nam Bộ. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho việc thu lãi và nợ gốc.

- Rủi ro trong sản xuất, kinh doanh khi sử dụng vốn vay; chưa hiểu về qui định xử lý nợ bị rủi ro để khi có phát sinh báo cáo cho Tổ TK&VV, tổ chức Hội đoàn thể, chính quyền địa phương và NHCSXH để xử lý kip thời.

- Một bộ phận dân cư thiếu đất và các tư liệu sản xuất (khu vực Tây Nam Bộ), không có ngành nghề phụ... dẫn đến sử dụng vốn vay không hiệu quả nên khó tích lũy để trả lãi và đặc biệt là trả nợ gốc.

1.3.2.2. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường kinh tế - xã hội

- Môi trường tự nhiên : Nói chung môi trường tự nhiên không tác động trực tiếp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng mà vai trò của nó thể hiện qua sự tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các đối tượng vay mà hoạt động của chúng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp. Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi hay bất lợi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của đối tượng vay, do đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Môi trường kinh tế: Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng như doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường

này. Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo. Đặc biệt, trong điều kiện quốc tế hóa mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế. Những tác động do môi trường kinh tế gây ra có thể là trực tiếp đối với ngân hàng hoặc tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng.

- Môi trường chính trị, xã hội:

Sự ổn định của môi trường chính trị, xã hội là một căn cứ quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tư. Nếu môi trường này ổn định thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tư và do đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng trung và dài hạn tăng lên. Ngược lại nếu môi trường bất ổn thì họ sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro khi đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng

1.3.2.3. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý được hiểu là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong nền kinh tế thị trường có điều tiết của nhà nước, pháp luật có vai trò quan trọng, là một hàng rào pháp lý tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng thuận lợi, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, nhà nước, cá nhân công dân, bắt buộc các chủ thể phải tuân theo.

Nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt để.

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ và thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho ngân hàng khi kí kết thực hiện hợp đồng tín dụng. Luật ngân hàng còn nhiều sơ hở, chưa đồng bộ với các văn bản luật khác. Điều này ảnh hưởng đến việc quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, do thay đổi đột ngột, gây xáo động trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm, hay chưa có phương án sản xuất kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi, chất lượng tín dụng giảm sút.

Do đó, Ngân hàng luôn phải theo dõi những biến động kinh tế để đưa ra định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng thời kì.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 32 - 35)