Đánh giá của các hộ gia đình vay vốn về hoạt động tín dụng chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 69 - 73)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Đánh giá của các hộ gia đình vay vốn về hoạt động tín dụng chính sách

xã hội Huyện Ba Bể

3.3.1. Đánh giá của các hộ gia đình vay vốn về hoạt động tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Ba Bể ngân hàng chính sách xã hội huyện Ba Bể

Sử dụng kết quả khảo sát 98 hộ vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Ba Bể, để đảm bảo tính đại diện, tác giả lựa chọn mỗi xã 06 đến 07 hộ vay vốn tại 50 Tổ TK&VV hoạt động tốt, 38 Tổ hoạt động khá và 10 Tổ hoạt động trung bình, kết quả cho thấy:

*) Về tình hình thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình vay vốn

Bảng 3.10: Mức thu nhập Bình quân trên tháng

TT Mức thu nhập Bq/ tháng(đồng) Số lượng (hộ) Tỷ trọng (%) 1 Dưới 500.000 3 3,06 2 1.000.000 8 8,16 3 2.000.000 22 22,44 4 3.000.000 28 28,57 5 4.000.000 21 21,42 6 Trên 5.000.000 16 16,32 Tổng số 98 100

(Nguồn: số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

Với kết quả điều tra trên cho thấy đa số các hộ gia đình vay vốn có mức thu nhập dưới 4.000.000đ/tháng chiếm đa số với tỷ lệ tới 83,65%; trong đó mức thu nhập 3.000.000 đồng/ tháng chiếm 28,57%, thu nhập 2.000.000đ/ tháng chiếm 22,44%, thu nhập 1.000.000đ/ tháng chiếm 8,16% và thu nhập dưới 500.000đ/ tháng chiếm 3,06%.

Bảng 3.11: Mức chi tiêu của hộ gia đình

TT Mức chi tiêu/ tháng Số lượng (hộ) Tỷ trọng (%)

1 Dưới 1.000.000 7 7,14 2 1.500.000 12 12,24 3 2.000.000 19 19,38 4 3.000.000 15 15,3 5 3.500.000 12 12,24 6 Trên 4.000.000 33 33,67 Tổng số 98 100

(Nguồn: số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

Kết quả thu thập ý kiến về chi tiêu hàng tháng của hộ gia đình cho thấy: Mức chi tiêu trên 4.000.00đ/tháng chiếm tỷ trọng là 33,67%, còn mức chi tiêu từ 3.500.000đ/tháng trở xuống chiếm tỷ trọng lớn với 66,64% tổng số khách hàng được lựa chọn phỏng vấn (trong đó chi tiêu dưới 1.000.000đ/ tháng chỉ chiếm 7,14%).

Qua phân tích thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình có thể thấy các hộ vay vốn rất khó có thể tích lũy, tình hình tài hình tài chính khá khó khăn.

Bảng 3.12: Mục đích sử dụng vốn vay

TT Mục đích sử dụng vay vốn Số lượng (hộ) Tỷ trọng (%)

1 Đóng học phí cho con 15 15,3

2 Sinh hoạt 9 9,18

3 Thêm vốn sản xuất, kinh doanh 66 67,34

4 Chi tiêu Khác 8 8,16

Tổng số 98 100

(Nguồn: số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

Kết quả điều tra cho thấy đa số các hộ (chiếm 67,34 % số khách hàng) có nhu cầu vay vốn sử dụng cho cho mục đích hỗ trợ thêm vốn sản xuất kinh doanh, khách hàng vay vốn chỉ với mục tiêu đóng học phí cho các con chiếm 15,3%, khách hàng vay vốn với mục đích sinh hoạt chiếm 9,18% khách hàng, và chi tiêu khác là khoảng 8,16% số khách hàng, thường là do các khoản phát sinh đột xuất của gia đình.

*) Kết quả đánh giá về chính sách cho vay chương trình tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội

Bảng 3.13: Ý kiến của khách hàng về thủ tục vay vốn

TT Thủ tục vay vốn Số lượng (hộ) Tỷ trọng chiếm trong tổng số (%)

1 Rất phức tạp 13 13,26 2 Phức tạp 51 52,04 3 Bình thường 21 21,42 4 Không phức tạp 8 8,16 5 Rất Không phức tạp 5 5,1 Tổng số 98 100

(Nguồn: số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

Kết quả khảo sát về thủ tục vay vốn cho thấy số hộ đánh giá mức độ phức tạp của hồ sơ, thủ tục vay vốn là khá cao (chiếm 65,3% số khách hàng) với 52,04%

khách hàng đánh giá thủ tục vay vốn phức tạp và 13,26% khách hàng đánh giá thủ tục rất phức tạp. Qua phỏng vấn các hộ vay vốn thì phần lớn mức độ phức tạp của hồ sơ vay vốn đó là việc chứng minh đối tượng vay vốn (để xác định đối tượng thì phải qua nhiều xác nhận, cam kết).

Bảng 3.14: Đánh giá nhu cầu vay tăng thêm từ chương trình tín dụng chính sách

TT Số tiền cần vay tăng Số lượng (hộ) Tỷ lệ chiếm trong tổng số (%)

1 10.000.000 5 5,1 2 20.000.000 10 10,2 3 30.000.000 8 8,16 4 40.000.000 18 18,36 5 50.000.000 9 9,18 6 60.000.000 10 10,2 7 70.000.000 5 5,1 8 80.000.000 33 33,67 Tổng cộng 98 100

(Nguồn: số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

Số tiền cần vay tăng thêm từ 10.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Kết quả phỏng vấn khách hàng trên cho thấy 100% hộ dân được hỏi đều có ý kiến muốn vay tăng thêm, nhu cầu này của hộ dân là hoàn toàn phù hợp do nhu cầu sử dụng vốn tương đối lớn với các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của hộ gia đình

Bảng 3.15: Ý kiến của khách hàng về mức lãi suất đang áp dụng TT Mức lãi suất Số lượng (hộ) Tỷ lệ chiếm trong tổng

số (%)

1 Cao 67 68,36

2 Bình thường 26 26,53

3 Thấp 5 5,1

Tổng số 98 100

Biểu đồ 3.3: Ý kiến của khách hàng về mức lãi suất đang áp dụng

( Nguồn: số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

Số liệu thống kê trên cho thấy đa số các hộ đánh giá về lãi suất hiện tại đang áp dụng là khá cao, chiếm 68% tổng số hộ được hỏi, số hộ đánh giá lãi suất áp dụng hiện hành là thấp chiếm tỷ lệ ít chiếm 6%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)