Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 68 - 69)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Hiệu quả xã hội

Để đánh giá hiệu quả xã hội của hoạt động tín dụng chính sách được thể hiện qua tôn chỉ hoạt động của ngân hàng về xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Cụ thể, hiệu quả xã hội được đo lường bằng các tiêu chí về sự cải thiện đời sống vật chất lẫn tinh thần của người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Trong giai đoạn 2014 - 2016 thực hiện chủ trương của nhà nước và tôn chỉ hoạt động của Ngân hàng, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Bể đã thực hiện tốt việc cho vay vốn đảm bảo an sinh xã hội như sau:

Bảng 3.9: Số lượng hộ tiếp cận vốn vay

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Hộ đang sử dụng vốn 7.096 7.178 6.893

Hộ gia đình được vay vốn mới 1.958 3.751 2.811

Hộ nghèo 482 1.104 1.105

Hộ cận nghèo 177 388 372

Hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động 114 41 130 Hộ gia đình có con em đang theo học tại các trường

chuyên nghiệp 61 60 35

Hộ gia đình xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh 208 883 330 Hộ có nhu cầu sản xuất kinh doanh 839 640 719

Hộ mới thoát nghèo 27 65 58

Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 50 570 62

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2014,2015,2016 NHCSXH huyện Ba Bể

Qua kiểm tra của NHCSXH và các tổ chức Chính trị - xã hội làm ủy thác, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, đại đa số các hộ vay vốn chương trình hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đều sử dụng vào mục đích để chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả, mua giống, phân bón, kinh doanh dịch vụ. Hàng năm nguồn vốn vay NHCSXH đã góp phần làm tăng tổng số lượng đàn trâu bò của huyện, mở rộng diện tích đất trồng rừng của hộ gia đình, tăng số lượng các dịch vụ kinh doanh buôn bán nhỏ... vật tư đảm bảo của các hộ vay vốn ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ.

Các hộ có nhu cầu vay vốn cho con em đi học chuyên nghiệp, đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài đều được đáp ứng nguồn vốn cho vay, chương trình đã góp phần tạo điều kiện cho các hộ gia đình khó khăn về kinh tế có điều kiện cho con em đi học, nâng cao kiến thức, đi xuất khẩu lao động các thị trường ngoài nước nâng cao tay nghề và tạo được nguồn thu ngoài nước ổn định góp phần vào công cuộc giảm nghèo bền vững.

Ngoài ra, chương trình cho vay xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã đáp ứng cho rất nhiều gia đình chưa có nguồn nước sạch, chưa có công trình vệ sinh đủ điều kiện tiêu chuẩn có điều kiện xây dựng, cải thiện nhu cầu sống.

Từ nguồn vốn vay NHCSXH, phong trào phát triển sản xuất của hộ gia đình không ngừng lan rộng, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có thu nhập khá, thoát nghèo như mô hình nuôi trâu, bò sinh sản hộ Đồng Văn Chiêm, Nông Văn Bắc thôn Bản Cám xã Nam Mẫu, hộ Lý Nguyên Bảo thôn Tẩn Lùng xã Đồng Phúc, hộ Đàm Thị Tuyết thôn Dài Khao xã Cao Trĩ...mô hình trồng rừng như hộ Trương Thị Trưng, Lê Văn Hùng thôn Bản Chù xã Chu Hương, mô hình nuôi gà, ao cá hộ Bùi Văn Thiều thôn thôn Khuổi Coóng xã Chu Hương, mô hình miến dong hộ Triệu Thị Tá thôn Nà Viễn xã Yến Dương...

Nguồn vốn cho vay đã góp phần chung với các chỉ tiêu của toàn huyện, tạo nhiều việc làm mới cho xã hội, góp phần nâng cao nhận thức của người dân tiếp tục góp phần vào việc thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)