Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 52)

5. Bố cục của luận văn

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp phân tích thông tin được sử dụng để phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng tại ngân hàng, đánh giá mức độ đạt được hiệu quả trong quá trình tổ chức công tác tín dụng ngân hàng. Có rất nhiều phương pháp phân tích nhưng trong luận văn tác giả sử dụng các phương pháp:

+ Phương pháp thống kê mô tả: từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ

thống bảng biểu để phân tích, mô tả sự biến động và xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội, từ đó rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng. Ở phương pháp này tác giả tập trung vào khai thác, đánh

giá, phân tích số liệu về tình hình tín dụng tại ngân hàng và hiệu quảcủa tín dụng chính sách. Qua đó, sẽ đưa ra được các giải pháp phù hợp với yêu cầu thực tế tại đơn vị.

+ Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng

trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân. Đối với hiệu quả của tín dụng chính sách thì sự so sánh này được thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu theo từng năm cụ thể, có được như mục tiêu của ngân hàng không. Về mặt số lượng so sánh theo từng năm tăng lên hay giảm xuống, ảnh hưởng đến sự phát triển chung như thế nào.

Bên cạnh đó, phương pháp so sánh được tác giả sử dụng xuyên suốt trong luận văn khi đề cập đến tình hình huy động vốn của ngân hàng chính sách xã hội huyện Ba Bể, sự biến động trong kỳ nghiên cứu. Tình hình dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu được tác giả sử dụng phương pháp so sánh để có góc nhìn về sự thay đổi của từng chỉ tiêu trong kỳ nghiên cứu, theo năm nghiên cứu...

Chương 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN BA BỂ 3.1. Khái quát về NHCSXH Ba Bể

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Ba Bể

Ba Bể là huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, cách tỉnh lỵ 60Km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 68.412 ha, chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm trên 80%, đất nông nghiệp 10%; địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối, núi nên giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, nhất là đi các thôn bản vùng cao. Huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 01 Thị trấn với 206 thôn bản; huyện có 12 xã/16 xã, thị trấn thuộc xã đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 11.101 hộ với dân số trên 47 nghìn người, trong đó có tới 94,6% số hộ và 95% số khẩu là người dân tộc thiểu số; số hộ nghèo là 2.948 hộ, với 12.427 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo 26,55%; số hộ cận nghèo là 1.765 hộ, với 7.810 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 15,89% hộ trên địa bàn. Thành phần dân tộc chính là: Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng, Hoa và một số dân tộc khác. Là một trong 64 huyện nghèo của cả nước thuộc diện đầu tư theo chương trình Nghị Quyết 30a của Chính phủ.

3.1.2. Quá trình hình thành và phát trển Ngân hàng chính sách xã hội huyện Ba Bể Ba Bể

Ngân hàng chính sách xã hội xã hội huyện Ba Bể trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn, nằm trong hộ thống, bộ máy của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội xã hội huyện Ba Bể được thành lập và chính thức khai trương đi vào hoạt động vào ngày 23 tháng 7 năm 2003, có Trụ sở tại địa chỉ Tiểu khu 5, thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng chính sách xã hội xã hội huyện Ba Bể cũng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng chính sách xã hội xã hội tỉnh Bắc Kạn.

Phạm vi lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội xã hội huyện Ba Bể bao gồm:

- Huy động vốn.

- Cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

- Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ dành cho chương trình tín dụng xoá đói giảm nghèo và các chương trình khác.

- Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay theo các chương trình dự án.

-Từ chức năng, nhiệm vụ được giao cho thấy, NHCSXH là ngân hàng đặc thù của Chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, có nhiều điểm khác biệt so với các Ngân hàng thương mại.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức

- Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Bể có tổng số 15 cán bộ. Ban giám đốc 02 người, Tổ kế hoạch - nghiệp vụ tín dụng 06 người, Tổ kế toán - ngân qũy 05 người và 02 lao động hợp đồng làm bảo vệ.

- Về trụ sở làm việc có 01 trụ sở được xây dựng mới năm 2010; điểm giao dịch xã có 16 điểm giao dịch/16 xã, thị trấn.

- Về phương tiện làm việc đã được NHCSXH Việt Nam và NHCSXH tỉnh trang bị đầy đủ như: ôtô, máy vi tính, máy phát điện ...

- Các chức danh lãnh đạo điều hành đã cơ bản được bổ nhiệm đầy đủ. Với đội ngũ cán bộ hiện có Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Bể đã đáp ứng được yêu cầu công tác điều hành và triển khai các hoạt động theo tinh thần Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội.

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Bể

Nguồn: Quyết định số 209/QĐ-HĐQT, ngày 10/5/2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH

về việc thành lập NHCSXH huyện Ba Bể

Ban giám đốc

Tổ kế hoạch - nghiệp vụ tín dụng

Tổ kế toán - ngân qũy

Vị trí, chức năng, quyền hạn của Ban Giám đốc, các Tổ công tác

Ban Giám đốc:

Giám đốc Chi nhánh phụ trách chung hoạt động tại đơn vị, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện công việc của các Phó Giám đốc và việc phối hợp thực hiện giữa các Phó Giám đốc về các nhiệm vụ được giao.

Ban Giám đốc thường xuyên thông tin đến các Tổ trưởng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cơ chế, chính sách và định hướng hoạt động của ngành. Giám đốc chịu trách nhiệm cuối cùng về các quyết định giải quyết công việc. Giám đốc có thể trực tiếp điều hành đến các phòng và đến cán bộ trong phạm vi nhiệm vụ đã phân công cho Phó Giám đốc phụ trách. Theo yêu cầu điều hành, khi xét thấy cần thiết có thể điều chỉnh sự phân công giữa các Phó Giám đốc.

Tổ Kế hoạch Nghiệp vụ Tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội xã hội huyện: - Xây dựng kế hoạch tín dụng tháng, quý, năm đối với các chương trình cho vay. - Trực tiếp và phối hợp với các tổ chính trị xã hội triển khai quy trình thành lập các tổ vay vốn, quy trình cho vay, thủ tục vay vốn đối với các chương trình cho vay của NHCSXH.

- Hướng dẫn các Tổ Tiết kiệm và vay vốn phương pháp quản lý, kiểm tra sử dụng vốn vay của các hộ, ghi chép sổ sách trong quá trình hoạt động của Tổ.

- Trực tiếp thực hiện các chương trình cho vay của NHCSXH và các dự án thuộc các nguồn vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư của chính phủ, của các tổ chức, cá nhân trong nước.

- Thực hiện việc phối hợp kiểm tra hoạt động tín dụng tại các xã, phường, theo mục tiêu chế độ quy định.

- Thường xuyên phân loại dư nợ đang theo dõi, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân, có biện pháp xử lý, khắc phục và thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục theo sự chỉ đạo của Giám đốc.

- Thực hiện chế độ báo cáo thông kê, thông tin tín dụng và kiểm tra chuyên đề theo quy định.

 Tổ Kế toán Ngân quỹ tại Ngân hàng chính sách xã hội xã hội huyện:

- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, thanh toán và ngân quỹ đối với các hoạt động tại Phòng giao dịch và các nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ giữa Phòng giao dịch và Chi nhánh tỉnh.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền nội mạng về Chi nhánh tỉnh. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ tiền mặt.

- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

- Tổng hợp, xây dựng các chỉ tiêu KHTC của Đơn vị; theo dõi, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương.

- Thực hiện công tác quản lý vốn và tài sản, quản lý và sử dụng công cụ lao động theo quy định của NHCSXH.

- Tổ chức quản lý thiết bị, phần mềm, mạng, cơ sở dữ liệu tại phòng giao dịch. Tổ chức vận hành thông suốt hệ thống thông tin, xử lý nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán, điện báo, thông kê....

- Xử lý tổng hợp, cung cấp thông tin và lưu trữ thông tin đảm bảo kịp thời, chính xác, an toàn, bí mật.

Sơ đồ 3.2: Tổ chức, mạng lưới của NHCSXH huyện

Nguồn: Quyết định số 209/QĐ-HĐQT, ngày 10/5/2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH

về việc thành lập NHCSXH huyện Ba Bể

Người vay Người vay Người vay

Người vay

ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

(Ban giảm nghèo, Tổ chức Hội Đoàn thể, Trưởng

thôn)

TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN PHÒNG GIAO DỊCH CẤP HUYỆN

BAN ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

3.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng

- NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.

- NHCSXH được thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.

- NHCSXH là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh.

3.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách huyện Ba Bể

3.2.1. Hiệu quả kinh tế

3.2.1.1. Hiệu quả tăng trưởng tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách huyện Ba Bể

- Tăng trưởng tín dụng chính sách theo các chương trình tín dụng

Đối với hoạt động của NHCSXH hoạt động chủ yếu là cho vay theo các chương trình tín dụng theo quy định

Bảng 3.1: Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo các chương trình tín dụng Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng Tổng dư nợ tín dụng 189.893 100,00 219.776 100,00 236.216 100,00 Dư nợ Hộ nghèo 86.496 45,55 88.751 40,38 92.704 39,25 Dư nợ Học sinh sinh

viên 10.053 5,29 7.532 3,43 4.981 2,11

Dư nợ vốn GQVL 5.225 2,75 4.929 2,24 4.848 2,05 Dư nợ XKLĐ 13.587 7,16 14.038 6,39 11.868 5,02 Dư nợ cho vay hộ

nghèo về nhà ở theo QĐ 167

2.598 1,37 2.396 1,09 2.262 0,96

Dư nợ cho vay hộ

SXKD VKK 59.177 31,16 60.318 27,45 62.298 26,37 Dư nợ Hộ đồng bào

DTTS đặc biệt khó khăn 2.187 1,15 4.873 2,22 6.069 2,57 Cho vay thương nhân

hoạt động thương mại tại vùng khó khăn

896 0,47 300 0,14 550 0,23

Dư nợ cho vay hộ cận

nghèo 7.225 3,80 20.143 9,17 30.842 13,06

Dư nợ cho vay NS

&VSMT NT 2.399 1,26 12.397 5,64 14.397 6,09 Dư nợ cho vay hộ mới

thoát nghèo 50 0,03 1.595 0,73 2.159 0,91

Dư nợ cho vay hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo theo Quyết định 755/QĐ-TTg

0 0,00 2.505 1,14 3.238 1,37

Do đặc thù của NHCSXH Huyện Ba Bể là hoạt động tại một huyện miền núi, kinh tế đặc biệt khó khăn nên dư nợ tín dụng chủ yếu là Dư nợ Hộ nghèo và Dư nợ cho vay hộ SXKD vùng khó khăn, Dư nợ cho vay hộ cận nghèo và dự nợ học sinh sinh viên chiếm tỷ trọng nhỏ, còn lại là các chương trình tín dụng khác. Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ tín dụng các chương trình qua các năm có sự thay đổi đáng kể như:

Đối với cho vay Dư nợ hộ nghèo năm 2014 là 86.496 triệu tương ứng tỷ trọng 45,55%, năm 2015 Dư nợ cho vay hộ nghèo 88.751 triệu tương ứng tỷ trọng 40,38, năm 2016 Dư nợ cho vay hộ nghèo 92.704 triệu tương ứng tỷ trọng 39,25

Đối với Dư nợ cho vay hộ cận nghèo năm 2014 là 7.225 triệu tương ứng tỷ trọng 3,8%, năm 2015 Dư nợ cho vay hộ nghèo 12.397 triệu tương ứng tỷ trọng 5,64%, năm 2016 Dư nợ cho vay hộ nghèo 14.397 triệu tương ứng tỷ trọng 6,09%.

Đối với Dư nợ hộ mới thoát nghèo năm 2014 là 50 triệu tương ứng tỷ trọng 0,03%, năm 2015 Dư nợ hộ mới thoát nghèo 1.595 triệu tương ứng tỷ trọng 0,73%, năm 2016 Dư nợ hộ mới thoát nghèo 2.159 triệu tương ứng tỷ trọng 0,91%.

Qua số liệu trên ta thấy, mặc dù Dư nợ cho vay hộ nghèo tăng qua các năm tuy nhiên tỷ trọng trên tổng dư nợ có xu hướng giảm trong khi đó Dư nợ cho vay hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo đều tăng. Điều này chứng tỏ sự thành công trong các chương trình của nhà nước nói chung và chương trình tín dụng của NHCSXH nói riêng góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bản huyện, phần nâng cao cuộc sống của người dân.

Năm 2014

Dư nợ Hộ nghèo Dư nợ Học sinh sinh viên D­ư nợ vốn GQVL Dư nợ XKLĐ

Dư nợ cho vay hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167

Dư nợ cho vay hộ SXKD VKK Dư nợ Hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn

Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn Dư nợ cho vay hộ cận nghèo Dư nợ cho vay NS&VSMT NT Dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo Dư nợ cho vay hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo theo Quyết định 755/QĐ­TTg

Năm 2015 Dư nợ Hộ nghèo

Dư nợ Học sinh sinh viên D­ư nợ vốn GQVL Dư nợ XKLĐ

Dư nợ cho vay hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167 Dư nợ cho vay hộ SXKD VKK Dư nợ Hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn Cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn

Dư nợ cho vay hộ cận nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 52)