5. Bố cục của luận văn
1.4.1. Về hiệu quả đối với ngân hàng
1.4.1.1. Tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách
Tăng trưởng dư nợ tín dụng được sử dụng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm, từ đó đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng
Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại, ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả
1.4.1.2. An toàn vốn, giảm thiểu rủi ro
Cấp tín dụng cho đối tượng chính sách là các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác khiến cho ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro xuất phát từ vấn đề năng lực tài chính và sử dụng vốn của người vay thấp, mức độ thông tin kém, tài sản bảo đảm không có hoặc có giá trị thấp, thiếu thanh khoản… Do vậy, rủi ro tín dụng cho các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực này tiềm ẩn ở mức cao, buộc ngân hàng phải thường xuyên kiểm soát và xử lý rủi ro phù hợp với các ràng buộc về tôn chỉ hoạt động, chỉ đạo của Chính phủ (nếu có), nguồn vốn, lợi nhuận hoạt động.
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn
x 100% Tổng dư nợ
1.4.1.3. Khả năng huy động vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng
Để có thể đáp ứng được nhu cầu tín dụng của đối tượng chính sách, NHCSXH phải huy động được nguồn vốn từ nhiều chủ thể kinh tế, từ các cá nhân, doanh nghiệp cho tới ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng… trong phạm vi trong nước lẫn ngoài nước. Chỉ tiêu nguồn vốn huy động trên tín dụng đo lường khả năng huy động vốn của ngân hàng trước khi cần đến sự hỗ trợ của Chính phủ, phản ánh khả năng độc lập của ngân hàng trong việc tìm kiếm nguồn vốn.
Tỷ lệ nguồn vốn huy
động so nhu cầu =
Nguồn vốn huy động
x 100% Tổng dư nợ
1.4.1.4. Lợi nhuận (thua lỗ) từ hoạt động tín dụng chính sách
Mặc dù hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hướng tới phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác với mức chi phí lãi vay thấp nhất, lợi nhuận vẫn là một tiêu chí cần được xem xét một cách thận trọng. Điều này là vì nếu ngân hàng liên tục để thua lỗ, Chính phủ không thể tiếp tục bù lỗ cho hoạt động của ngân hàng và trong dài hạn, ngân hàng sẽ không còn thực hiện được mục đích của mình là cấp vốn cho khách hàng là người nghèo và các đối tượng chính sách khác nữa. Tính bền vững của hoạt động tín dụng chính sách phụ thuộc khá nhiều vào khả năng đạt được mức lợi nhuận vừa phải trong dài hạn của ngân hàng.