Về hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 36 - 38)

5. Bố cục của luận văn

1.4.2. Về hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội của hoạt động tín dụng chính sách được thể hiện qua tôn chỉ hoạt động của ngân hàng về xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Cụ thể, hiệu quả xã hội được đo lường bằng các tiêu chí về sự cải thiện đời sống vật chất lẫn tinh thần của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

1.4.2.1. Số lượng/tỷ lệ hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận được vốn vay

Tiêu chí này đo lường tỷ lệ hộ nghèo giải quyết được sự thiếu hụt về vốn thông qua việc tiếp cận được với tín dụng ngân hàng. Đây là một yếu tố quan trọng vì nó có thể là khởi điểm cho công cuộc vươn lên trong cuộc sống, tiến đến thoát nghèo

nhờ giải quyết được một yếu tổ của nghèo là nghèo về vốn tài chính. Ở một khía cạnh nhìn nhận khác từ góc độ ngân hàng, nó phản ánh phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của ngân hàng cấp tín dụng chính sách.

1.4.2.2. Số lượng/tỷ lệ hộ thoát nghèo

Tiêu chí này phản ánh số hộ thoát nghèo nhờ vào vay vốn ngân hàng trong tổng số hộ là khách hàng của ngân hàng. Nó phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động tín dụng chính sách là giúp cho các hộ vay vốn vượt qua được những khó khăn bước đầu để tiến tới nâng cao, ổn định thu nhập. Thực vậy, nhờ có vốn vay mà các hộ nghèo có thể nâng cao được điều kiện lao động, năng suất lao động để tạo ra mức thu nhập cao hơn, ổn định hơn và rộng hơn là giải quyết được những khó khăn khác bủa vây họ như thiếu y tế, giáo dục, văn hóa tinh thần…

1.4.2.3. Số lượng/tỷ lệ hộ có được việc làm

Trong các sản phẩm tín dụng cấp cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, ngân hàng có hướng tới cho vay để khách hàng có vốn sản xuất kinh doanh hoặc đáp ứng các nhu cầu cần thiết để được tham gia lao động tại các tổ chức trong và ngoài nước. Giải quyết được vấn đề thất nghiệp không chỉ giúp người nghèo có thu nhập cao hơn, ổn định hơn mà còn giải quyết được những vấn nạn xã hội khác do thất nghiệp tạo ra. Trên bình diện toàn xã hội, của cải được tạo ra sẽ nhiều hơn do lực lượng lao động đông đảo hơn.

1.4.2.4. Số lượng/tỷ lệ hộ có thành viên được đi học

Tiêu chí này cho biết có bao nhiêu học sinh sinh viên là con em của những hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn để đi học hoặc nhờ có tín dụng chính sách mà gia đình có thu nhập để chi trả cho học phí của con em mình. Trong dài hạn, việc nâng cao hiểu biết của con em các hộ gia đình này sẽ giúp cho những thế hệ sau có cơ hội tìm được việc làm và có thu nhập để giúp bản thân và gia đình thoát khỏi tình trạng khó khăn, trả được nợ vay ngân hàng.

1.4.2.5. Số lượng/tỷ lệ hộ tiếp cận được các nhu cầu sinh hoạt cơ bản như nhà ở, y tế, nước sạch và vệ sinh môi trường

Tiếp cận được các nhu cầu và dịch vụ cơ bản có vai trò thiết yếu trong việc tránh bệnh tật, duy trì và nâng cao sức khỏe cho người nghèo, từ đó giúp họ có nền

tảng vươn lên thoát nghèo. Rõ ràng, việc có nhà ở ổn định, được khám chữa bệnh, được sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh là một trong các tiêu chí để đánh giá hộ gia đình có phải là hộ nghèo chưa cũng như quay trở lại tác động tới công cuộc thoát nghèo của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)