Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 51 - 52)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Để có luận cứ khi phân tích trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận văn đã sử dụng cả số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp được thực hiện như sau:

2.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới hiệu quả, chất lượng tín dụng. Thu thập từ Internet có được các thông tin về hiệu quả, chất lượng tín dụng của một số NHCSXH khác trong cả nước và những tư liệu liên quan đến đề tài. Việc thu thập số liệu tổng thể nói chung và số liệu liên quan đến quá trình tổ chức các hoạt động, hiệu quả tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội huyện Ba Bể được thực hiện thông qua các báo cáo của Tổ kế hoạch nghiệp vụ tín dụng và Ban giám đốc ngân hàng. Hệ thống số liệu được thu thập bằng cách đọc, sao chép hoặc trích dẫn từ các báo cáo số liệu, báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của ngân hàng chính sách xã hội huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn để làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá về thực trạng tín dụng tại đơn vị.

2.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Các tài liệu cần thu thập là các ý kiến về các vấn đề liên quan đến nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong ngân hàng. Thông qua kiểm tra giám sát chấm điểm hoạt động Tổ TK&VV, đối chiếu phân tích nợ vay đối tượng vay vốn, các ý kiến sẽ được tổng hợp vào trong các bảng biểu nhằm phân tích và đưa ra các kết luận về các vấn đề cần điều tra.

Đối tượng điều tra về hiệu quả tín dụng chính sách ở ngân hàng chính sách cần thiết phải được bám sát vào tình hình thực tế. Các đối tượng này bao gồm: Các Tổ

TK&VV: Các Tổ TK&VV sẽ cho ta biết được những nội dung mà ban giám đốc cho là cần thiết và phải được củng cố đổi mới trong những năm tiếp theo. Mục tiêu trong những năm sắp tới của ngân hàng là gì. Khi phỏng vấn, kiểm tra, giám sát, chấm điểm 100% số Tổ TK&VV thì ta sẽ có được cái nhìn tổng quát về định hướng sự phát triển của ngân hàng.

Đối tượng vay: Đối tượng vay luôn là những vấn đề trọng tâm về hiệu quả tín dụng chính sách. Qua phỏng vấn đối tượng vay ta sẽ thấy được nhu cầu mục đích sử dụng nguồn vốn của họ như thế nào? Họ có đủ điều kiện để đáp ứng được những nhu cầu đề ra hay không? Họ có mong muốn gì trong thời gian sắp tới. Đối tượng vay sử dụng nguồn vốn vay như thế nào? Thông qua đối chiếu, phân tích nợ sẽ giúp cho ta khái quát được trình độ hiện tại của họ, họ cần phải được đào tạo thêm về những kiến thức gì trong tương lai và cần phải đáp ứng những yêu cầu gì của họ như trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho công việc hay những kỹ năng xử lý trong công việc. Thông qua đối chiếu, phân tích 100% nợ vay ta có thể thấy được sự hài lòng của họ về thái độ phục vụ, chất lượng của các nội dung cho vay? Nội dung cho vay có mang lại hiệu quả thực sự cho đối tượng vay hay không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách huyện ba bể tỉnh bắc kạn (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)