Thiên tính nữ tiềm ẩn trong chân dung kẻ tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 54 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thiên tính nữ tiềm ẩn trong chân dung kẻ tội phạm

Khi viết về người phụ nữ, ngòi bút nhà văn trẻ Nguyễn Đình Tú đã đi sâu vào nội tâm nhân vật để nhìn nhận, khám phá bản chất nữ tính của họ. Ngay cả khi nhà văn đặt nhân vật vào vị trí bá chủ thế giới ngầm, thế giới

họ. Diệu là một minh chứng điển hình. Mười sáu tuổi, Diệu đã có những giây phút xao lòng trước những tình cảm mà Nhân dành cho cô. Đó là những rung cảm đầu đời của một người con gái mới lớn.Và những rung cảm đầu đời ấy là những phút giây đẹp, đầy ý nghĩa theo suốt tâm hồn cô ngay cả khi cô đã trở thành bá chủ thế giới giang hồ. Bản tính nữ khiến Diệu luôn bị ám ảnh bởi sự kiện kinh hoàng xảy đến trong cuộc đời cô sau lần vượt biên không thành, cô luôn tự thấy mình không còn xứng đáng với Nhân. Cô cũng sẵn sàng giúp đỡ một người bạn (Mỹ) khi thấy bạn gặp khó khăn mặc dù mình cũng chẳng hơn gì. Là phụ nữ, Diệu cũng như bao cô gái khác thích nhẹ nhàng, dịu dàng, thích được nghe những lời mật ngọt, thích được khen, được nịnh khéo… vì thế mà cô đã từng chết mê chết mệt với những lời lẽ có cánh của Hưng mã để rồi chính những lời lẽ có cánh kia đã đưa cô sa vào con đường tù tội. Diệu dễ dàng tha thứ cho cái kẻ “chẳng ra gì” sống bằng nghề trộm cắp hết lần này đến lần khác kể cả khi cô bị chính Hưng lợi dụng đẩy vào tù và bỏ rơi suốt khoảng thời gian hai năm trong trại. Bản chất nữ tính ở Diệu còn là yêu hết mình và khát khao có một mái ấm gia đình, mong Hưng có người thân và được người thân chấp nhận mình. Với Tùng hê rô, người chồng danh chính ngôn thuận, cô không chỉ dành cho Tùng tình yêu của một người vợ mà còn có sự cảm phục, mong ước được chia sẻ những khó khăn, nguy hiểm cùng chồng. Có những khi Diệu cũng thật sự yếu mềm, cái yếu mềm mang bản tính nữ. Diệu đau đớn, xót xa tưởng như không thể đứng dậy được khi chồng chết.

Đặc biệt khi Diệu trở thành bá chủ thế giới ngầm với cái tên Hương Ga, một nữ hoàng đen, một siêu giang hồ, ta vẫn thấy le lói đâu đó bản chất nữ tính trong con người chứa đầy tội ác này. Dù hành động nhanh gọn, quyết liệt, táo bạo, mưu mô thâm độc, kế sách vẹn toàn, quyền uy, có vòng trong, vòng ngoài bảo vệ thì thị cũng không tránh được cảm giác cô độc và những lúc ấy thị cũng ao ước, cũng khát khao như bất kì người phụ nào là có một đứa con để được chăm sóc, bồng bế và tâm sự buồn vui. Chia sẻ về

tác phẩm Phiên bản của mình, nhà văn từng nói “Cái ác không phân biệt đàn ông hay đàn bà nhan sắc hay không nhan sắc để mà trú ẩn nương náu tồn sinh và phát tác” [26]. Trong thời đại các giá trị thay đổi, thậm chí đã đổ vỡ, cái ác xâm nhập vào cuộc sống và ngự trị tâm hồn con người không kể họ là nam hay nữ. Nhưng cách mà nam hay nữ phạm tội dường như vẫn có những khác biệt nhất là ở người phụ nữ. Phải chăng, đó là “Tội ác mang khuôn mặt đàn bà”? Bởi đằng sau những việc ác mà họ gây ra, dù có lạnh lùng, quyết liệt thì vẫn ẩn chứa những nỗi niềm, suy nghĩ rất nữ tính. Chẳng hạn hành động trả Hồng sư tử cho Lân sói của Hương Ga, xét một cách tổng quát và quan sát từ bên ngoài thì quả thực là một hành động rất dã man, khiến bọn Lân sói và những đối thủ khác của thị cũng phải nể sợ. Nhưng đi sâu vào bản chất, người đọc lại thấy trong cái ác đó vẫn có lương tri của một con người vốn lương thiện, thương người, dù tay đã nhuốm chàm nhưng trong từng hoàn cảnh Hương Ga vẫn khôn ngoan tìm cách để đôi bàn tay ấy bạo nhưng không tàn, ác nhưng không độc. Thực ra cái xác đó không phải là Hồng “sư tử”. Thị chưa ác đến mức đi giết người vô lối như vậy. Thị xin Lân hai ngày là để có thời gian vào các nhà xác bệnh viện tìm mua một xác chết vô thừa nhận. Thị vẫn tìm một chỗ cho tâm hồn mình nương náu: “… thị thắp hương khấn vái, xin xỏ hẳn hoi. Sau đó thị còn cho người tìm ra manh mối gia đình của người chết, trả họ một khoản tiền lớn. Coi như thị đã sòng phẳng “mua” cái xác đó với một cái giá đủ để người nhà của họ phần nào đỡ đần cuộc sống, còn thị khỏi mang tiếng ác và không lấy đó làm điều phải ăn năn day dứt” [64, tr.328].

Có thể nói, bằng việc phát hiện và đưa những biểu hiện nữ tính vào khắc họa chân dung nhân vật nữ trong thế giới tội phạm của mình, Nguyễn Đình Tú đã thể hiện một góc nhìn riêng đậm tính nhân văn. Bạn đọc bắt gặp ở đó sự cảm thông và thấu hiểu của một người từng trải và am hiểu tâm lý tội phạm. Đọng lại trong tâm hồn độc giả vẫn là khát vọng muôn thuở của con người, được trở về với chính bản thể thuần lương trong trẻo của mình dù dòng đời có đẩy họ đến với vị trí của siêu nữ giang hồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)