Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 85)

7. Cấu trúc luận văn

3.2. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ nghệ thuật

Nếu nhà điêu khắc thường sử dụng các chất liệu hình khối để tạo sản phẩm, các nhạc sĩ chọn âm thanh và họa sỹ chọn màu sắc để xây dựng tác phẩm nghệ thuật của mình thì nhà văn sử dụng ngôn ngữ. Từ ngôn ngữ đời sống sinh hoạt các nhà văn nhào nặn, sử dụng theo ý đồ nghệ thuật riêng để tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật. Gorki đã viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ’. Ngôn ngữ nghệ thuật là một trong những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng để biểu hiện cuộc sống, soi chiếu trung thực những suy nghĩ và đời sống tinh thần của con người. Ở mỗi thời đại, ngôn ngữ “gắn với đặc trưng tư duy hình tượng của thời ấy, làhóa thạch” của đời sống tâm lý, xã hội một thời, là tấm gương phản chiếu gần xa ý thức thẩm mỹ, luân lý, chính trị thời ấy” [48, tr.152]. Trong những năm đổi mới, sự thay đổi tư duy nghệ thuật trong văn học dẫn tới sự thay đổi trong cách sử dụng ngôn ngữ của văn học thời kỳ này, nổi bật là ở thể loại tiểu thuyết. Với tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, chúng ta thấy nhà văn trẻ đã sử dụng ngôn ngữ miêu tả nhân vật sinh động và đa dạng phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, tâm sinh lí, giới tính… Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật mà nhà văn sử dụng để khắc họa hình tượng nhân vật nữ sẽ cho thấy những đóng góp của Nguyễn Đình Tú cho tiến trình phát triển của văn học đương đại. Trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, ngôn ngữ nhân vật nữ mang những đặc trưng riêng và được biểu hiện ở nhiều phương diện, trong đó nổi bật kiểu ngôn ngữ thông tục đời thường và ngôn ngữ mang màu sắc sex.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)