7. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Quyền năng của người phụ nữ trong thế giới ngầm
Trong thế giới ngầm của bọn tội phạm, có một thứ quyền lực đặc biệt, đó là "quyền lực cơ bắp, được thực thi chóng vánh, được củng cố bằng dao, kiếm, súng đạn và sự liều lĩnh”
là danh dự, là vai vế, là vị trí bá chủ, là quyền bính và quan trọng hơn là để tồn tại một khi đã bước chân vào thì khó có thể bước ra. Hương ga (Phiên bản) đã trở thành bá chủ, “siêu giang hồ”, “Tử thần hoa cải”, “nữ chúa cờ bạc”, hay “đệ nhất giang hồ” và thâu tóm mọi quyền năng về mình trong thế giới ấy.
Quyền năng của Hương Ga không tự nhiên có mà đó là cả một quá trình rèn luyện, ép mình. Trước hết là sự ép mình để không bị nỗi sợ hãi khuất phục:
“Nếu không bước qua sự sợ hãi thì làm sao ta có thể trở thành nữ hoàng của cái đế chế giang hồ đầy rẫy những hận thù và chết chóc này?” [64, tr.7]. Khi đã khống chế được nỗi sợ hãi, ép sâu nó vào bên trong và bọc kín nó trong trái tim băng giá thì nữ hoàng đen của thế giới ngầm xuất hiện với quyền năng vô biên. Quyền năng ấy được hiện lên qua hàng loạt những mưu mô, toan tính và những hành động đáng sợ để bảo tồn sinh mạng và thể hiện uy lực của mình. Trước hết là kế hoạch cướp tù được mưu tính hoàn hảo, liều lĩnh: “Trước hết thị tìm cách gửi cho Tùng quả lựu đạn hơi cay. Việc này không khó lắm vì nhà tù là nơi để nhốt con người, có thể một con kiến chui không lọt nhưng lại có rất nhiều khe hở để có thể tuồn mọi thứ vào… Và vụ cướp tù mà thị ra tay lần này cũng là một bất ngờ lớn, đủ sức gây cho thế giới trại giam phải bàng hoàng sửng sốt” [64, tr.26].
Quyền năng của nữ hoàng đen được miêu tả đầy ấn tượng qua những hành động dằn mặt, giết người dã man. Sau vụ sòng 21, những sòng có ý chậm hồ “Thị trực tiếp mang dao đi dằn mặt. Vũ khí mà thị thường mang theo bên mình là con dao bầu chọc tiết lợn sáng loáng. Hình ảnh của thị cùng con dao bầu đã trở thành biểu tượng của một nữ quái máu lạnh có một không hai trong giới giang hồ thành phố Ngã ba sông” [64, tr.11]. Điển hình là hành động dằn mặt đáng sợ của thị ở sòng bài số 15, thị xử lí thằng chủ sòng bằng một hành động hết sức rùng rợn, đủ để làm rung động cả hai chục sòng bài còn lại. “Mấy thằng đệ tử ghì thằng chủ sòng xuống, thị cầm ngón trỏ trái của hắn đặt lên bàn và con dao bầu của thị vung lên. Ngón tay trỏ văng ra đất trước những khuôn mặt xám ngắt của đám bảo vệ sòng. Thị nhặt ngón tay còn đang rỉ máu và co giật liên hồi đó lên, đặt vào trong chiếc đĩa vẫn dùng để chơi xóc đĩa”
[64, tr. 31]. Sau hành động dã man ấy là lời tuyên bố cũng đầy quyền uy, thứ quyền uy được tạo ra từ sức mạnh của một tâm hồn máu lạnh: “Chậm hồ không có lý do thực chất là chống lại tao. Tao chặt của mày một ngón tay trỏ để mày đừng nghĩ đến chuyện phản thùng, đổi chủ” [64, tr.31]. Với vốn hiểu biết sâu rộng về thế giới tội phạm của một nhà văn từng học ngành Luật và hiện lại đang công tác trong quân đội, nhà văn Nguyễn Đình Tú nắm bắt một cách toàn diện mọi biểu hiện của những tay anh chị trong giới giang hồ. Bên cạnh những hành động dằn mặt tàn bạo đến đáng sợ nhà văn còn phơi bày những mưu cao, kế độc của một cái đầu tỉnh táo, khôn ngoan, lọc lõi của một người đàn bà đã phải trải qua mọi nỗi đau khổ ê chề để bây giờ trở thành kẻ đứng đầu của bọn tội phạm. Đó là âm mưu khi thị trả Hồng “sư tử” lại cho Lân sói vừa khiến đối phương phải dè trừng, né tránh vừa tạo được thanh thế trong giới giang hồ của thị: “Hai ngày sau, thị cho người chở một chiếc quan tài sang giao cho Lân “sói” với lời nhắn: “Anh cần em trả người. Từ nay chúng không nợ nần gì nhau nữa”. Lân cùng đàn em đến mở quan tài ra: “Cả bọn sững sờ trước một cái xác là nữ giới nhưng không thể nào nhận ra được là ai vì mặt đã bị đổ a xít biến dạng. Trước ngực xác chết có tấm vải màu hồng thêu dòng chữ: Hồng sư tử. Lân vội tổ chức cho chôn cất, từ ấy trong lòng có ý ghê sợ thị, không còn ý định “đòi gái” để phá thị nữa” [64, tr.32]. Sau hành động này, không chỉ Lân “sói” mà cả những đối thủ khác không dám coi thường thị bởi ai dám ngờ rằng một người đàn bà lại có thể ra tay lạnh lùng, tàn bạo đến như vây. Thị làm việc ác nhẹ nhàng, mau lẹ, dứt khoát với thái độ bình thản đến lạnh lùng.
Cao tay hơn có lẽ là âm mưu của Hương “ga” để hạ bệ băng nhóm của Cộc “ba tai” với sự giúp sức của quân sư được coi như Gia Cát Lượng Tân. Tân bày cho thị cách hạ Cộc không phải bằng đao kiếm cũng không phải đổ máu mà dựa vào chính quyền, dùng công lí để hạ Cộc. Thị nghe lời Tân, giúp cha cậu bé bị Vĩnh “con”- đệ tử của Cộc giết, đi kêu oan khắp nơi và đúng như dự đoán, băng nhóm của Cộc bị chính quyền triệt hạ và giang hồ trở về thế độc
tôn mà thị là người đứng đầu đầy quyền uy, các phe cánh trong giới giang hồ đều quy phục.
Qua nhân vật Hương ga trong Phiên bản người đọc được biết đến một thế giới chỉ có kẻ mạnh mới tồn tại. Để mạnh, họ phải củng cố quyền lực bằng mọi cách. Điều đó khiến cho những ai đã bước chân vào thế giới ngầm không thể không ác, không thể không phạm tội. Ở cái thế giới đó dường như không có chỗ tồn tại của thiên tính nữ. Ta thấy sự gồng mình của nhân vật khi phải đối diện với nỗi đời cơ cực. Từ khi còn là một cô bé lương thiện, cô gái ấy đã phải gánh trên vai mình nhiều trọng trách thay cho cha mẹ mất sớm, anh trai tù tội:
“Em phải là chỗ dựa cho bà chứ? Em phải cứng rắn lên chứ. Em phải quên đi mình là con gái chứ. Em phải hội tụ trong mình đầy đủ tính cách của bố, của mẹ, của anh trai em để có thể lo được cho bà lúc tuổi già chứ” [64, tr.33]. Và những phũ phàng của cái ngày vượt biên kinh hoàng ấy như một ám ảnh khôn nguôi: “Cái đau này lần đầu tiên em nếm trải. Không phải đòn roi của cha mẹ, không phải đòn thù của người đời, không phải đòn phản trắc của bạn bè, không phải đòn hoạn nạn của số kiếp, không phải đòn bội tín của tình yêu… Mà sao đau đớn lắm. Một cực hình mà số kiếp bắt em phải chịu đựng” [64, tr.106]. Ngay cả khi đã gia nhập vào thế giới của tội phạm, Diệu vẫn bị ám ảnh bởi căn phòng hạnh phúc của vợ chồng Diệu luôn đẫm mùi máu sau mỗi cuộc đi đêm về của Tùng Hê rô.
Khắc họa hình ảnh người phụ nữ quyền năng trong thế giới tội phạm Nguyễn Đình Tú không khỏi trăn trở làm thế nào để giúp họ quay trở về với bản chất lương thiện vốn có, sẵn sàng từ bỏ sức mạnh của quyền năng. Hình ảnh người bà khép lại tác phẩm Phiên bản như một cứu rỗi để linh hồn lầm lỗi đang phiêu dạt có thể tìm về với miền kí ức trong trẻo đầu tiên của kiếp người: “Tóc bà bạc phơ, răng bà rụng hết rồi, lưng bà còng gập xuống, đôi chân bà vẫn bước trên những con đường chật hẹp,.... Lưng bà vẫn cõng phiến đá chịu nạn vô hình nặng nề. Bà vẫn ngày ngày sống trên đất nghịch với ánh mắt thanh thản và nụ cười an nhiên” [64, tr.69]. Chỉ khi bắt gặp hình ảnh đó, linh hồn lạc loài mới trở về đúng bản thể của chính mình.