Đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 33 - 41)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú

1.3.2.1. Vài nét về tiểu sử, con người, sự nghiệp sáng tác

Nguyễn Đình Tú người con của miền đất Kiến An, Hải Phòng, sinh ngày 7 tháng 7 năm 1974, tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội năm 1996 và tu nghiệp sĩ quan tại trường Quân chính Quân khu 3 năm 1997. Từ năm 1997 đến năm 2001 Nguyễn Đình Tú công tác tại Viện Kiểm sát quân sự Quân khu 3. Từ năm 2001 anh về công tác tại Ban Văn- Tạp chí Văn nghệ quân đội. Hiện tác giả đang giữ các chức vụ: Phó ban Nhà văn trẻ - Hội Nhà văn; Phó chi hội trưởng chi hội Nhà văn Quân đội và Trưởng ban Văn xuôi - Tạp chí Văn nghệ quân đội.

Cùng thời với thế hệ các nhà văn trẻ 7X, 8X như Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Vĩnh Tiến, Đỗ Hoàng Diệu… cách đây mười năm Nguyễn Đình Tú đã được biết đến từ chuyên mục “Tác phẩm tuổi xanh” trên báo Tiền phong. Nguyễn Đình Tú đến với nghề viết văn như một duyên nợ. Học ngành Luật và công tác trong ngành luật nhiều năm nhưng cuối cùng lại chọn theo nghiệp văn chương. Anh từng tâm sự “Không thể nói là tôi không yêu ngành luật cũng không thể nói là ngành văn kiếm nhiều tiền hơn ngành luật. Thôi thì đổ cho số phận vậy. Rằng kiếp này, tôi phải viết văn chứ không dừng lại ở việc “cáo trạng” hay “luận tội” người khác. Và tôi chấp nhận sự lựa chọn của số phận, tức là chấp nhận từ một tay “sĩ quan quân Pháp” chuyển sang làm một tay “sĩ quan nhà văn”. [60].

Có thể nói anh là cây bút viết khá đều tay ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Cho đến nay, gia tài văn chương của Nguyễn Đình Tú ngoài các

tập truyện ngắn khá nổi tiếng đã xuất bản như: Bên bờ những dòng chảy

(2001), Không thể nào khác được (2002), Nỗi ám ảnh khôn nguôi (2003), Điệu Mambo hư ảo (2006) là hàng loạt tiểu thuyết sáng tác trong hơn 10 năm: Hồ sơ một tử tù (2002) - tác phẩm đã được chuyển thể thành phim truyền hình dài tập có tựa đề Lời sám hối muộn màng trong seri phim Cảnh sát hình sự phát sóng trên VTV1 năm 2006, Bên dòng Sầu Diện (2006), Nháp (2007), Phiên bản

(2009), Kín (2010), Hoàng tâm (2013), Xác phàm (2014), Cô mặc sầu (2015). Nguyễn Đình Tú đã gặt hái được khá nhiều thành công trong quá trình hoạt động ở lĩnh vực văn chương. Có thể kể đến một số giải thưởng văn học như: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ quân đội 1999 - 2000 với các phẩm Bên bờ những dòng chảy, Qua sông, Những chàng trai sống cùng hoa săng đắng, Giải thưởng tiểu thuyết Nhà xuất bản Công an nhân dân phối hợp với Hội nhà văn năm 2002 với tác phẩm Hồ sơ một tử tù, năm 2010 với tác phẩm Phiên bản. Giải thưởng 10 năm Bộ Công an với tiểu thuyết Hồ sơ một tử . Giải thưởng 5 năm Bộ Quốc phòng với tiểu thuyết Bên dòng Sầu Diện. Gần đây nhất tiểu thuyết Kín của Nguyễn Đình Tú cũng đã lọt vào vòng chung khảo của hội Nhà văn Việt Nam năm 2011. Song điều đáng nói hơn cả trong thành quả mà nhà văn trẻ nhận được sau quá trình khổ công trên mỗi trang viết đầy tâm huyết là tình cảm yêu mến của độc giả. Những tác phẩm của anh đã vượt lên hàng trăm tác phẩm khác để đến với người đọc và chiếm được một vị trí nhất định trong lòng bạn đọc. Nói về quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, cần mẫn, chăm chỉ của Nguyễn Đình Tú, nhà báo Dương Tử dùng cách gọi với lối ví von, so sánh độc đáo “gã trai phố vác rìu”: “Nguyễn Đình Tú là trai phố, chẳng nên ví gã như một gã tiều phu và gã cũng chẳng thích được gọi là tiều phu, thế nhưng nếu “lỡ” phải ví như thế thì tôi vẫn nghĩ đến hình ảnh một gã tiều phu miệt mài vung rìu giữa khu rừng có tên gọi cuộc sống. Còn gã tiều phu ấy có tên gọi: nhà văn!” [60]. Sự ví von ấy của Dương Tử chắc chắn nhận được sự đồng tình của rất nhiều độc giả bởi Nguyễn Đình Tú cần mẫn, đều đặn viết và đều đặn trình làng các tác phẩm của mình đúng với lời hẹn. Bằng sự nỗ lực phấn đấu, miệt mài tìm tòi, sáng tạo, nên dù là người bước vào làng văn

“khá muộn” nhưng anh đã chứng tỏ được rằng: “cánh cổng văn chương không khép lại với ai bao giờ chỉ có điều nhà văn có can đảm đẩy cánh cửa đó ra để bước vào và tự tìm cho mình một lối đi riêng” [24]. Ngoài tình yêu văn chương, Nguyễn Đình Tú còn có sự dũng cảm dấn thân của một người cầm bút nên trải qua những thăng trầm thay đổi của thời gian, anh đã thực sự khẳng định được vị trí của mình trong lòng người đọc

1.3.2.2. Tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú

Đại hội Đảng khóa VI (năm 1986) đã mở ra một cánh cửa mới cho văn học nghệ thuật nói chung. Trước những nhu cầu đổi mới, tiểu thuyết Việt Nam bắt đầu có những vận động nhất định cả về đề tài, chủ đề lẫn phương thức biểu hiện. Có thể nói, dòng chảy âm thầm và quyết liệt đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Nguyễn Đình Tú khi chọn thể loại “công nghiệp nặng” này để sáng tác. Trong khoảng hơn 10 năm đầu thế kỷ XXI, Nguyễn Đình Tú đã ra mắt bạn đọc một loạt tiểu thuyết với một lối viết rất mới mẻ và táo bạo: Hồ sơ một tử tù (2002), Bên dòng Sầu Diện (2006),

Nháp (2007), Phiên bản (2009), Kín (2010), Hoang tâm (2013), Xác phàm

(2014), Cô Mặc Sầu (2015). Điều này đã khẳng định sức sáng tác mạnh mẽ, đáng nể phục của anh.

Hồ sơ một tử tù, tiểu thuyết đầu tay được in năm 2002 ở Nhà xuất bản Công an nhân dân của Nguyễn Đình Tú ban đầu có tên là Bên kia là cát bụi.

Tác phẩm đạt giải B trong cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống giai đoạn 1998 - 2002 do Bộ công an và Hội nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức. Cuốn sách viết về con đường dẫn đến phạm tội của một sinh viên đầy triển vọng, gióng lên hồi chuông về sự tha hóa lối sống của một bộ phận thanh niên trí thức. Cho đến nay cuốn tiểu thuyết đã được tái bản nhiều lần và cũng được chuyển thể thành phim truyền hình dài tập với tên gọi Lời sám hối muộn màng trong seri phim Cảnh sát hình sự phát sóng trên VTV1 năm 2006.

Cuốn tiểu thuyết được giải thưởng 5 năm của Bộ quốc phòng (2004 - 2009) mang tên Bên dòng Sầu Diện viết về đề tài chiến tranh đã khẳng định nội lực sáng tác tiểu thuyết của nhà văn người lính Nguyễn Đình Tú. Đây là cuốn tiểu thuyết viết về đề tài hoàn toàn khác với các tiểu thuyết còn lại của anh. Khi chiến tranh kết thúc, đất nước hòa bình, lớp các nhà văn trăn trở kiếm tìm những mảng đề tài mới, phù hợp với yêu cầu của thời đại. Đề tài người lính với họ “không mấy mặn mà” và ít được quan tâm, nhắc tới thì Bên dòng Sầu Diện ra đời. Với chất giọng thương cảm, xót xa nhà văn đã phản ánh thật sống động về chiến tranh với những vết thương lòng khó lành mà những người lính, những con người đi ra từ cuộc chiến phải gánh chịu là một cố gắng đáng trân trọng.

Tiểu thuyết có cái tên khá độc đáo: Nháp (Nxb Thanh niên, 2008), với câu đề từ: “Cuộc đời nháp tôi bằng những số phận” [63] nhà văn Nguyễn Đình Tú gợi lên cho độc giả nhiều liên tưởng khi tiếp cận tác phẩm, đặc biệt là đối với độc giả trẻ. Có thể hiểu Nháp tức là tiểu thuyết đang nói đến một “thế hệ Nháp” lúc giao thời của một đất nước, hoặc thi pháp tiểu thuyết được triển khai dưới dạng bản nháp, hay những nhân vật đang thử nghiệm cuộc sống bằng cách nháp cuộc đời mình dưới nhiều dạng thức… Với một giọng dẫn chuyện rất tự nhiên, cuốn sách đã lôi cuốn người đọc ngay từ những trang đầu tiên. Mới ngỡ đầu như đây là cuốn sách viết về sex, bởi lẽ hơn 300 trang sách thì có đến một phần ba là những trường đoạn nóng bỏng và phập phồng với những cảnh huống ái ân. Nhưng thực chất, tác phẩm là sự bày tỏ thái độ của một thế hệ đang muốn bung khởi khỏi những ẩn ức gia đình, những áp chế xã hội và áp lực của cuộc sống đương đại qua sex. Thông qua sự biến đổi đầy phức tạp của hai nhân vật chính Đại và Thạch, những con người tiêu biểu cho đời sống của lớp trẻ đương đại, đang trong giai đoạn khát khao khám phá thế giới quanh mình: tình yêu, gia đình, xã hội và khám phá chính bản thân trong mối tương tác với cái đẹp, với văn hóa tính giao đồng chủng tộc và khác chủng tộc. Tác phẩm đã lọt vào vòng chung kết cuộc thi viết tiểu thuyết Hội nhà văn Việt Nam 2006 - 2009.

Khi Nháp vẫn còn lan tỏa dư âm, “nội lực tiểu thuyết” của Nguyễn Đình Tú lại tiếp tục được khẳng định bằng cuốn tiểu thuyết thứ tư mang tên Phiên

bản. Cuốn tiểu thuyết dày 400 trang viết về thế giới tội phạm có sức cuốn hút người đọc không chỉ bằng cốt truyện hay, thủ pháp mới mẻ mà còn ở việc phân tích chiều sâu tâm lý nhân vật. Để lựa chọn con đường đi tốt xấu, thiện ác, con người nhất là thế hệ trẻ phải đối mặt với một cuộc đấu tranh vô cùng khốc liệt giữa lí trí và tình cảm. Sự tàn bạo của xã hội giang hồ được phơi bày trần trụi trên nhiều trang sách cùng những trăn trở, day dứt khát khao rất người được mô tả, mổ xẻ đầy nhân bản. Những mảng sáng - tối, thực - ảo đan xen vào nhau, tạo nên một sự mông lung mơ hồ trong cảm thức của người đọc. Chưa có, không có một kết cục duy nhất, mà tất cả đều như đang dang dở, ngổn ngang với những đối lập, tranh chấp, lưu chuyển như cuộc sống ồn ào mà khó hiểu thời hiện tại. Phải chăng đó cũng là những băn khoăn, những khao khát mà Nguyễn Đình Tú muốn gửi vào trong mỗi tác phẩm của mình: “Con người là những phiên bản nhiệm màu của Chúa” [64, tr.5]. Suy nghĩ mang tính chiêm nghiệm ấy cũng trở thành sợi chỉ xuyên suốt trong những trang viết của anh. Phiên bản là cuốn tiểu thuyết thứ hai của Nguyễn Đình Tú đoạt giải B cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký do Bộ Công an và Hội nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức.

Năm 2010 cuốn tiểu thuyết thứ 5 mang tên Kín chính thức ra mắt bạn đọc. Tác phẩm này một lần nữa khẳng định Nguyễn Đình Tú thực sự là một cây bút lực có sức viết khá sung mãn. Tài năng của nhà văn đến độ “chín” cả về lượng và chất. Anh đã hoàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra đó là ba năm với ba cuốn tiểu thuyết. Vẫn tập trung khai thác đối tượng là thế hệ trẻ nhưng ở Kín

họ lại không có sự yên ổn về mặt tinh thần, họ tồn tại như những chiếc bóng vật vờ trước sự thay đổi của thời gian. Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái thở dài xót xa trước những nhân vật trong Kín khi “họ bị đẩy ra hoặc tự mình vẫy vùng khỏi gia đình chật hẹp, hoặc mê man đi theo tiếng gọi của bạn bè hay tình ái với những ham muốn bất chợt, bất thường” [51]. Như một sự tiếp nối liền mạch với những tiểu thuyết trước đó của anh, Kín tập trung làm nổi bật chân dung của bộ phận giới trẻ trong vòng xoay chóng mặt của kinh tế thị trường và bao nhiêu va đập giữa các quan niệm sống. Có thuốc lắc, có ăn chơi

thác loạn, có quần hôn, lang bạt, bụi đời, có giết người lại có cả văn hóa tâm linh đạo Mẫu. Tuy nhiên, nếu Nháp quá sex, Phiên bản quá bạo lực thì ở Kín là một giới trẻ quá hoang hoải, lạc loài hoài nghi, vỡ mộng. Đây là cuốn tiểu thuyết có kết cấu phức tạp, ẩn giấu nhiều thông điệp về con người trong một xã hội không ngừng thay đổi và rạn nứt.

Hoang tâm cuốn tiểu thuyết trinh thám đầy kinh dị được viết xong vào tháng 1 năm 2013. Không gian của Hoang tâm là không gian lịch sử xoay quanh chiến tranh biên giới phía Tây Nam. Song Hoang tâm “không phải là cuốn tiểu thuyết sử thi, nơi người đọc hi vọng tìm thấy ở đó những trận đánh lớn, chiến lược thể hiện vai trò và tài năng của các tướng lĩnh, hay tinh thần chiến đấu của binh sĩ các bên tham chiến. Nguyễn Đình Tú muốn nhấn vào khía cạnh khác, nhỏ lẻ và phân mảnh. Cho nên nó “người” hơn” [30]. Cuốn tiểu thuyết đầy huyền bí kể về nhân vật Anh, một chàng sinh viên tốt nghiệp khoa Văn bị động viên vào quân đội tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây nam và làm nghĩa vụ quốc tế trên nước bạn Campuchia. Anh trở về làm thầy giáo nhiều năm trước khi căn bệnh mất ngủ triền miên khiến anh phải tìm về vùng Cửa núi, huyện Yên Thủy để tìm lại giấc ngủ. Con đường tìm lại giấc ngủ cũng là con đường của huyền mị, của mông lung, của thao thức và tỉnh thức. Chỉ đến khi Anh tìm được lại chính mình với sức vóc đàn ông cường tráng thì giấc ngủ cũng đến với anh, trở lại với anh trong bùi ngùi tiếc nuối. Giấc mơ hoang tưởng mà như thực ở khu du lịch Cửa Núi cùng với người con gái điếm với cái tên tạm gọi là Son Phấn như một hành trình đẹp khi con người tìm lại được chính mình giữa bao nhiêu chồng lấn yêu thương và nghi kị, giữa huyền hoặc và sôi động của cuộc đời.

Cuốn tiểu thuyết thứ bảy Xác phàm một lần nữa đưa Nguyễn Đình Tú vào danh sách những nhà văn có nhiều độc giả nhất hiện nay. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng nhận định: “Một Nguyễn Đình Tú ngồn ngộn vốn sống, dày dặn trải nghiệm và đặc biệt cực kỳ phong phú trí tưởng tượng. Văn phong vẫn cứ sắc ngọt, hoạt. Nhưng bắt đầu chín muồi về độ triết lý” [53].

Xác phàm đó là một câu chuyện “ốc mượn hồn”, mượn câu chuyện đương đại để nói về một sự kiện lịch sử, để qua đó gắn kết lịch sử với hiện tại. Đúng như nhà văn Đào Bá Đoàn nhận xét: “Xác phàm thực ra là một dòng sông ký ức cuộn chảy của dân tộc Việt thời đoạn một phần ba thế kỷ qua - Ấy là cuộc chiến vệ quốc với kẻ thù truyền kiếp; sự khốc hại của chiến tranh; cái nhân văn trong cảnh ngộ máu; những đớn đau mất mát của thân phận đàn bà; sự “lệch chuẩn” trong hoàn thiện nhân cách trẻ em - những cơn buồn và những vẻ đẹp hoang đường như một mê sảng của thế giới tiếp tục còn bị đẩy sâu vào vùng tăm tối - đường còn lắm mê loạn, cái đẹp còn còn bị dìm, bị tàn hại bởi bao tảng đá hộc; khát vọng nhân văn còn vời vợi và bản thân nó vẫn gây khát như người bệnh trót uống cả biển mặn mà mặt trời đã đổ lửa, rang tất cả trong một khung trời…” [dẫn theo 54].

Cũng viết về đề tài hình sự cùng với Hồ sơ một tử tù, Phiên bản là tiểu thuyết viết về tội phạm ma túy mang tên Cô Mặc Sầu (2015). Bối cảnh chính của tác phẩm là thung lũng Cô Mặc Sầu nhỏ bé, xinh đẹp, nổi tiếng với loài hoa dạ thảo phong. Góc rừng núi thơ mộng ấy bỗng rung động bởi những vụ án thảm khốc liên tiếp xảy ra mà nguyên nhân đều có liên quan đến ma túy khiến cho mảnh đất vốn bình yên nay trở nên u ám, đáng sợ. Lần theo dấu vết những người sử dụng, buôn bán ma túy cùng với cuộc trở về tìm lại cội nguồn của nhân vật Việt kiều Min và câu chuyện nhuốm màu huyền bí của bà lão trăm tuổi, các chiến sĩ an ninh không chỉ điều tra được bí ẩn quanh các vụ án mà còn đưa vào tác phẩm góc nhìn về văn hóa, truyền thống và tình người.

Như vậy, có thể nói, tiểu thuyết mười năm đầu thế kỷ XXI trong đó có sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong tiểu thuyết nguyễn đình tú (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)