Các khái niệm cơ bản về du lịch về du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh bến tre (Trang 37)

2.4.1. Khái niệm du lịch

Khái niệm du lịch có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lƣu trú tạm thời của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ. Tuy nhiên, du lịch là một hiện tƣợng kinh tế, xã hội phức tạp và trong quá trình phát triển, nội dung của nó ngày càng mở rộng và ngày càng phong phú. Một số tiếp cận khác nhau đã có những khái niệm khác nhau và ngày càng có nhiều tác giả đƣa ra quan điểm của mình về du lịch.

Mill và Morrison (1982) định nghĩa: “Du lịch là hoạt động xảy ra khi con ngƣời vƣợt qua biên giới một nƣớc hay ranh giới một vùng, một khu vực nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lƣu lại đó ít nhất 24 giờ nhƣng không quá một năm”.

Theo Từ điển Bách khoa quốc tế về du lịch của Viện hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch biên soạn thì “Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con ngƣời nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một ngành liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của KDL… Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là ngƣời khởi hành với mục đích đã đƣợc chọn trƣớc và một bên là những công cụ để thỏa mãn các nhu cầu của họ” (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008).

Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008) “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hƣớng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lƣu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của KDL. Các hoạt động đó phải mang lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nƣớc làm du lịch và bản thân doanh nghiệp”.

Theo Luật du lịch Việt Nam, “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

Nhƣ vậy, hoạt động du lịch là một tổng thể rất phức tạp gồm nhiều thành phần tham gia nhƣ: KDL, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa - dịch vụ du lịch,

chính quyền sở tại và cƣ dân địa phƣơng. Hoạt động du lịch vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa mang đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.

2.4.2 Du lịch sinh thái

Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về DLST, định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 nhƣ sau: "DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: Nghiên cứu, trân trọng, thƣởng ngoạn phong cảnh và giới động - thực vật hoang dã, cũng nhƣ những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) đƣợc khám phá trong những khu vực này".

Theo Wood (1991) định nghĩa: DLST là du lịch đến các khu vực còn tƣơng đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trƣờng tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo ra những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho nhân dân địa phƣơng.

Theo tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN): “DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng tại các điểm tự nhiên không làm tàn phá để thƣởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành” (Ceballos – Lascurain, 1996).

Tại hội thảo xây dựng chiến lƣợc phát triển DLST Việt Nam (1999) của viện nghiên cứu phát triển du lịch thuộc tổng cục du lịch Việt Nam phối hợp với các tổ chức quốc tế: ESCAP, WWF, IUCN có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam đã đƣa ra định nghĩa về DLST: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng.

Ngày nay, sự hiểu biết về DLST đã phần nào đƣợc cải thiện, thực sự đã có một thời gian dài DLST là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lƣợc và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế giới.

Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phƣơng với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.

 Nhiệm vụ của DLST

- DLST góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững, hạn chế mức thấp nhất các tác động đến môi trƣờng tự nhiên và văn hoá - xã hội đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo tồn các giá trị tự nhiên.

- DLST huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng vào việc hoạch định, quản lý và cung ứng sản phẩm DLST. Qua đó góp phần phát triển cộng đồng, bảo tồn đƣợc môi trƣờng và tạo ra lợi ích cho ngƣời dân địa phƣơng.

- DLST là một hợp phần lý tƣởng của chiến lƣợc phát triển bền vững, trong đó tài nguyên thiên nhiên đƣợc sử dụng nhƣ một yếu tố thu hút KDL mà không gây tác hại tới thiên nhiên của khu vực.

- Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng, ngƣời dân bản địa trong việc quản lý và bảo vệ, phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong điểm du lịch, khu du lịch.

2.4.3 Khái niệm về khách du lịch (du khách)

Theo nhà kinh tế học ngƣời Anh (Ogilvie, 1933): KDL là tất cả những ngƣời thỏa mãn 2 điều kiện là rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình trong khoảng thời gian dƣới 1 năm và chi tiêu tiền bạc ở nơi họ đến thăm mà không kiếm tiền ở đó.

Theo Luật du lịch Việt Nam: KDL là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi họ đến”. Nhƣ vậy, KDL là đối tƣợng tham gia trực tiếp vào quá trình hƣớng dẫn du lịch của hƣớng dẫn viên, là đối tƣợng của các đơn vị phục vụ và kinh doanh du lịch. Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài thƣờng trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

2.5 Đặc điểm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre 2.5.1 Giới thiệu chung về tỉnh Bến Tre 2.5.1 Giới thiệu chung về tỉnh Bến Tre

Tỉnh Bến Tre thuộc đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc giáp Tiền Giang, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65km, phía Tây và Nam giáp Vĩnh Long và Trà Vinh. Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thƣợng nguồn, các nhánh sông lớn giống nhƣ các nan quạt xoè rộng ra ở phía biển Đông.

Đƣợc hình thành từ sự bồi đắp của 4 nhánh sông: Sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên, hình thành 3 vùng sinh thái tự nhiên mặn, lợ và ngọt, tạo nên những cảnh quan đa dạng, độc đáo và hấp dẫn. Khí hậu Bến Tre mang n t chung của đồng bằng Nam bộ là nhiệt đới gió mùa, do đƣợc ƣu đãi về điều kiện sông nƣớc, tự nhiên và khí hậu nên Bến Tre là vùng đất hấp dẫn với những vƣờn cây ngon ngọt, những vƣờn hoa kiểng, cây cảnh độc đáo. Cù lao hợp thành tỉnh Bến Tre nhiều màu mỡ, cây trái xanh tƣơi quanh năm, khí hậu trong lành... đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái miệt vƣờn.

2.5.2 Giới thiệu chung các điểm DLST tại tỉnh Bến Tre

Đến với DLST tỉnh Bến Tre, ta có thể tham quan các điểm DLST nổi tiếng nhƣ:

- Điểm DLST Cồn Phụng: Nhƣ một ốc đảo xanh nổi trên sông Tiền, điểm DLST Cồn Phụng nằm trên một cù lao thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, đây là một trong những điểm đến hấp dẫn về DLST đối với KDL. Với diện tích trên 50 hecta, điểm du lịch Cồn Phụng nằm trong quần thể tứ linh, mang điềm an lành, hạnh phúc. Du khách có thể đi xe ngựa thăm vƣờn cây ăn trái, dừng chân ngồi nghỉ dƣới ngôi nhà lợp lá dừa để uống trà với mật ong, thƣởng thức trái cây miền nhiệt đới, các món ẩm thực sông nƣớc miệt vƣờn. Điểm du lịch Cồn Phụng còn nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn khác dành cho KDL nhƣ câu cá sấu, bắt cá, chèo xuồng du ngoạn trên sông, đi thăm các cơ sở sản xuất kẹo dừa, sản xuất đồ lƣu niệm từ cây, vỏ trái dừa...

- Điểm DLST Cồn Quy: Nằm giữa 2 xã Tân Thạch và Quới Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Là vùng đất mới nên Cồn Qui vẫn còn giữ đƣợc những nét hoang sơ. Với diện tích rộng hơn 40 hecta, Cồn Quy có nhiều vƣờn cây ăn trái trĩu quả, phong cảnh nên thơ, hữu tình, KDL sẽ cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng khi đến tham quan nơi này. Du khách có thể thƣởng thức những món ăn đặc sản kết hợp trà mật ong khai thác tại vƣờn. Ngoài ra, du khách còn đƣợc thƣởng thức đờn ca tài tử với những giọng ca ngọt ngào.

- Điểm DLST vƣờn trái cây Phú An Khang: Tọa lạc tại 319 ấp Phú Lợi, xã Bình Phú, Thành phố Bến Tre, trên diện tích hơn 3 hecta.Với cách xây dựng sáng tạo mang n t đặc trƣng riêng, đặt nhu cầu của KDL lên hàng đầu, luôn làm hài lòng du khách, Phú An Khang có không gian thoáng mát, các hoạt động du lịch đa dạng nhƣ: Du lịch sông nƣớc, khám phá vƣờn cây ăn trái, tát mƣơng bắt cá, câu cá giải trí. Đặc biệt, tại Phú An Khang có dịch vụ “Vƣờn Cây Online” - khu vƣờn trồng dƣa lƣới giống Nhật Bản, khách hàng mua cây con và gửi trồng tại điểm du lịch, quá trình chăm sóc cây cho đến khi ra trái đƣợc cập nhật liên tục qua mạng, khách sẽ đến vƣờn thu hoạch sản phẩm của mình.

- Điểm du lịch Forever Green Resort do Công ty TNHH Thƣơng mại Lô Hội thuộc tập đoàn Liên Hoa đầu tƣ xây dựng trên diện tích rộng 21 hecta, tại ấp Phú Khƣơng, xã Phú Túc, huyện Châu Thành. Với lợi thế nằm dọc theo bờ sông Tiền lộng gió, Forever Green Resort tạo nên sự khác biệt và độc đáo cho riêng mình bằng các dịch vụ giải trí đa dạng nhƣ câu cá, du thuyền, hái trái cây, trò chơi dân gian, đốt lửa trại, khám phá làng quê, đi thuyền xem đom đóm trong đêm… Forever Green Resort mang không khí êm ả, thoáng mát, nơi đây nhƣ một thiên đƣờng nghỉ dƣỡng với dịch vụ cao cấp, rất lý tƣởng cho KDL.

- Điểm DLST Đại Lộc: Thuộc Ấp Sơn Châu, Xã Sơn Định, Huyện Chợ Lách, với diện tích hơn 2 hecta, đây là là điểm tham quan hấp dẫn, du khách có thể chèo xuồng dọc theo các mƣơng vƣờn, tát mƣơng bắt cá, thƣởng thức tại vƣờn các loại trái cây đặc sản của miền quê Chợ Lách. Cơ sở lƣu trú nơi đây đƣợc thiết kế theo kiểu nhà rong Tây Nguyên với đầy đủ tiện nghi. Buổi tối, KDL có thể tham gia sinh

hoạt lửa trại trong vƣờn cây ăn trái, giao lƣu đờn ca tài tử. Ngoài ra, đến với Đại Lộc trong những ngày trăng thanh gió mát, du khách có thể du thuyền trên sông ngắm nhìn dòng nƣớc Cổ Chiên hiền hòa.

- Vƣờn Chim Vàm Hồ: Nằm bên hữu ngạn sông Ba Lai, thuộc xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri với diện tích 68 hecta. Đây là hệ sinh thái đặc sắc của vùng cửa sông ven biển với các loại chim, cò sinh sống tự nhiên, các loài thú hoang dã và bò sát có giá trị. Đến đây, du khách có thể xuôi thuyền theo sông Ba Lai, ngắm cảnh dừa nƣớc bạt ngàn màu xanh mát dịu hai bên dòng sông. Khi mặt trời sắp lặn, cũng là lúc hàng trăm ngàn các loài chim, cò từ các nơi bay về tổ ấm rợp cả khu vƣờn chim Vàm Hồ rộng lớn, để thay cho đàn vạc đi ăn đêm.

Ngoài các điểm DLST trên, khi đến với du lịch Bến Tre, du khách còn đƣợc tham quan các làng nghề truyền thống, di tích lịch sử cấp quốc gia và các lễ hội văn hóa. Tất cả đều là những điểm đến hấp dẫn cho du khách.

2.5.3 Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre

Trong những năm gần đây, du lịch Bến Tre đã có bƣớc phát triển nhanh chóng, gặt hái đƣợc nhiều thành công.

Bảng 2.2: Số lƣợng khách du lịch đến tỉnh Bến Tre năm 2012 – 2014 Đơn vị: Lượt khách Năm 2012 2013 2014 Tổng số khách 693,000 800,400 904,000 Khách quốc tế 300,500 341,800 393,700 Khách nội địa 392,500 458,600 510,300

Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bến Tre, 2014

Lƣợng khách đến du lịch tại tỉnh Bến Tre tăng đều qua các năm, từ năm 2012 đến năm 2014, bao gồm khách quốc tế và khách nội địa. Theo kết quả thống kê của Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bến Tre năm 2014, khách du lịch sinh thái chiếm khoảng 64% so với các loại hình du lịch khác.

Doanh thu ngành du lịch cũng đạt kết quả tốt, theo kết quả thống kê của Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bến Tre năm 2014, doanh thu tăng từ 368 tỉ đồng

(2012) đến 562 tỉ đồng (2014). Trong đó, doanh thu du lịch sinh thái chiểm tỷ trọng rất lớn, trên 85% tổng doanh thu ngành du lịch. Điều này chứng tỏ hoạt động du lịch sinh thái trên tỉnh Bến Tre đang phát triển mạnh.

2.6 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu2.6.1 Mô hình nghiên cứu 2.6.1 Mô hình nghiên cứu

Qua tìm hiểu cơ sở lý thuyết và các nội dung nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu, dựa trên mô hình lý thuyết SERVPERF (Cronin và Taylor, 1992) và có điều chỉnh một số nhân tố để phù hợp với hoạt động du lịch sinh thái tại tỉnh Bến Tre, tác giả đã đề xuất mô hình “Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của KDL nội địa đối với DLST tỉnh Bến Tre”. Mô hình bao gồm các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp: Phong cảnh du lịch; cơ sở hạ tầng; hƣớng dẫn viên du lịch; an toàn, trật tự; dịch vụ ăn uống và mua sắm; hoạt động tham quan, vui chơi và giải trí; cơ sở lƣu trú; sự hợp lý của các loại chi phí các loại dịch vụ. Mô hình này có nét mới so với mô hình nghiên cứu là có thêm yếu tố: “Sự hợp lý của các loại chi phí dịch vụ” và yếu tố “Dịch vụ ăn uống và mua sắm”.

Hình 2.6: Mô hình lý thuyết về sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với DLST tỉnh Bến Tre.

Cơ sở hạ tầng

Sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với DLST tỉnh Bến Tre. Phong cảnh du lịch

An toàn, trật tự Dịch vụ ăn uống, mua sắm

Hƣớng dẫn viên du lịch

Cơ sở lƣu trú

Hoạt động tham quan, vui chơi và giải trí

Sự hợp lý của các loại chi phí các loại dịch vụ Chi phí các loại dịch vụ Chi phí các loại dịch vụ Chi phí các loại dịch vụ Chi phí các loại dịch vụ H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8 download by : skknchat@gmail.com

Để hiểu r hơn các yếu tố trên có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến sự hài lòng của KDL nội địa đối với DLST tỉnh Bến Tre, ta đi vào tìm hiểu nội dung của từng yếu tố và ý nghĩa của nó.

2.6.1.1 Phong cảnh du lịch

Phong cảnh thiên nhiên phong phú, hài hòa, đậm chất miệt vƣờn, khí hậu mát mẻ trong lành, không gian thoáng đãng, là điểm đến lý tƣởng cho du khách.

2.6.1.2. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng trong du lịch là các thiết bị, thành phần tạo nên cơ sở vật chất để phát triển du lịch. Điểm du lịch có hệ thống giao thông dễ đi, hệ thống thông tin,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh bến tre (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)