Du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh bến tre (Trang 38 - 39)

Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về DLST, định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 nhƣ sau: "DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: Nghiên cứu, trân trọng, thƣởng ngoạn phong cảnh và giới động - thực vật hoang dã, cũng nhƣ những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) đƣợc khám phá trong những khu vực này".

Theo Wood (1991) định nghĩa: DLST là du lịch đến các khu vực còn tƣơng đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trƣờng tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái. Đồng thời tạo ra những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho nhân dân địa phƣơng.

Theo tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN): “DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng tại các điểm tự nhiên không làm tàn phá để thƣởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành” (Ceballos – Lascurain, 1996).

Tại hội thảo xây dựng chiến lƣợc phát triển DLST Việt Nam (1999) của viện nghiên cứu phát triển du lịch thuộc tổng cục du lịch Việt Nam phối hợp với các tổ chức quốc tế: ESCAP, WWF, IUCN có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam đã đƣa ra định nghĩa về DLST: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng.

Ngày nay, sự hiểu biết về DLST đã phần nào đƣợc cải thiện, thực sự đã có một thời gian dài DLST là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lƣợc và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế giới.

Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phƣơng với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.

 Nhiệm vụ của DLST

- DLST góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững, hạn chế mức thấp nhất các tác động đến môi trƣờng tự nhiên và văn hoá - xã hội đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo tồn các giá trị tự nhiên.

- DLST huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng vào việc hoạch định, quản lý và cung ứng sản phẩm DLST. Qua đó góp phần phát triển cộng đồng, bảo tồn đƣợc môi trƣờng và tạo ra lợi ích cho ngƣời dân địa phƣơng.

- DLST là một hợp phần lý tƣởng của chiến lƣợc phát triển bền vững, trong đó tài nguyên thiên nhiên đƣợc sử dụng nhƣ một yếu tố thu hút KDL mà không gây tác hại tới thiên nhiên của khu vực.

- Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng, ngƣời dân bản địa trong việc quản lý và bảo vệ, phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong điểm du lịch, khu du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh bến tre (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)