Nghiên cứu này đƣợc sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu chính thức đƣợc áp dụng là phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng với phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện. Đây là phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất, trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tƣợng nghiên cứu bằng phƣơng pháp thuận tiện. Điều này có nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tƣợng mà họ có thể tiếp cận đƣợc (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Ƣu điểm của phƣơng pháp này là dễ tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu và thƣờng sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là không xác định đƣợc sai số do lấy mẫu. Kích thƣớc mẫu thƣờng tùy thuộc vào các phƣơng pháp ƣớc lƣợng trong nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau.
Ví dụ nhƣ nghiên cứu của Cattell (1978) thì kích thƣớc mẫu cho phân tích nhân tố khám phá phải tối thiểu từ 3 đến 6 lần tổng số biến quan sát. Trong mô hình sau điều chỉnh để nghiên cứu chính thức, tổng số biến quan sát là 40 biến, cho nên kích thƣớc mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là 240 mẫu. Trong khi đó, Hoetler (1983) cho rằng kích thƣớc mẫu tới hạn phải là 200.
Green (1991), sau khi tổng hợp các nghiên cứu trƣớc đó đã tính cỡ mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy đa biến tối thiểu là:
N > = 50 + 8m Trong đó: N = cỡ mẫu; m = số biến độc lập.
Dựa theo quan điểm của Green (1991) thì đề tài nghiên cứu này có 8 biến độc lập, vì thế, kích thƣớc mẫu tối thiểu phải là 114 mẫu.
Từ các lý thuyết nghiên cứu về cỡ mẫu nhƣ trên, tác giả đƣa ra kích thƣớc mẫu cho nghiên cứu này trong khoảng 350 mẫu để đảm bảo độ tin cậy mô hình.