5. Những đóng góp mới của đề tài
3.4.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất hồng không hạt trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn
3.4.3.1. Giải pháp về quy hoạch
Muốn phát triển sản xuất hồng không hạt thì cần phải bắt đầu từ quy hoạch. Việc phát triển hồng không hạt không những cần phải có quy hoạch mà cần phải làm tốt quy hoạch, bởi nó liên quan trực tiếp đến người sản xuất, mà người sản xuất ở đây hầu hết đều là đồng bào dân tộc thiểu số. Mặt khác, quy hoạch liên quan đến đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất chon sản xuất và kinh doanh hồng không hạt. Vì vậy, làm tốt
công tác quy hoạch sẽ là một trong những giải pháp bắt đầu cho hàng loạt các giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh hồng không hạt khác tiến hành theo, cụ thể là:
- Quy hoạch, xây dựng và phát triển vùng sản xuất hồng không hạt bằng cách chọn những vùng có diện tích lớn đang sản xuất, những vùng có tiềm năng đất đai và điều kiện thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất tập trung; Đầu tư cơ sở thiết yếu và tác động các giải pháp kỹ thuật, quản lý nhằm duy trì phát triển sản xuất hồng không hạt ở các vùng còn lại có đủ điều kiện sản xuất hồng không hạt. Đối với những vùng có điều kiện sản xuất hồng không hạt nhưng phát triển chậm, diện tích sản xuất nhỏ, tiềm năng có thể khai thác còn lớn thì cần tiếp tục đầu tư, quy hoạch vào sản xuất hồng không hạt.
- Quy hoạch, xây dựng và phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm hồng không hạt gồm: Các cơ sở thu mua, sơ chế gắn với các vùng sản xuất hồng không hạt tập trung, các chợ đầu mối; Từng bước hình thành các nhà máy, xưởng chế biến. Duy trì, xây dựng một số chợ quy mô nhỏ để thuận tiện phục vụ tiêu thụ hồng không hạt nằm xa đường giao thông, các chợ lớn.
3.4.3.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng thiết yếu của huyện Ba Bể còn thiếu thốn, đặc biệt là các xã vùng sản xuất hồng không hạt. Do vậy, với yêu cầu phát triển sản xuất hồng không hạt của huyện thì việc đầu tư, nâng cấp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật là cần thiết. Những nội dung để thực hiện giải pháp này đối với phát triển sản xuất hồng không hạt gồm:
- Xây dựng và cải tạo các tuyến đường đến nơi sản xuất. - Đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng vùng quy hoạch.
- Xây dựng các cơ sở thu mua, chế biến hồng không hạt. - Xây dựng, cải tạo, nâng cấp mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
Để thực hiện giải pháp này cần có sự tham gia, phối hợp của các cấp, ngành có liên quan trong việc lập, thực hiện kế hoạch đầu tư, huy động vốn...; Đặc biệt là sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và hộ gia đình vùng sản xuất hồng không hạt.
3.4.3.3. Tổ chức sản xuất
Hiện tại việc phát triển sản xuất hồng không hạt trên địa bàn huyện Ba Bể được thực hiện theo hình thức tổ chức sản xuất tại các hộ gia đình nông dân trên cơ sở tự phát với kỹ thuật sản xuất truyền thống, lạc hậu. Để phát triển sản xuất hồng không hạt trên địa bàn được ổn định bền vững thì giải pháp về tổ chức sản xuất là một trong những giải pháp đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được. Để giải quyết giải pháp này, cần thiết phải thực hiện các nội dung sau:
+ Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Hồng không hạt đến các hộ gia đình đã và sẽ tham gia phát triển sản xuất hồng không hạt trên địa bàn. Đặc biệt là chủ trương, chính sách của huyện trong vừng quy hoạch.
+ Củng cố và hoàn thiện việc tổ chức sản xuất của từng hộ gia đình để dần dần hình thành các hộ, gia trại, trang trại sản xuất kinh doanh giỏi, nhóm sở thích, tổ sản xuất, HTX ... sản xuất hồng không hạt.
- Cần có sự phối hợp giữa 4 nhà: "Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh và nhà nông". Xây dựng mối liên kết lâu dài giữa các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và khuyến nông với các hộ trồng hồng không hạt.
- Xây dựng mô hình điển hình liên kết hộ nông dân với doanh nghiệp …
3.4.3.4. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật
Để thúc đẩy phát triển hồng không hạt trên địa bàn có năng suất, chất lượng và hiệu quả thì không thể thiếu được giải pháp về áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nội dung của giải pháp này cần phải thực hiện các vấn đề sau:
+ Thông qua tập huấn để hướng dẫn hộ gia đình về kỹ thuật trồng, chăm sóc hồng không hạt, kỹ thuật sử dụng phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh... hiệu quả cho hồng không hạt.
+ Đổi mới phương thức chế biến hiện đại thay thế phương thức thủ công gia truyền, nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại kết hợp kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất, chế biến bảo quản để tạo ra sản phẩm có giá trị cao và có sức mạnh trên thị trường.
+ Công tác khuyến nông phải được nâng cao về chất lượng hoạt động nhằm tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật mới đến người trồng hồng trên cơ sở thiết lập nhiều mô hình trình diễn vườn hồng không hạt có năng suất cao và chất lượng. Từ đó, làm thay đổi nhận thức và tập quán canh tác của họ.
+ Tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ năng sản xuất, chế biến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia đình, tổ chức tham gia sản xuất kinh doanh sản phẩm hồng không hạt.
3.4.3.5. Tăng cường hoạt động khuyến nông
Hệ thống khuyến nông, khuyến lâm ở các huyện chưa được hoàn thiện và còn nhiều hạn chế về nhân lực, cơ sở vật chất và kỹ thuật, công tác phát triển sản xuất hồng không hạt chưa được quan tâm đúng mức, hơn nữa công nghệ sản xuất hồng không hạt chưa phát triển, đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm chưa được đào tạo về kỹ thuật sản xuất hồng không hạt nên hoạt động của hệ thống này còn hạn chế đã ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng hồng không hạt của huyện. Việc đào tạo cán bộ và xây dựng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất một cách hiệu quả, trong đó có sản xuất hồng không hạt là một vấn đề cần thiết. Nội dung của hoạt động khuyến nông đối với cây hồng không hạt chủ yếu là:
- Tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về phát triển sản xuất hồng không hạt cho những cán bộ khuyến nông có tham gia đến phát triển sản xuất hồng không hạt.
- Đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị kỹ thuật cho cơ quan khuyến nông để tổ chức tốt các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hồng không hạt.
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất hồng không hạt một cách hệ thống cho người tham gia trồng hồng không hạt, áp dụng phương pháp tập huấn theo nhu cầu của người trồng hồng không hạt, đảm bảo đủ thời lượng và coi trọng phương pháp có sự tham gia, chú trọng tư vấn kỹ thuật.
- Thành lập và tổ chức thực hiện mô hình sản xuất hồng không hạt có hiệu quả ở hộ gia đình, tiến tới thành lập và tổ chức thực hiện các hình thức tổ chức phát triển sản xuất hồng không hạt như: Nhóm hộ, câu lạc bộ, hợp tác xã trồng Hồng
không hạt tại các xã nhằm tạo mô hình trình diễn thu hút sự tham gia phát triển sản xuất hồng không hạt trên toàn địa bàn huyện.
3.4.3.6. Giải pháp về chính sách
Những hộ gia đình tham gia sản xuất hồng không hạt trên địa bàn hầu hết đều là hộ đồng bào dân tộc, kinh tế khó khăn, vốn sản xuất nói chung, trong đó có vốn phát triển sản xuất hồng không hạt. Vì vậy để phát triển sản xuất hồng không hạt cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ vốn. Nội dung chính sách về vốn cho phát triển hồng không hạt cụ thể là:
- Hỗ trợ vốn để trồng mới, nâng cấp cải tạo những vườn đã có. Người trồng hồng không hạt, tùy theo nhu cầu vay vốn để có thể được vay vốn với lãi suất ưu đãi và kỳ hạn phù hợp.
- Huy động vốn bằng việc tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để tạo vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh phát triển sản xuất hồng không hạt.
- Khuyến khích hộ nông dân phát triển sản xuất hồng không hạt để nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, nhân dân làm và nhà nước hỗ trợ theo quy hoạch.
- Tiếp tục hỗ trợ các cây hồng đã được đánh giá cây ưu tú, theo dõi các chỉ tiêu năng suất chất lượng để công nhận làm cây đầu dòng theo pháp lệnh giống cây trồng đây là nguồn gen quý để phục vụ cho việc phục vụ khai thác mắt ghép, phát triển vùng hồng đặc sản của tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.
- Đề nghị UBND tỉnh Bắc Kạn đầu tư kinh phí để hỗ trợ 100% giá cây giống và thuốc BVTV và 50% vật tư phân bón cho nông dân trong vùng quy hoạch để công tác triển khai mở rộng mô hình được thuận lợi hơn.
- Các hộ dân ngoài vùng quy hoạch có nhu cầu trồng từ 50 cây trở lên hỗ trợ 50% giá cây giống và 25% vật tư phân bón.
- Tăng cường thông tin tuyên truyền, quy trình cho cây hồng Bắc Kạn tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc hồng cho nhân dân trồng hồng theo mạng lưới khuyên nông để nhiều hộ dân được tiếp cận khoa học kỹ thuật để góp phần nâng cao hiệu quả mở rộng mô hình trồng và thâm canh hồng.
- Đề nghị UBND tỉnh Bắc Kạn, các sở, ngành chuyên môn, tiếp tục chỉ đạo chăm sóc các cây ưu tú cần phải có chính sách hỗ chợ, theo dõi đánh giá và công nhận cây đầu dòng để tiếp tục phát triển cây hồng, đây là một lợi thế của Bắc Kạn mà không nơi nào có được.
- Các địa phương, hướng dẫn người dân áp dụng theo đúng quy trình chăm sóc các cây hồng đã trồng.
- Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan ban ngành hoàn thiện bộ quy trình trồng cây hồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn phù hợp với điều kiện hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Nghiên cứu này nhằm mục đích ước lượng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồng không hạt quy mô hộ tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Nghiên cứu dựa trên số liệu khảo sát từ 90 hộ sản xuất hồng không hạt, sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA) và mô hình Tobit. Kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ ở mức khá thấp nhưng còn tiềm năng để cải thiện. Để gia tăng hiệu quả, nhà nước nên có chính sách tạo thuận lợi cho các hộ tiếp cận tốt hơn với thị trường, được tiếp cận các khoản vốn vay chính thức và tham gia khóa đào tạo, tập huấn.
Mặc dù nghiên cứu này đã đạt được những kết quả, nhưng việc phân tích chủ yếu dựa vào số liệu thời điểm và số mẫu tương đối nhỏ. Những nghiên cứu nhằm phân tích hiệu quả, năng suất hồng không hạt tại Bắc Kạn nên khảo sát thu thập số liệu ở quy mô lớn hơn, và nên thu thập số liệu hỗn hợp theo thời gian để có thể phân tích toàn diện hơn về hiệu quả kỹ thuật canh tác hồng không hạt theo thời gian, làm cơ sở thiết kế các can thiệp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hồng không hạt theo hướng đáp ứng yêu cầu của chương trình OCOP và chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Ba Bể nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung.
Qua nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất cây Hồng không hạt tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn luận văn rút ra một số kết luận như sau:
1.Hồng không hạt trên địa bàn huyện Ba Bể là cây ăn quả lâu năm có giá trị kinh tế cao. Phát triển sản xuất Hồng không hạt trên địa bàn huyện có ý nghĩa thiết thực đối với cộng đồng các dân tộc là vừa tăng diện tích trồng vừa nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
2. Ba Bể là một huyện có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi cho phát triển sản xuất Hồng không hạt. Hiện nay cây Hồng không hạt đang được xác định là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với những cây trồng truyền thống ở địa phương, nên diện tích ngày càng được mở rộng, số hộ trồng càng nhiều tiến tới hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn.
3.Thực trạng phát triển sản xuất Hồng không hạt của hộ nông dân huyện Ba Bể:
- Về diện tích, năng suất và sản lượng: Diện tích sản xuất ngày càng được mở rộng và phát triển, tuy nhiên phân bố không đồng đều giữa các xã, vùng và có sự chênh lệch lớn về diện tích, năng suất, sản lượng.
- Về quy hoạch vùng sản xuất: Phát triển sản xuất cây Hồng không hạt đang rất được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương.
- Về tổ chức sản xuất: Chưa thành lập được tổ hợp tác, HTX sản xuất cây Hồng, chỉ sản xuất ở quy mô hộ gia đình. Việc phối hợp, liên kết trong tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến người sản xuất còn hạn chế. Phát triển sản xuất Hồng được đánh giá là mang lại hiệu quả cao nhưng đòi hỏi người sản xuất phải có kinh nghiệm, trình độ, kiến thức về tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Về tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm Hồng không hạt chính là bán trực tiếp tại nhà cho người thu gom sản phẩm và bán tại chợ địa phương.
- Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sản xuất Hồng không hạt của hộ nông dân huyện Ba Bể đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Tuy nhiên, diện tích Hồng không hạt trên địa bàn vẫn còn chưa nhiều so với tiềm năng về đất đai và các điều kiện kinh tế - xã hội còn có thể khai thác được trên địa bàn huyện. Sản xuất Hồng không hạt phân bố không đều, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa có liên kết, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chưa có bảo quản chế biến tại chỗ và chưa có áp dụng công nghệ mới trong sản xuất chế biến.
4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây Hồng:
-Về quy hoạch vùng sản xuất: Có sự quan tâm, chỉ đạo quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tuy nhiên chưa cụ thể, chi tiết với từng vùng nên quy mô sản xuất của các hộ vẫn nhỏ lẻ, phân tán chưa tập trung.
-Về phát triển sản xuất: Đang có nhiều bất cập về các vấn đề như: Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến bảo quản. Các vấn đề về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa được chú trọng.
-Về thị trường tiêu thụ: Chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tại gia đình và chợ địa phương do các thương lái từ thành phố Bắc Kạn, các huyện trong tỉnh và các tỉnh, thành phố khác đến, nên việc ép cấp, ép giá vẫn xảy ra tại nơi mua bán sản phẩm.
- Về chính sách của nhà nước: Còn chậm và chưa kịp thời.
5. Các giải pháp: Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây Hồng không hạt, luận văn đưa ra một số giải pháp chủ yếu