Các giải pháp nâng cao hiệuquả kinh tế cây Hồng không hạt trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả trồng hồng không hạt của nông hộ trên địa bàn huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 67 - 70)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.4.2. Các giải pháp nâng cao hiệuquả kinh tế cây Hồng không hạt trên địa bàn

triển bền vững bảo đảm hài hoà, toàn diện các mục tiêu: Hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

3.4.1.2. Phương hướng phát triển sản xuất ở huyện Ba Bể

Cấp ủy, chính quyền địa phương đều nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện phát triển cây hồng không hạt, một loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nhân dân. Kịp thời chỉ đạo các văn bản của cấp trên về phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn, cụ thể hóa chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2010-2015 về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xác định cây hồng không hạt là một trong những cây trồng thế mạnh của địa phương; Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 08 tháng 7 năm 2011 về phát triển nông lâm nghiệp giai đoạn 2011-2015, trong đó đã đề ra kế hoạch và giải pháp phát triển cây hồng không hạt giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 31/5/2016 Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 4 (khóa XXI) về tiếp tục phát triển cây hồng không hạt giai đoạn 2016- 2020; Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 03/10/2016 Nghị quyết hội nghị Ban cấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 6 (khóa XXI) về phát triển Nông lâm nghiệp giai đoạn 2016-2020; Chương trình hành động số 1954/UBND-VP ngày 06/10/2016 của UBND huyện Ba Bể về thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/4/2016 về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2016-2020;

3.4.2. Các gii pháp nâng cao hiu qu kinh tế cây Hng không ht trên địa bàn huyn Ba B huyn Ba B

3.4.2.1. Căn cứđề xuất giải pháp

* Căn cứ vào nhu cầu:

- Nhu cầu về sản phẩm: Phát triển sản xuất hồng không hạt nhằm tạo ra những vùng sản xuất tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả môi trường thân thiện với sức khỏe cộng đồng, hiệu quả xã hội cho người sản xuất. Với thị trường thì đó là thị trường ổn định, ngày càng phát triển, hàng hóa có thương hiệu, được tín nhiệm và có thể tham gia cung ứng xuất khẩu.

- Đáp ứng thị hiếu tiêu dùng: Hồng không hạt là một sản phẩm nằm trong xu hướng thị hiếu tiêu dùng hiện nay. Khi chưa tổ chức được sản xuất và các kênh tiêu thụ sản phẩm, chưa kiểm soát, giám sát được hoạt động sản xuất và lưu thông phân phối thì người sản xuất và tiêu dùng vẫn phải chấp nhận thực trạng này. Nhưng khi tổ chức được sản xuất và lưu thông thì sẽ đáp ứng được xu hướng thị hiếu của thị trường và có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển và điều tiết thị trường theo hướng tích cực, đúng đắn.

- Nâng cao trình độ, ý thức của người sản xuất: Hiện nay, nhu cầu xã hội đòi hỏi về sản phẩm hồng không hạt ngày càng gia tăng, nhưng sản xuất và cung ứng sản phẩm vẫn chưa đáp ứng. Sản xuất hồng không hạt trên địa bàn tỉnh chủ yếu được thực hiện ở các hộ gia đình nông dân với quy mô nhỏ. Tập quán canh tác mang tính truyền thống, tự phát, kỹ thuật chuyên canh chưa có, năng suất, chất lượng thấp; Trình độ của người sản xuất thấp; Tổ chức lưu thông phân phối chưa có… Tổ chức sản xuất và lưu thông sản phẩm hồng không hạt góp phần thay đổi tập quán sản xuất và kinh doanh cũ, lạc hậu, không phù hợp và dần dần hình thành vùng sản xuất tập trung, nâng cao ý thức và trình độ của người sản xuất.

- Nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: Cây hồng không hạt đối với địa bàn tỉnh là cây trồng tận dụng được đất đai, lao động và là cây có giá trị kinh tế cao, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho hộ nông dân, tăng độ che phủ của đất. Do đó, phát triển sản xuất hồng không hạt có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội - môi trường, tạo việc làm, tận dụng lao động, đất và nguồn tài nguyên…Thực tế hiện nay, phát triển sản xuất hồng không hạt đang là yếu tố quan trọng trong việc phát triển sản xuất của tỉnh Bắc Kạn.

* Căn cứ vào thực trạng và những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển sản xuất hồng không hạt trên địa bàn:

Sau khi phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình sản xuất hồng không hạt tại các hộ điều tra, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất hồng trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như sau:

Bảng 3.8: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu với cơ hội và thách thức trong sản xuất hồng không hạt tại các hộ điều tra

SWOT

Điểm mạnh (S)

- Diện tích đất còn có thể trồng hồng nhiều.

- Nguồn lao động dồi dào. - Có kinh nghiệm trồng hồng. - Chất lượng hồng tốt. Điểm yếu (W) - Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún không tập trung. - Sản xuất tự do. - Nhận thức giá trị cây hồng còn thấp.

Cơ hội (O)

- Nhu cầu thị trường nhiều.

- Dân được hỗ trợ từ các dự án

Điểm mạnh - Cơ hội

- Quy hoạch vùng sản xuất cây hồng.

- Mạnh dạn đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. - Xây dựng thương hiệu.

Điểm yếu - Cơ hội

- Quy hoạch vùng sản xuất. - Tập huấn kỹ thuật cho hộ sản xuất và tiếp cận thị trường. - Tổ chức sản xuất. Thách thức (T) - Giá thị trường không ổn định.

- Tài nguyên suy kiệt - Cơ sở hạ tầng kém - Kỹ thuật chế biến.

Điểm mạnh - Thách thức

- Tuyên truyền sản xuất. - Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạng tầng.

Điểm yếu - Thách thức

- Xây dựng cơ sở hạ tầng - Chính sách hỗ trợ - Nghiên cứu thị trường

- Kết hợp giữa điểm mạnh với cơ hội (S/O) thì các giải pháp cần nghiên cứu là: Tăng cường mở rộng quy mô sản xuất ở nông hộ về diện tích, sản lượng, số hộ trồng, phát triển hộ sản xuất mới ở cụm xã có tiềm năng lợi thế về đất đai có thể trồng được hồng không hạt nhằm tăng sản lượng trong những năm tới. Tuyên truyền, tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân để sản xuất hồng theo khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Kết hợp điểm yếu với cơ hội (W/O), các giải pháp cần nghiên cứu là: Nâng cao trình độ nhận thức cho các hộ dân bằng cách đẩy mạnh công tác tuyên truyền,

tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất. Khuyến khích phát triển sản xuất vùng hồng tập trung, kêu gọi đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng nhà máy thu mua, chế biến sản phẩm.

- Kết hợp điểm mạnh với thách thức (S/T), các giải pháp cần nghiên cứu là: Nâng cao chất lượng sản phẩm hồng, xây dựng thương hiệu, quảng bá, quảng cáo bằng nhiều hình thức để có thị trường tiêu thụ ổn định.

- Kết hợp điểm yếu với thách thức (W/T), các giải pháp cần nghiên cứu là: Cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ nông dân về vốn, kỹ thuật .., quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư, nâng cấp đường giao thông và cơ sở hạ tầng nông thôn thuận lợi cho phát triển sản xuất hồng.

3.4.2.2. Căn cứđịnh hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

- Là tỉnh có rất nhiều tiềm năng để sản xuất hồng không hạt như: Điều kiện về địa hình, sinh thái, đất đai thích hợp với trồng hồng, diện tích đồi núi chưa sử dụng còn nhiều, lao động dồi dào; có kinh nghiệm trong trồng, khai thác và sử dụng sản phẩm hồng; có các dự án hỗ trợ về vốn, giống, được tập huấn kỹ thuật trồng và khai thác. Hiện nay, sản xuất hồng không hạt được khẳng định là có hiệu quả kinh tế, vừa cung cấp được một khối lượng không nhỏ sản phẩm cần thiết cho xã hội vừa góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống và góp phần xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân. Đây là một cơ sở quan trọng để bảo đảm cho sự phát triển sản xuất hồng không hạt tại tỉnh.

- Quan điểm phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh là phát triển bền vững bảo đảm hài hoà, toàn diện các mục tiêu: Hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả trồng hồng không hạt của nông hộ trên địa bàn huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)