5. Những đóng góp mới của đề tài
1.3.2. Tình hình sản xuất cây hồng không hạt
Hồng không hạt Bắc Kạn là cây ăn quả đặc sản của địa phương có giá trị kinh tế đã được tỉnh Bắc Kạn xác định là cây trồng chính có tiềm năng mở rộng và phát triển. Năm 2009, UBND tỉnh đã có Quyết định số: 3483/QĐ-UBND, ngày 11/11/2009 về việc phê duyệt dự án Quy hoạch cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2008-2015, tầm nhìn đến năm 2020, trong đó quy hoạch diện tích trồng hồng không hạt là 1.200ha.
Theo thống kê toàn tỉnh Bắc Kạn hiện có 822 ha trồng cây Hồng không hạt, diện tích cho thu hoạch trên 210ha, hàng năm sản phẩm hồng không hạt được tiêu thụ mạnh với giá bán trung bình từ 20.000-25.000 đồng/kg, tuy có chất lượng nổi tiếng và thị trường tiêu thụ thận lợi nhưng cơ bản diện tích hồng không hạt của Bắc Kạn chưa được đầu tư thâm canh để phát huy hiệu quả kinh tế từ cây trồng có giá trị kinh tế cao này.
Thông qua điều tra đánh giá hiện trạng giống hồng thì hiện tại ở Bắc Kạn đang có 6 giống hồng trồng lẫn tại các hộ với mức độ khác nhau, chất lượng giống chưa cao và chưa có sự lựa chọn chất lượng giống nên sản phẩm thiếu tính đồng nhất nên giá trị thu nhập chưa cao.
Bảng 1.5: Các giống hồng đang trồng tại Bắc Kạn TT Tên giống hồng Hình thức
nhân giống Một số đặc điểm hình thái
1 Hồng Thạch Thất Cây ghép Thân màu nâu tía, Quả hình trụ, đáy quả hơi lồi, khi chín có màu đỏ vàng, thường chín vào tháng 11 - 12; thịt quả nát, nhiều nước. Quả nặng 150 - 250 g, có 2 - 3 hạt. 2 Hồng Nhân Hậu Cây ghép Quả hình trái tim, khi chín có màu
đỏ thắm, chín vào trung tuần tháng 8 âm lịch, vỏ quả mỏng, thịt quả dẻo, ít hạt. Trọng lượng quả 150 -200g.
3 Hồng lông (địa phương)
Từ hạt Quả to, hơi dẹt về phía cuống, phẩm chất trung bình, người tiêu dùng ít biết đến. Thu hoạch tháng 9 - 10 dương lịch.
4 Hồng Trung Quốc Cây ghép Quả hình vuông, đỉnh quả bằng hoặc hơi lõm. Khi chín vỏ quả màu đỏ, vỏ mỏng. Trọng lượng quả trung bình 50 g.
5 Hồng găng (quả nhỏ) Giâm từ rễ Quả hình trứng nặng 100 - 150g có 2 - 4 hạt. Chín vào tháng 9 dương lịch, khi chín vỏ quả màu vàng nhạt. 6 - Hồng không hạt Bắc
Kạn quả to, thuôn dài dạng hình tim.
- Hồng không hạt Bắc Kạn, quả nhỏ, ngắn, hơi tròn.
Đối với loại Hồng Thạch Thất, Hồng Nhân Hậu được trồng từ những năm 80 - 90 của thế kỷ trước thuộc nhiều dự án phát triển cây ăn quả của tỉnh Bắc Thái (cũ), cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, tuy nhiên hiện nay người dân không tiếp tục trồng và đang phá bỏ các giống cây này với lý do: kỹ thuật khử chát bằng hình thức dấm còn phức tạp, quả mềm khó vận chuyển, khi dấm không kỹ ăn có vị chát, đồng thời tập quán của người dân không thích ăn loại hồng mềm..Hoặc một số hộ đã tiến hành ghép cải tạo, dùng mắt Hồng không hạt Bắc Kạn ghép lên thân Hồng Thạch Thất, bước đầu có kết quả tốt.
Còn đối với Hồng Trung Quốc, mới được trồng khoảng 5-10 năm trở lại đây, tuy nhiên diện tích trồng còn ít.
Trong các giống trên thì phổ biến nhất là giống Hồng không hạt quả to, thuôn dạng hình tim, có năng suất cao, phẩm chất tốt đây cũng chính là giống hồng đặc sản được người dân lưu truyền do bán được giá và cho thu nhập cao nên đang được khuyến cáo phát triển trong thời gian vừa qua. Còn loại quả hơi tròn chín muộn diện tích ít hơn, được trồng để rải vụ thu hoạch.
Bảng 1.6: Đặc trưng về tính chất, đặc thù của 2 loại Hồng không hạt Bắc Kạn
STT Chỉ tiêu Loại Hồng dạng
thuôn dài
Loại hồng dạng tròn
1 Hình dáng quả Thuôn Ngắn, hơi tròn 2 Mầu sắc vỏ quả Vàng đỏ Vàng sẫm 3 Mầu sắc thịt quả Vàng sáng Vàng sáng 4 Hạt quả Không có Không có 5 Tai quả Tai to, có 4-5 tai Tai to, có 4 tai 6 Độ cứng quả sau khi ngâm Không cứng Hơi cứng 7 Độ chát của quả sau khi ngâm Không chát Không chát 8 Độ ngọt của quả sau ngâm Ngọt dịu đến ngọt đậm Ngọt dịu 9 Độ giòn thịt quả Nhiều cát đường, rất giòn Ít cát
10 Trọng lượng quả 15-18 quả/kg 25-30 quả/kg 11 Thời gian chín Tháng 8-9 9-10
Trong 2 loại hồng thì dạng quả thuôn dài chín sớm hơn vào khoảng 10/8- 19/9 âm lịch nên người ta cũng gọi là Hồng không hạt tháng 8-9, đây cũng là dịp tết Trung thu nên khi thu hoạch thường bán được giá . Còn loại hồng quả hơi tròn chín muộn hơn vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch nên người ta còn gọi là Hồng không hạt tháng 9- 10. Hiện nay thị hiếu người tiêu dùng và người dân trồng hồng tại Bắc Kạn đang ưa chuộng loại Hồng không hạt dạng thuôn dài, thu hoạch vào tháng 8-9 để cung cấp hồng vào dịp tết Trung thu hàng năm.
Ngày 11/11/2009, UBND tỉnh Bắc Kạn đã có Quyết định số 3483/QĐ- UBND về việc phê duyệt dự án Quy hoạch cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2008-2015, tầm nhìn đến năm 2020, trong đó quy hoạch diện tích trồng hồng không hạt là 1.200 ha; Đây là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của loại cây trồng này trên địa bàn tỉnh trong những năm qua.
Bảng 1.7: Tình hình phát triển cây hồng không hạt tỉnh Bắc Kạn từ 2000-2015
TT Năm Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Tấn) Diện tích Diện tích cho sản phẩm 1 2000 120 56 18 101 2 2001 123 56 18 101 3 2002 125 58 19 110 4 2003 127 62 20 124 5 2004 135 72 21 151 6 2005 145 75 19 143 7 2006 161 83 19 158 8 2007 192 87 20 174 9 2008 208 98 20 196 10 2009 258 100 21 210 11 2010 320 120 21 252 12 2011 482 250 20 500 13 2012 626 310 23 713 14 2013 732 395 24 928 15 2014 803 535 14 749 16 2015 827 550 35 1.925 17 2016 713 300 33 1.000 18 2017 850 430 41,9 1.800
Qua điều tra tại các hộ sản xuất hồng cho thấy: Diện tích trồng cây hồng không hạt tăng theo từng năm, nhất là giai đoạn từ 2008 đến 2017. Diện tích hồng cho thu hoạch cũng tăng từ 98 ha năm 2008 lên khoảng 430 ha vào năm 2017. Năng suất hồng thấp và không tăng đáng kể tư 20 - 23 tạ/ha, nguyên nhân là do thời tiết của từng năm.
Sản lượng hồng năm 2017 đạt khoảng 1.800 tấn tăng 1.604 tấn so với năm 2008.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm trong sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất hồng không hạt
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát triển sản xuất hồng như đã đề cập ở trên, có thể thấy rằng:
- Phát triển sản xuất hồng không hạt là sự gia tăng về diện tích, sản lượng, số hộ trồng và đầu tư khoa học công nghệ tiên tiến để sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Phát triển sản xuất Hồng không hạt giữ vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống của hộ nông dân miền núi nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Hồng không hạt là cây trồng lâu năm đồng thời phát triển cây hồng cùng một lúc có thể đạt được ba mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Phát triển trồng hồng không hạt đem lại lợi ích kinh tế cao cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các hộ dân ở vùng sâu, vùng xa sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và kinh tế đồi rừng, tuy nhiên cây hồng không hạt vẫn chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức.
- Phát triển sản xuất hồng không hạt cũng phụ thuộc một số yếu tố, trong đó quan trọng nhất là quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thị trường tiêu thụ.
- Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chế biến, bảo quản ngày càng quan trọng với các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, những năm gần đây hồng không hạt còn được quan tâm hơn như là nguyên liệu chính để sản xuất dược liệu chữa các loại bệnh …. Vì vậy, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hồng không hạt vẫn đang có xu hướng ngày càng tăng về số lượng và chất lượng.
- Trên thế giới hồng được sản xuất ở một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc. Tại Việt Nam, diện tích hồng không hạt phân bố chủ yếu tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn. Diện tích hồng không hạt tập
trung nhiều nhất ở tỉnh Lạng Sơn, hiện nay diện tích hồng toàn tỉnh lên tới trên 2.338,4 ha.
- Cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, một vài năm gần dây các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện, xã ngày càng chú trọng hơn việc phát triển trồng cây hồng không hạt, hỗ trợ các hộ gia đình trồng hồng không hạt về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến sau thu hoạch; xây dựng chỉ dẫn địa lý sản phẩm hồng cho cả tỉnh nhằm quảng bá và tìm được thị trường tiêu thụ ổn định, giúp cho các hộ nông dân yên tâm sản xuất.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật, những can thiệp chính sách nhằm cải thiện hiệu quả kỹ thuật trồng hồng không hạt quy mô hộ tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về năng suất, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Thực trạng phát triển cây Hồng không hạt tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn: Diện tích, năng suất, sản lượng, mô hình sản xuất, vấn đề về liên kết sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các hộ dân trong vùng.
Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trồng hồng không hạt tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Định hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu quả cây Hồng không hạt trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thu thập số liệu
2.3.1.1. Số liệu sơ cấp
Theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Kạn tại Báo cáo số 399/BC-UBND ngày 21/11/2016, cây hồng không hạt đang được trồng tại hầu hết các huyện với tổng diện tích 850 ha, trong đó có 430 ha cho thu hoạch, sản lượng khoảng 1.800 tấn. Trong đó, riêng huyện Ba Bể trồng 233 ha, chiếm 27,4% tổng diện tích toàn tỉnh. Đây là loại quả có đặc điểm là quả không có hạt, vỏ quả màu vàng đỏ khi chín, tai quả to, quả không cứng và không chát, vị ngọt dịu, quả nhiều cát đường và rất giòn.
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng hồng không hạt trên địa bàn, sử dụng phiếu khảo sát đã được thiết kế sẵn. Phiếu có 3 nội dung chính: (i) Đặc điểm chung về hộ khảo sát; (ii) Đặc điểm kỹ thuật của sản xuất hồng không hạt: sản lượng, năng suất, diện
tích và các yếu tố đầu vào trực tiếp khác như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động…(iii) Tiếp cận các nguồn lực để nâng cao hiệu quả sản xuất như nguồn vốn vay, tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về kỹ thuật sản xuất hồng không hạt...
Bảng 2.1: Sản lượng Hồng không hạt ở một số vùng trồng tập trung tại tỉnh Bắc Kạn STT Vùng trồng Diện tích cho thu hoạch (ha) Tỷ trọng diện tích (%) 1 Huyện Bạch Thông 30 3,53 2 Huyện Ba Bể 233 27,41 3 Huyện Chợ Đồn 115 13,53 4 Huyện Chợ Mới 45 5,29 5 Huyện Pác Nặm 20 2,35
6 Huyện Ngân Sơn 80 9,41
7 Huyện Na Rì 10 1,18
8 Thành phố Bắc Kạn 10 1,18
Cộng 850 100
Nguồn: Tính toán từ số liệu trong Báo cáo số 399/BC-UBND ngày 21/11/2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn
Nghiên cứu này lựa chọn huyện Ba Bể, nơi có diện tích hồng cho thu hoạch lớn nhất tỉnh để tiến hành khảo sát thu thập số liệu. Số lượng các hộ trồng hồng không hạt được chọn mẫu để khảo sát dựa trên 2 căn cứ chính: (i) Cỡ mẫu cần thiết để phân tích thống kê, theo đó số mẫu tối thiểu là 30 để đảm bảo các biến trong phân tích thống kê tiệm cận phân phối chuẩn (ii) Dựa trên tham vấn cán bộ địa phương, những người am hiểu về đặc điểm kinh tế kỹ thuật của trồng hồng không hạt tại địa bàn nghiên cứu.
Cỡ mẫu sẽ được phân bổ nhiều hơn cho các xã, thôn mà có sự khác biệt lớn hơn về quỹ mô và hình thức sản xuất giữa các nông hộ trồng hồng không hạt trên cùng một thôn, xã. Dựa trên những căn cứ cơ bản đã nêu, nghiên cứu này xác định cỡ mẫu là 90 hộ trồng hồng không hạt và được phân bổ theo Bảng 2. Theo đó,
nghiên cứu này lựa chọn 02 xã và 8 thôn đại diện cho huyện Ba Bể để khảo sát. Việc khảo sát hộ trồng hồng không hạt được tiến hành trực tiếp sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn.
Bảng 2.2: Cỡ mẫu và phân bổ cỡ mẫu nghiên cứu
Tên xã Tên thôn Số hộ khảo sát Tỷ trọng trong tổng mẫu (%) Đồng Phúc Tẩn Lùng 3 3.33 Cốc Coọng 1 1.11 Bản Chán 9 10.00 Nà Khâu 8 8.89 Quảng Khê Nà Lẻ 1 1.11 Chợ Lèng 1 1.11 Tổng Chảo 5 5.56 Nà Chom 62 68.89 Tổng 8 thôn 90 100
Nguồn: tính toán từ kết quả khảo sát trên cơ sở tham vấn ý kiến cán bộđịa phương, 2017 2.3.1.2. Số liệu thứ cấp
Trong nghiên cứu này, số liệu thứ cấp được thu thập và hệ thống hóa từ niên giám thống kê, sách, các bài báo khoa học, báo cáo tổng kết dự án và các tài liệu khác về phát triển cây hồng không hạt nói chung và hồng không hạt huyện Ba Bể nói riêng.
2.3.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
- Phương pháp tổng hợp: Phân tổ, sắp xếp. - Công cụ tổng hợp: Excel, ems.
- Phương pháp trình bày số liệu tổng hợp: Bảng, đồ thị.
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp phân tích định tính: Phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn bán cấu trúc, phân tích Swot…
- Phương pháp phân tích định lượng: Thống kê mô tả, phân tích hồi quy (Phân tích DEA, mô hình Tobit…).
2.3.4. Uớc lượng hiệu quả sử dụng phương pháp đường biên sản xuất DEA
Khái niệm về hiệu quả kỹ thuật lần đầu tiên được Farrell (1957) đề xuất và xác định hai hình thức hiệu quả, bao gồm hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh khả năng của một nông hộ để có được sản lượng tối đa dựa trên một tập hợp các yếu tố đầu vào nhất định. Ngoài ra, theo Coelli và cộng sự. (2005), hiệu quả kỹ thuật thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được (ví dụ: lượng sản phẩm) so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó (ví dụ: đất đai, phân bón, công lao động..). Theo Hình 2.1, F thể hiện đường biên, hay còn gọi là đường giới hạn năng lực sản xuất hoặc mức sản lượng tối đa có thể đạt được với các nguồn lực cho trước. Nông hộ A hoạt động dưới đường F nên không có hiệu quả kỹ thuật. Nông hộ B và C hoạt động trên đường biên nên có hiệu quả kỹ thuật. Theo định hướng tối ưu hóa sử dụng các yếu tố đầu vào, hiệu quả kỹ thuật của nông hộ A được tính như sau: TEA = Mức kỳ vọng/Mức thực tế = OC/OA≤1. Giả sử TEA = 0.70, có nghĩa nông hộ A có thể giảm thêm 30% lượng chi phí để sản xuất ra cùng 1 lượng nông sản.