5. Những đóng góp mới của đề tài
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là: 485.943 ha. Đất nông nghiệp: 37.798 ha chiếm 7,78%, gồm: đất trồng cây hàng năm: 32.536ha (đất trồng lúa: 19.180ha, đất đồng cỏ chăn nuôi: 871ha, đất trồng cây hàng năm khác: 12.485ha); đất trồng cây lâu năm: 5.262ha. Đất Lâm nghiệp: 333.059 ha, chiếm 68,53%, gồm: đất có rừng sản xuất: 198.576 ha, đất rừng phòng hộ 111.107 ha, rừng đặc dụng: 23.376 ha.
- Dân số: Dân số của tỉnh là 302.786 người, trong đó: Kinh 7,58 %; Tày 55,83%; Dao 19,78%; Nùng 9,43%; Hoa 0,44%; Sán chí 0,55%. Mật độ bình quân khoảng 62,3 người/km2. Bình quân lương thực đầu người vào khoảng 440kg /1năm. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 4 triệu/ năm.
Cơ cấu dân tộc của tỉnh Bắc Kạn chia thành hai bộ phận dân cư:
- Bộ phận thứ nhất là nhóm dân tộc thiểu số đã định canh định cư (ĐCĐC) sống ổn định gồm: Tày, Nùng, Hoa, Kinh chiếm 65,70% dân số, sinh sống tại các thôn, bản, thị trấn, thị xã và các tiểu vùng sinh thái thấp, có tập quán sản xuất là trồng lúa nước, cây công nghiệp, cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi gia súc và gia cầm, có trình độ thâm canh khá, đời sống kinh tế văn hoá xã hội tương đối ổn định.
- Bộ phận thứ hai là một số dân tộc thiểu số ĐCĐC nhưng chưa bền vững gồm: Dao, Mông, Sán chí chiếm 26,61% dân số, sinh sống phân tán ở các thôn bản vùng cao địa hình sinh thái phức tạp, trình độ thâm canh cây trồng, vật nuôi thấp, sản xuất chủ yếu vẫn là quảng canh theo kinh nghiệm truyền thống, một số đồng bào còn du canh du cư, còn nhiều tập tục lạc hậu, đời sống kinh tế văn hoá xã hội
còn gặp rất nhiều khó khăn. Đây cũng chính là bộ phận dân cư có tỷ lệ đói nghèo lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn.
Do vậy việc nghiên cứu phát triển một loại cây trồng bản địa có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, phù hợp với điều kiện của địa phương như cây hồng là rất quan trọng với đồng bào vùng này.
- Khí hậu thuỷ văn:
Huyện Ba Bể nằm ở phía tây bắc của tỉnh Bắc Kạn, trong vùng đệm của cánh cung Ngân Sơn nên chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng núi Đông - Bắc với đặc điểm: Mùa đông giá lạnh và khô hạn kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau nhiều năm có sương muối. Mùa hè nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Biên độ nhiệt chênh lệch từ 12 - 14oc
Nhiệt độ trung bình 200c - 250c, cao nhất 350c, thấp nhất 30c. Số giờ nắng trung bình trong năm là 1533 giờ. Với điều kiện khí hậu như vậy tương đối thuận lợi cho cây hồng sinh trưởng phát triển.
Nguồn nước khó khăn, chủ yếu là nước mưa, nước trong khe núi. Mùa đông khô hạn rất thiếu nước... Đây cũng là một trong những yếu tố hạn chế đến việc trồng hồng và năng suất của hồng.
- Địa hình - Đất đai:
Ở độ cao trung bình 500 - 600 m so với mặt nước biển, Bắc Kạn cao hơn hẳn các tỉnh xung quanh. Là một tỉnh miền núi, địa hình Bắc Kạn đa dạng, chủ yếu là đồi núi, trung du với hệ thống sông ngòi dày đặc. Trên địa bàn có nhiều đỉnh núi cao trên 1300 m, như dãy Năm Khiếu Thượng thuộc huyện Ba Bể có đỉnh cao 1640 m, dãy Hoa Sơn thuộc địa bàn các huyện Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông và Ngân Sơn có ba đỉnh cao 1502 m, 1571 m và 1525 m, dãy Tam Tao nối dãy Hoa Sơn với dãy Tam Đảo (Thái Nguyên) cũng có ba đỉnh cao 1314 m, 1328 m và 1342 m
Vùng phía Tây và Tây Bắc: bao gồm các mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ Đồn, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hướng vòng cung Tây Bắc - Đông Nam ra hướng của hệ thống dòng chảy lưu vực sông Cầu từ thượng nguồn đến thị xã Bắc Kạn. Đây là vùng khuất gió mùa đông bắc, nhưng lại đón gió mùa Tây Nam nên mưa nhiều, lượng mưa trung bình hơn 1.600 mm.
Đất Bắc Kạn nhìn chung màu mỡ, tầng đất dày và có hàm lượng mùn cao, thích hợp với nhiều loại cây nông nghiệp, công nghiệp và lâm nghiệp.