5. Những đóng góp mới của đề tài
1.2.2. Lý luận về năng suất, hiệuquả trong sản xuất nông nghiệp
1.2.2.1. Một số khái niệm về năng suất
* Năng suất:
- Theo Từ điển Oxford [21] “năng suất là tính hiệu quả của hoạt động sản xuất được đo bằng việc so sánh giữa khối lượng sản xuất trong những thời gian hoặc nguồn lực được sử dụng để tạo ra nó”- Cách tiếp cận mới về năng suất lao
- Theo từ điển kinh tế học hiện đại của MIT (Mỹ) “năng suất là đầu ra trên một đơn vị đầu vào được sử dụng. Tăng năng suất xuất phát từ tăng tính hiệu quả
của các bộ phận vốn, lao động. Cần thiết phải đo năng suất bằng đầu ra thực tế, nhưng rất ít khi tách riêng biệt được năng suất của nguồn vốn và lao động”- Cách tiếp cận mới về năng suất lao động.GS- PTS Nguyễn Đình Phan.Nxb Chính trị quốc gia, HN. Tr 6.
Khái niệm mới về năng suất bao hàm nội dung coi trọng sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào với suất tiêu hao lao động và nguyên vật liệu thấp, hàm lượng trí tuệ - KH&CN - ngày càng cao. Nói tới năng suất, người ta chú trọng hơn yêu cầu lượng đầu ra phải tăng lên hoặc tăng nhanh hơn lượng đầu vào để có ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của dân cư, tạo thêm việc làm cho người lao động; tăng năng suất không chỉ tăng thêm kết quả sản xuất của một đơn vị đầu vào mà còn phải tăng thêm ngày càng nhiều số đơn vị có mức năng suất cao. Như vậy, tăng năng suất không phải là giảm bớt việc làm, mà ngược lại, tăng năng suất gắn liền với tăng việc làm cho người lao động.
1.2.2.2. Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả được định nghĩa là đạt được một kết quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian, công sức và nguồn lực nhất. Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như lao động, vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được (outputs) so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó. - Võ Đình Quyết, Trường Đại học Nha Trang.
1.2.2.3. Khái niệm hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency)
Hiệu quả kỹ thuật là tối thiểu hóa lượng các yếu tố đầu vào với đầu ra cho trước hoặc tối đa hóa các yếu tố đầu ra với lượng yếu tố đầu vào cho trước. Có hai phương pháp đo lường hiệu quả kỹ thuật phổ biến là: phân tích màng dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA) và phân tích đường biên ngẫu nhiên (Stochastic Production Frontier - SPF), trong đó SFA sử dụng phương pháp tham số (parametric methods), DEA dựa theo phương pháp phi tham số (non - parametric methods) để ước lượng giới hạn khả năng sản xuất dựa trên các quan sát thực tế.
Phương pháp DEA
DEA lần đầu tiên được phát triển bởi Charnes, Cooper, và Rhodes vào năm 1978. Có hai phương pháp tiếp cận ước lượng giới hạn khả năng sản xuất là: phân tích màng dữ liệu trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Constant Return to Scale - CRS) và phân tích màng dữ liệu trong trường hợp qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (Variable Return to Scale - VRS). Cả hai mô hình DEACRS và DEAVRS đều được xây dựng với giả thiết tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào mà không làm giảm sút đầu ra và tối đa hóa đầu ra dựa trên đầu vào có sẵn.
Để so sánh phương pháp DEACRS và DEAVRS, ta xét điểm không đạt hiệu quả kỹ thuật P (hình 1.1). Sự không hiệu quả kỹ thuật theo mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) của điểm P là một khoảng cách PPc. Trong khi đó, sự không hiệu quả kỹ thuật theo mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS) chỉ là PPv. Sự khác biệt của hai mô hình đo lường này là do sự không hiệu quả về mặt qui mô. Các khái niệm này có thể chỉ rõ trong đo lường hiệu quả tỉ lệ như sau:
TECRS = APc/ AP TEVRS = APv/ AP
Hình 1.1. Mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào DEACRS và DEAVRS
Do vậy, hệ số hiệu quả TECRS, TEVRS trong mô hình phân tích màng dữ liệu luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 1.
1.2.2.4. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một vấn đề quan trọng cả về lý thuyết và thực tiễn. Đảm bảo hiệu quả kinh tế là vấn đề bao trùm thể hiện của chất lượng của toàn bộ công tác quản lý kinh tế vì suy cho cùng quản lý kinh tế là đảm bảo tạo ra kết quả cuối cùng, hiệu quả cuối cùng của mọi quá trình kinh tế. Dự thảo chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đã chỉ rõ “Hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển”. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó.
1.2.2.5. Đo lường năng suất, hiệu quả trong nông nghiệp
Cho đến nay có đã có rất nhiều các nghiên cứu sử dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) nhằm ước lượng đường biên sản xuất chung. Rao và cộng sự (2003) và O’Donnell và cộng sự (2008) sử dụng mô hình DEA trong phân tích sự khác biệt năng suất nông nghiệp của 97 nước. Các nước này được chia thành 4 nhóm. Các tác giả chỉ ra rằng Châu Mỹ là khu vực có hiệu quả kỹ thuật cao nhất trong khi đó Châu Phi là thấp nhất. Châu Á nắm giữ vị trí hàng đầu trong công nghệ sản xuất nông nghiệp. Với phương pháp tương tự, Krishnasamy và Ahmed (2009) phân tích tăng trưởng năng suất và chỉ ra khoảng cách giữa 26 nước OECD. Ở cấp số liệu vi mô, Breustedt và cộng sự (2009) phân tích hiệu quả kỹ thuật và khoảng cách công nghệ giữa 2 nhóm: 1.239 nông trại truyền thống và 102 nông trại organic ở Bavaria, Đức vào năm 2005.
Khác với các nghiên cứu sử dụng bao dữ liệu giản đơn chỉ tập trung vào hiệu quả kỹ thuật và khoảng cách công nghệ ở một thời điểm nhất định, Oh và Lee (2010) xây dựng chỉ số Malmquist TFP toàn cục nhằm đo lường xu hướng thay đổi của hiệu quả kỹ thuật, tiến bộ công nghệ và năng suất trong thời kỳ. Các tác giả ước lượng tăng trưởng năng suất và các thành phần của nó đối với một mẫu gồm 58 nước được chia thành 5 khu vực trong giai đoạn 1970-2000. Oh (2010) kết hợp chỉ số này với những khác biệt giữa các nhóm để phát triển thành chỉ số tăng trưởng năng suất “nhạy cảm”. Tác giả đã sử dụng nó trong phân tích tăng trưởng năng suất của 46 nước được chia thành 3 khu vực trong giai đoạn 1992-2003.
Battese và cộng sự (2002, 2004) cùng với O’Donnell và cộng sự (2008) phát triển phương pháp phân tích sản xuất biên ngẫu nhiên để ước lượng đường biên sản
xuất chung được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu đo lường hiệu quả và năng suất. Rao và cộng sự (2003) và O’Donnell và cộng sự (2008) phân tích sự khác biệt năng suất nông nghiệp giữa 97 quốc gia trong các khu vực: Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á và Châu Âu trong giai đoạn 1986-1990. Cũng sử dụng phương pháp này, Jemaa và Dhif (2005) đo lường năng suất nông nghiệp và khoảng cách trong công nghệ sản xuất giữa khu vực MENA và một số nước Châu Âu. Chen và Song (2008) ước lượng hiệu quả kỹ thuật và khoảng cách trong công nghệ sản xuất giữa 4 khu vực bao gồm 31 tỉnh của Trung Quốc vào những năm 1990. Ở cấp số liệu vi mô, Moreira và Bravo-Ureta (2010) đo lường hiệu quả kỹ thuật và tỷ lệ khoảng cách công nghệ của các trang trại bò sữa ở 3 quốc gia: Argentina, Chile và Uruguay. Tương tự, Mariano và cộng sự. (2010) phân tích hiệu quả và khoảng cách công nghệ của 2,000 trang trại trồng lúa trong 4 vùng khí hậu ở Phillipine trong giai đoạn 1997-2007.
Cho đến nay chưa có một nghiên cứu được công bố nào sử dụng những phương pháp này để ước lượng khoảng cách trong công nghệ sản xuất nông nghiệp cũng như các khu vực khác ở Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực hiệu quả kỹ thuật và năng suất nông nghiệp chủ yếu theo hướng sử dụng các phân tích định tính và thống kê mô tả. Một số nghiên cứu định lượng trong lĩnh vực này đều sử dụng phương pháp bao dữ liệu để ước lượng chỉ số Malmquist TFP truyền thống hoặc sử dụng phương pháp phân tích hàm sản xuất biên ngẫu nhiên truyền thống như: Son, Coelli và Fleming (1993) - các trang trại cao su; Nghiêm và Coelli (2002) - ngành lúa gạo; Rios và Shively (2005) - các trang trại trồng cà phê; Linh (2008) - nông nghiệp nói chung; Minh và Long (2008) - nông nghiệp nói chung; Kompas và cộng sự (2009) - ngành lúa gạo. Các nghiên cứu này không chỉ ra được sự khác biệt, mức độ thay đổi về công nghệ sản xuất giữa các vùng nông nghiệp do chúng đều giả định rằng tất cả các tỉnh (hộ/trang trại sản xuất nông nghiệp) có cùng công nghệ tại mỗi thời kỳ.