Diện tích, năng suất, sản lượng và phân bố sản xuất hồng không hạt theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả trồng hồng không hạt của nông hộ trên địa bàn huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 48 - 50)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng và phân bố sản xuất hồng không hạt theo

địa bàn ti Bc Kn

- Cây hồng không hạt là đối tượng cây ăn quả dễ trồng, không kén đất, đã được trồng nhiều năm tại Bắc Kạn và thực tế đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, có hộ thu được từ 80 - 120 triệu đồng trên năm.

- Các điều kiện sinh thái (nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, …) phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây hồng.

- Cây hồng không hạt Bắc Kạn thuộc nhóm hồng ngâm, khối lượng quả trung bình 40 - 65 gr/quả, khi chín vỏ quả vàng nhạt, thịt quả giòn, thơm, vị đậm. Hồng được trồng rải rác ở các huyện trong tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở 3 huyện Ba Bể, Ngân Sơn và Chợ Đồn.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Kạn tại Báo cáo số 399/BC-UBND ngày 21/11/2016, năm 2016, cây Hồng không hạt Bắc Kạn đang được trồng tại hầu hết các huyện với tổng diện tích 850 ha, trong đó có 430 ha cho thu hoạch, sản lượng khoảng 1.800 tấn. Trong đó, riêng huyện Ba Bể trồng 233 ha, chiếm 27,4% tổng diện tích toàn tỉnh.

Bảng 3.1: Sản lượng Hồng không hạt ở một số vùng trồng tập trung năm 2016 STT Vùng trồng thu hoạch (ha) Diện tích cho Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha)

1 Huyện Bạch Thông 30 120 40

2 Huyện Ba Bể 233 500 42

3 Huyện Chợ Đồn 115 500 43 4 Huyện Chợ Mới 45 200 44

5 Huyện Pác Nặm 20 60 30

6 Huyện Ngân Sơn 80 350 44

7 Huyện Na Rì 10 40 40

8 Thành phố Bắc Kạn 10 30 30

Cộng 850 1.800 41,9

3.1.3.1. Về kỹ thuật canh tác

Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã và đang được áp dụng vào sản xuất cây hồng, trong đó đặc biệt chú trọng là công tác giống đã được theo dõi đánh giá, chọn lọc, bình tuyển các cây ưu tú để xây dựng vườn ươm giống lấy mắt ghép, cành ghép phục vụ sản xuất giống tốt tại chỗ đáp ứng đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất.

- Công tác quản lý chất lượng cây giống ngày càng được đổi mới và nâng cao chất lượng, nhất là công tác tổ chức sản xuất, kiểm tra, giám sát và thẩm định cây giống trước khi xuất vườn.

- Chủ động trong công tác dự tính, dự báo thời tiết, dịch bệnh hại trên cây ăn quả nói chung và cây cam, quýt nói riêng nhằm phát hiện sớm phòng trừ có hiệu quả hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại cho người sản xuất.

3.1.3.2. Về kỹ thuật trồng, chăm sóc

- Nhân giống: Từ năm 2005 trở về trước trồng hồng chủ yếu từ dâm rễ và một phần diện tích được sử dụng trồng từ hạt. Từ 2005 trở đi phương pháp ghép để nhân giống đã được sử dụng rộng rãi và là một giải pháp kỹ thuật để phát triển hồng không hạt tại Bắc Kạn. Tuy nhiên, do kỹ thuật sản xuất yêu cầu cao, tỷ lệ thành công thấp do vậy nguồn giống sản xuất không đáp ứng được yêu cầu sản xuất của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Phân bón: Hầu hết các hộ dân trồng hồng trên địa bàn tỉnh không có phân chuồng, nhiều hộ còn trồng chay, phân bón củ yếu phân hóa học được bón 01 lần/năm (đợt 1 vào cuối háng 9 đầu tháng 10); lượng phân bón ít vào khoảng 2 - 2,5tấn/ha.

- Thời vụ gieo trồng: Đã được nông dân tuân thủ và thực hiện theo sử chỉ đạo trồng tập trung trồng chủ yếu trong vụ xuân (tháng 2-3 dương lịch) số diện tích còn lại trồng trong vụ thu (tháng 11-12).

- Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm "Hồng không hạt Bắc Kạn"để từng bước quảng bá sản phẩm, thu hút các nhà đầu tư kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Diện tích trồng hồng không hạt trên địa bàn tỉnh qua các năm diện tích trồng tăng rõ rệt, chủ yếu tập trung tại các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn

- Diện tích trồng hồng chủ yếu tập trung trên đất vườn đồi và chủ yếu do các hộ tự đầu tư sản xuất chiểm trên 70%.

- Các hộ tham gia sản xuất hồng chủ yêu là dân tộc thiểu số, có điều kiện kinh tế trung bình và trên 95% chưa qua đào tạo tập huấn.

- Chỉ có khoảng 50% số hộ điều tra có bón lót phân trước khi trồng cây và chỉ khoảng 20- 30% có bón thúc qua các năm chăm sóc.

- Nguồn giống trồng chủ yếu là nhân giống từ rễ tại các cây hồng tại địa phương, còn lại là cây ghép được lấy từ cây đầu dong đã được bình tuyển cho quả chất lượng tốt và mẫu mã đẹp, tuy nhiên do thiếu giống sản xuất một số người dân mua trôi nổi trên thị trường chưa được kiểm soát.

- Về giá bán bình quân hàng năm 15.000-20.000 đ/kg chính vụ, đặc biệt đầu vụ và cuối vụ giá có thể lên tới 30.000-40.000đ/kg nhưng lượng sản phẩm này ít.

- Việc bón phân thúc và phòng trừ sâu bệnh cho chưa được chú trọng và chưa có công thức bón phân phù hợp vì vậy tuổi thọ của cây bị rút ngắn, vườn cây già cỗi nhanh, giảm năng suất và chất lượng quả.

- Việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, giá bán chưa đạt như kỳ vọng do công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu chưa thực hiện, mẫu mã quả còn chưa đẹp, sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn ViêtGap, chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận chưa phát triển thị trường lớn đặc biệt thị trường Hà Nội...

Trong những năm qua nhiều đề tài đã tiến hành điều tra, tuyển chọn, nhân giống và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng cây ăn quả nói chung và cây hồng nói riêng nhưng chưa được phát triển mở rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả trồng hồng không hạt của nông hộ trên địa bàn huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)