Ước lượng hiệuquả trồng hồng không hạt sử dụng DEA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả trồng hồng không hạt của nông hộ trên địa bàn huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 61)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.3. Ước lượng hiệuquả trồng hồng không hạt sử dụng DEA

3.3.1. Mc hiu qu k thut ca các nông h trng hng không ht ti huyn Ba B

Bản chất của hiệu quả kỹ thuật là phản ánh các yếu tố đầu vào vật chất sử dụng và sản lượng đầu ra. Do đó, các biến sử dụng trong mô hình DEA là những biến đầu

vào trực tiếp được sử dụng để sản xuất hồng không hạt. Bảng 3.5 mô tả các biến sử dụng trong mô hình DEA.

Bảng 3.5: Các biến sử dụng trong mô hình DEA

Tên biến Đơn vị đo mẫu Cỡ Trung bình

Độ lệch chuẩn

Diện tích hồng không hạt cho khai thác

bình quân hộ Ha 90 0.30 0.34 Diện tích hồng không hạt bình quân hộ Ha 90 0.70 0.14 Chi phí giống Triệu đồng/ha 90 15.60 11.11 Chi phí phân bón Triệu đồng/ha/năm 90 1.37 1.76 Tỷ trọng thời gian dành cho sản xuất

hồng không hạt/ngày % 90 50.11 21.38 Chi phí thuốc bảo vệ thực vật 1000 đồng/ha/năm 90 60.72 45.54 Chi phí máy móc, công cụ, dụng cụ (triệu

đồng/ha/năm) 90 3.51 1.69 Năng suất thu hoạch bình quân hộ Tấn/ha 90 1.86 3.10

Nguồn: kết quả tính toán từ số liệu điều tra, 2017

Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất hồng không hạt theo mô hình phân tích màng bao dữ liệu theo định hướng tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố sản xuất đầu vào, hiệu quả không đổi theo quy mô được thể hiện ở Bảng 3.6. Hệ số hiệu quả kỹ thuật vào nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Nếu hệ số này nhận giá trị bằng 1, có nghĩa là hộ sản xuất hồng không hạt đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu (nằm trên đường giới hạn năng lực sản xuất), nhỏ hơn 1 có nghĩa là hộ sản xuất hồng không hạt chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu. Mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của 90 hộ trồng hồng không hạt ở huyện Ba Bể được ước lượng là 49,98% với khoảng ước lượng trong khoảng từ 30,0% đến 100%. Kết quả này hàm ý rằng với mức sản lượng và năng suất thực tế đạt được, hộ sản xuất hồng không hạt chỉ cần sử dụng 49,98% lượng đầu vào và có thể tiết kiệm được 50,02% lượng đầu vào đã sử dụng. Kết quả ước lượng cũng cho thấy có sự dao động lớn về hiệu quả kỹ thuật giữa các hộ trồng hồng không hạt. Trong tổng số 90 hộ trồng hồng không hạt, có 33,33% số hộ đạt mức hiệu quả dưới

30%, có 46,67% hộ đạt mức hiệu quả kỹ thuật từ 30,08% đến 66,67%, chỉ có 20,00% số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật từ 72,45% trở lên. Điều này cho thấy, hiệu quả kỹ thuật của các phần lớn các nông hộ trồng hồng không hạt ở huyện Ba Bể là khá thấp, và có tiềm năng lớn để cải thiện.

Bảng 3.6: Hiệu quả kỹ thuật sản xuất hồng không hạt của các hộ khảo sát Mức hiệu quả TE(%) Số hộ (hộ) Tỷ trọng (%) <30,0 30 33,33 30,08-33,81 6 6,67 34,72-43,44 18 20,0 44,0-66,76 18 20,0 72,45-100 18 20,0 Trung bình TE 49,98 Độ lệch chuẩn TE 25,39 Mức hiệu quả kỹ thuật lớn nhất 100 Mức hiệu quả kỹ thuật nhỏ nhất (%) 30,0 Tổng số quan sát (hộ) 90

Nguồn: Kết quảước lượng DEA, sử dụng phần mềm EMS, số liệu khảo sát 2017

3.3.2. Các yếu tnh hưởng đến hiu qu k thut trng hng không ht ti huyn Ba B

Về mặt kỹ thuật, kết quả sản xuất hồng không hạt phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi của cây hồng. Do đó, trong mô hình Tobit, biến phản ánh độ tuổi của vườn hồng được đưa vào trong mô hình Tobit nhằm kiểm soát sự khác biệt về độ tuổi. Kết quả ước lượng mô hình Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ sản xuất hồng không hạt huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn được thể hiện ở Bảng 3.7. Kết quả ước lượng cho thấy giá trị Prob > 2 của mô hình hồi quy Tobit rất nhỏ (nhỏ mức ý nghĩa 1%), phản ánh sự phù hợp của mô hình Tobit trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu cho có 4 yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng hồng không hạt bao gồm: tuổi của cây hồng không

hạt, khoảng cách đến các điểm chợ gần nhất, tiếp cận các khóa tập huấn và tiếp cận tín dụng chính thức.

Hệ số ước lượng của biến đại diện cho tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức có giá trị β = 0,4978 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, các hộ có tiếp cận tín dụng chính thức có hiệu quả kỹ thuật cao hơn các hộ không vay vốn. Tín dụng là điều kiện cần thiết để cung cấp nguồn vốn đầu tư nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất hồng không hạt. Kết quả này phù hợp với phát hiện của gần đây bởi Trần Thụy Ái Đông và cộng sự. (2017) khi các tác giả cho rằng các yếu tố như tín dụng đóng vai trò tích cực trong cải thiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tín dụng tạo ra áp lực về trách nhiệm hoàn trả vốn và do đó khuyến khích các nông hộ sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả hơn. Ngoài ra, tiếp cận tín dụng giúp nông hộ tháo gỡ được những rào cản tài chính trong mở rộng đầu tư thâm canh tăng năng suất, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật trồng hồng không hạt.

Hệ số ước lượng của biến đại diện cho việc tiếp cận các khóa đào tạo, tập huấn về kỹ thuật canh tác hồng không hạt có giá trị bằng 0,4257 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, các hộ được tham gia vào các khóa tập huẫn kỹ thuật canh tác hồng không hạt có hiệu quả kỹ thuật cao hơn. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng cho rằng tập huấn giúp cải thiện kiến thức của nông hộ, cải thiện kỹ thuật canh tác, giúp nông hộ sử dụng các yếu tố sản xuất như lao động, đất đai, vốn hiệu quả hơn. Ngoài ra, những hộ được tham gia các khóa tập huấn thường là thành viên của hội nông dân, hội phụ nữ, những tổ chức có vai trò rất quan trọng trong kết nối hộ nông dân với thị trường và chuyển giao công nghệ để giúp nông hộ gia tăng hiệu quả sản xuất. Lập luận này cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây. Chẳng hạn, trong một nghiên cứu bởi Đỗ Quang Giám (2006), tác giả kết luận rằng đối với những hộ sử dụng nguồn lực chưa hiệu quả thì việc tăng cường công tác khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng đóng vai trò quan trọng để cải thiện hiệu quả. Nguyen Van Phu và Nguyen The To (2016) cũng chỉ ra rằng trong số các chính sách can thiệp của nhà nước, chính sách về hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật sử dụng các yếu tố sản xuất đầu vào đóng vai trò tích cực trong cải thiện hiệu quả kỹ thuật canh tác chè ở khu vực miền núi phía Bắc, Việt Nam.

Bảng 3.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng mô hình Tobit

Tên biến

Thống kê mô tả

Kết quả ước lượng từ mô hình Tobit Trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số ước lượng (β) Sai số chuẩn Thống kê t Tuổi của chủ hộ (năm) 45,74 9,84 0,0058 0,0055 1,05 Trình độ học vấn của chủ hộ

(số năm tới trường) 8,13 2,73 -0,0081 0,0195 -0,41 Số nhân khẩu của hộ (nhân

khẩu) 4,8 0,98 -0,0438 0,0511 -0,86 Khoảng cách từ hộ đến các

điểm chợ gần nhất (km) 1,41 0,72 -0,1923

** 0,0740 -2,60 Tuổi của vườn hồng không

hạt (năm) 5,45 3,46 0,0584

*** 0,0143 4,08 Hộ được tham gia các khóa

đào tạo, tập huấn về kỹ thuật canh tác hồng không hạt (1= Có) 0,31 0,46 0,4257*** 0,1066 3,99 Hộ có vay vốn từ nguồn chính thức (1= Có) 0,12 0,33 0,4978 *** 0,1406 3,54 Hằng số -0,0955 0, 3919 -0.24 Số quan sát (hộ) 90 LR chi2(7) 53.89 Prob > chi2 0.0000 Pseudo R2 0.3442 Giá trị sigma 0,3826 0,0424

Nguồn: Kết quảước lượng mô hình Tobit của các tác giả dựa trên số liệu khảo sát năm 2017

Biến phụ thuộc: Mức hiệu quả kỹ thuật TE [0,1]; *** Có ý nghĩa thống kê ở

mức 1%; ** Có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; * có ý nghĩa thống kê ở mức 10%

Hệ số ước lượng của biến thể hiện khoảng cách từ hộ đến chợ gần nhất có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trong điều kiện các yếu tố khác không

đổi, những hộ càng xa các điểm chợ thì hiệu quả kỹ thuật càng thấp. Điều này có thể được giải thích bởi thực tế khi khoảng cách càng xa thị trường, chi phí vận chuyển và chi phí giao dịch trong sản xuất, tiêu thụ hồng không hạt có thể phát sinh thêm, từ đó làm giảm hiệu quả kỹ thuật. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Dũng và Ninh (2014) khi cho rằng khoảng cách từ nơi sinh sống của nông hộ tới các điểm chợ có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các nông hộ trồng lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long.

Hệ số ước lượng của biến tuổi của cây hồng có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, những hộ mà có vườn hồng có độ tuổi càng cao thì hiệu quả kỹ thuật càng lớn. Kết quả này là dễ hiểu bởi, năng suất, sản lượng hồng không hạt có thể tăng ở giai đoạn hồng ở độ tuổi khai thác tốt nhất.

3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cây Hồng không hạt trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

3.4.1. Quan đim - phương hướng - mc tiêu sn xut đến năm 2025

Trong chiến lược phát triển nông - lâm nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, huyện Ba Bể coi hồng không hạt là một trong những loại cây trồng góp phần giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Khi hồng không hạt đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cùng với nhu cầu thị trường tăng cao thì việc mở rộng diện tích giống cây ăn quả đặc sản này càng mang tính cấp thiết với cả chính quyền và người dân nơi đây.

3.4.1.1. Quan điểm về phát triển sản xuất ở huyện Ba Bể

Là huyện có rất nhiều tiềm năng để sản xuất hồng không hạt như: Điều kiện về địa hình, sinh thái, đất đai thích hợp với trồng hồng, diện tích đồi núi chưa sử dụng còn nhiều, lao động dồi dào; có kinh nghiệm trong trồng, khai thác và sử dụng sản phẩm hồng; có các dự án hỗ trợ về vốn, giống, được tập huấn kỹ thuật trồng và khai thác. Hiện nay, sản xuất hồng không hạt được khẳng định là có hiệu quả kinh tế, vừa cung cấp được một khối lượng không nhỏ sản phẩm cần thiết cho xã hội vừa góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống và góp phần xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân. Đây là một cơ sở quan trọng để bảo đảm cho sự phát triển sản xuất hồng không hạt tại huyện Ba Bể.

Quan điểm phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của huyện Ba Bể là phát triển bền vững bảo đảm hài hoà, toàn diện các mục tiêu: Hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

3.4.1.2. Phương hướng phát triển sản xuất ở huyện Ba Bể

Cấp ủy, chính quyền địa phương đều nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện phát triển cây hồng không hạt, một loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nhân dân. Kịp thời chỉ đạo các văn bản của cấp trên về phát triển nông lâm nghiệp trên địa bàn, cụ thể hóa chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2010-2015 về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xác định cây hồng không hạt là một trong những cây trồng thế mạnh của địa phương; Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 08 tháng 7 năm 2011 về phát triển nông lâm nghiệp giai đoạn 2011-2015, trong đó đã đề ra kế hoạch và giải pháp phát triển cây hồng không hạt giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 31/5/2016 Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 4 (khóa XXI) về tiếp tục phát triển cây hồng không hạt giai đoạn 2016- 2020; Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 03/10/2016 Nghị quyết hội nghị Ban cấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 6 (khóa XXI) về phát triển Nông lâm nghiệp giai đoạn 2016-2020; Chương trình hành động số 1954/UBND-VP ngày 06/10/2016 của UBND huyện Ba Bể về thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26/4/2016 về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường giai đoạn 2016-2020;

3.4.2. Các gii pháp nâng cao hiu qu kinh tế cây Hng không ht trên địa bàn huyn Ba B huyn Ba B

3.4.2.1. Căn cứđề xuất giải pháp

* Căn cứ vào nhu cầu:

- Nhu cầu về sản phẩm: Phát triển sản xuất hồng không hạt nhằm tạo ra những vùng sản xuất tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả môi trường thân thiện với sức khỏe cộng đồng, hiệu quả xã hội cho người sản xuất. Với thị trường thì đó là thị trường ổn định, ngày càng phát triển, hàng hóa có thương hiệu, được tín nhiệm và có thể tham gia cung ứng xuất khẩu.

- Đáp ứng thị hiếu tiêu dùng: Hồng không hạt là một sản phẩm nằm trong xu hướng thị hiếu tiêu dùng hiện nay. Khi chưa tổ chức được sản xuất và các kênh tiêu thụ sản phẩm, chưa kiểm soát, giám sát được hoạt động sản xuất và lưu thông phân phối thì người sản xuất và tiêu dùng vẫn phải chấp nhận thực trạng này. Nhưng khi tổ chức được sản xuất và lưu thông thì sẽ đáp ứng được xu hướng thị hiếu của thị trường và có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển và điều tiết thị trường theo hướng tích cực, đúng đắn.

- Nâng cao trình độ, ý thức của người sản xuất: Hiện nay, nhu cầu xã hội đòi hỏi về sản phẩm hồng không hạt ngày càng gia tăng, nhưng sản xuất và cung ứng sản phẩm vẫn chưa đáp ứng. Sản xuất hồng không hạt trên địa bàn tỉnh chủ yếu được thực hiện ở các hộ gia đình nông dân với quy mô nhỏ. Tập quán canh tác mang tính truyền thống, tự phát, kỹ thuật chuyên canh chưa có, năng suất, chất lượng thấp; Trình độ của người sản xuất thấp; Tổ chức lưu thông phân phối chưa có… Tổ chức sản xuất và lưu thông sản phẩm hồng không hạt góp phần thay đổi tập quán sản xuất và kinh doanh cũ, lạc hậu, không phù hợp và dần dần hình thành vùng sản xuất tập trung, nâng cao ý thức và trình độ của người sản xuất.

- Nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: Cây hồng không hạt đối với địa bàn tỉnh là cây trồng tận dụng được đất đai, lao động và là cây có giá trị kinh tế cao, tạo ra nguồn thu nhập lớn cho hộ nông dân, tăng độ che phủ của đất. Do đó, phát triển sản xuất hồng không hạt có ý nghĩa lớn về kinh tế - xã hội - môi trường, tạo việc làm, tận dụng lao động, đất và nguồn tài nguyên…Thực tế hiện nay, phát triển sản xuất hồng không hạt đang là yếu tố quan trọng trong việc phát triển sản xuất của tỉnh Bắc Kạn.

* Căn cứ vào thực trạng và những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển sản xuất hồng không hạt trên địa bàn:

Sau khi phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình sản xuất hồng không hạt tại các hộ điều tra, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất hồng trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như sau:

Bảng 3.8: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu với cơ hội và thách thức trong sản xuất hồng không hạt tại các hộ điều tra

SWOT

Điểm mạnh (S)

- Diện tích đất còn có thể trồng hồng nhiều.

- Nguồn lao động dồi dào. - Có kinh nghiệm trồng hồng. - Chất lượng hồng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả trồng hồng không hạt của nông hộ trên địa bàn huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)