5. Những đóng góp mới của đề tài
2.3.1. Thu thập số liệu
2.3.1.1. Số liệu sơ cấp
Theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Kạn tại Báo cáo số 399/BC-UBND ngày 21/11/2016, cây hồng không hạt đang được trồng tại hầu hết các huyện với tổng diện tích 850 ha, trong đó có 430 ha cho thu hoạch, sản lượng khoảng 1.800 tấn. Trong đó, riêng huyện Ba Bể trồng 233 ha, chiếm 27,4% tổng diện tích toàn tỉnh. Đây là loại quả có đặc điểm là quả không có hạt, vỏ quả màu vàng đỏ khi chín, tai quả to, quả không cứng và không chát, vị ngọt dịu, quả nhiều cát đường và rất giòn.
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng hồng không hạt trên địa bàn, sử dụng phiếu khảo sát đã được thiết kế sẵn. Phiếu có 3 nội dung chính: (i) Đặc điểm chung về hộ khảo sát; (ii) Đặc điểm kỹ thuật của sản xuất hồng không hạt: sản lượng, năng suất, diện
tích và các yếu tố đầu vào trực tiếp khác như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động…(iii) Tiếp cận các nguồn lực để nâng cao hiệu quả sản xuất như nguồn vốn vay, tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về kỹ thuật sản xuất hồng không hạt...
Bảng 2.1: Sản lượng Hồng không hạt ở một số vùng trồng tập trung tại tỉnh Bắc Kạn STT Vùng trồng Diện tích cho thu hoạch (ha) Tỷ trọng diện tích (%) 1 Huyện Bạch Thông 30 3,53 2 Huyện Ba Bể 233 27,41 3 Huyện Chợ Đồn 115 13,53 4 Huyện Chợ Mới 45 5,29 5 Huyện Pác Nặm 20 2,35
6 Huyện Ngân Sơn 80 9,41
7 Huyện Na Rì 10 1,18
8 Thành phố Bắc Kạn 10 1,18
Cộng 850 100
Nguồn: Tính toán từ số liệu trong Báo cáo số 399/BC-UBND ngày 21/11/2016 của UBND tỉnh Bắc Kạn
Nghiên cứu này lựa chọn huyện Ba Bể, nơi có diện tích hồng cho thu hoạch lớn nhất tỉnh để tiến hành khảo sát thu thập số liệu. Số lượng các hộ trồng hồng không hạt được chọn mẫu để khảo sát dựa trên 2 căn cứ chính: (i) Cỡ mẫu cần thiết để phân tích thống kê, theo đó số mẫu tối thiểu là 30 để đảm bảo các biến trong phân tích thống kê tiệm cận phân phối chuẩn (ii) Dựa trên tham vấn cán bộ địa phương, những người am hiểu về đặc điểm kinh tế kỹ thuật của trồng hồng không hạt tại địa bàn nghiên cứu.
Cỡ mẫu sẽ được phân bổ nhiều hơn cho các xã, thôn mà có sự khác biệt lớn hơn về quỹ mô và hình thức sản xuất giữa các nông hộ trồng hồng không hạt trên cùng một thôn, xã. Dựa trên những căn cứ cơ bản đã nêu, nghiên cứu này xác định cỡ mẫu là 90 hộ trồng hồng không hạt và được phân bổ theo Bảng 2. Theo đó,
nghiên cứu này lựa chọn 02 xã và 8 thôn đại diện cho huyện Ba Bể để khảo sát. Việc khảo sát hộ trồng hồng không hạt được tiến hành trực tiếp sử dụng bảng câu hỏi soạn sẵn.
Bảng 2.2: Cỡ mẫu và phân bổ cỡ mẫu nghiên cứu
Tên xã Tên thôn Số hộ khảo sát Tỷ trọng trong tổng mẫu (%) Đồng Phúc Tẩn Lùng 3 3.33 Cốc Coọng 1 1.11 Bản Chán 9 10.00 Nà Khâu 8 8.89 Quảng Khê Nà Lẻ 1 1.11 Chợ Lèng 1 1.11 Tổng Chảo 5 5.56 Nà Chom 62 68.89 Tổng 8 thôn 90 100
Nguồn: tính toán từ kết quả khảo sát trên cơ sở tham vấn ý kiến cán bộđịa phương, 2017 2.3.1.2. Số liệu thứ cấp
Trong nghiên cứu này, số liệu thứ cấp được thu thập và hệ thống hóa từ niên giám thống kê, sách, các bài báo khoa học, báo cáo tổng kết dự án và các tài liệu khác về phát triển cây hồng không hạt nói chung và hồng không hạt huyện Ba Bể nói riêng.