Kết quả sản xuất hồng không hạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả trồng hồng không hạt của nông hộ trên địa bàn huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 50 - 58)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.2.1. Kết quả sản xuất hồng không hạt

Hiện nay hồng ở Bắc Kạn được trồng phân tán và rải rác ở các vườn nhà, vườn rừng, nơi đất còn tốt, mầu mỡ, gần nguồn nước. Mỗi hộ trồng trung bình từ 10-15 cây, chỉ có ít hộ trồng diện tích lớn tập trung.

Nhờ sự hỗ trợ của các chương trình, dự án, trung bình mỗi năm huyện cải tạo và trồng mới được từ 20 - 30ha hồng không hạt. Diện tích trồng hồng ban đầu chỉ tập

trung ở một số xã là Hà Hiệu, Bành Trạch, Địa Linh nay mở rộng đến các xã như: Cao Trĩ, Quảng Khê, Đồng Phúc…

Bảng 3.3: Diện tích hồng huyện Ba Bể phát triển trong những năm gần đây

ĐVT: ha

TT Địa điểm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Xã Chu Hương 2,0 5,0 7 2 Xã Mỹ Phương 2 3,5 8 3 Xã Yến Dương 6 8 13 4 Xã Địa Linh 7 9 13 5 Xã Hà Hiệu 18 20 22 6 Xã Phúc Lộc 1 2 4 7 Xã Bành Trạch 2 4 7,5 8 Xã Thượng Giáo 5 7 11 9 Thị Trấn Chợ Rã 2 3 4 10 Xã Cao Trĩ 5 8 12 11 Xã Khang Ninh 2 3,5 6 12 Xã Cao Thượng 2 4 4,5 13 Xã Quảng Khê 7 10 16 14 Xã Đồng Phúc 5 8 12 15 Xã Hoàng Trĩ 1 2 3 16 Xã Nam Mẫu 1 2 2,5

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ba Bể

3.2.1.1. Cơ cu ging Hng không ht trng Ba B

Qua điều tra, thu thập thông tin tại địa bàn huyện Ba Bể cho thấy, hiện tại đang có 6 giống hồng được trồng rãi rác tại các xã, các cây hồng có độ tuổi trên 10 năm có cây trên 50 năm và cá biệt có cây trên 100 năm tuổi. Qua các thông tin phỏng vấn nông dân cho thấy các cây hồng trên 15 năm tuổi đều được nhân giống bằng giâm rễ, được du nhập từ nhiều nguồn do vậy chất lượng quả trên địa bàn là chưa đồng đều, những cây dưới 15 tuổi có tỷ lệ cây ghép 55-70% (trong số các cây ghép đang trồng cũng có cả giống hồng Thạch Thất và hồng Nhân Hậu hiện đang ra quả) số còn lại là cây giâm rễ.

Bảng 3.4: Các giống hồng được trồng tại huyện Ba Bể

TT Tên giống Phương Pháp nhân

giống Màu sắc thân cây

1 Hồng Nhân Hậu cây ghép Nâu phớt sáng 2 Hồng Thạch Thất cây ghép Nâu tía

3 Hồng lông (địa phương) Tự mọc Nâu phớt sáng 4 Hồng Trung Quốc cây ghép Nâu ghi

Hồng không hạt địa phương

5 Hồng găng (Quả nhỏ) Giâm rễ Nâu Phớt sáng 6 Hồng quả thuôn (quả to) Giâm rễ Nâu phớt sáng

- Về giống:

+ Còn ít giống có năng suất cao, chất lượng quả tốt, mẫu mã đẹp đáp ứng theo yêu cầu của thị trường; quả hồng không đồng đều cả về chất lượng, kích cỡ, màu sắc, hình dáng vì có nhiều giống khác nhau; chín tập trung trong một thời gian ngắn, không rải vụ thu hoạch nên khó khăn trong việc tiêu thụ, chế biến và bảo quản…;

+ Nhiều giống hồng tốt của địa phương đã bị thoái hoá, chưa được phục tráng lại, quả thường bị nhỏ đi, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp, hương vị bị thay đổi nhiều so với giống gốc địa phương.

- Về kỹ thuật: Thực tế chỉ có khoảng 30 - 40% số hộ trồng hồng thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thâm canh bao gồm từ việc làm đất, đào hố, mật độ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh... ; trong đó, tỷ lệ các hộ đầu tư thâm canh cao tập trung tại các huyện Chợ Đồn, Ngân Sơn, Ba Bể lên tới 50 - 60%. Khoảng 25 - 30% số hộ có đầu tư bón phân và chăm sóc ban đầu. Còn lại từ 40 - 60% số hộ trồng cây ăn quả hầu như không bón phân, chăm sóc ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, đặc biêt tới trên 80% số hộ được hỏi chưa biết kỹ thuật tỉa cành, tạo tán và tỉa quả.

- Về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất: Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở chế biến, bảo quản nông sản áp dụng các công nghệ bảo quản quả tiên tiến: bảo quản lạnh, đóng gói bằng polyme; nguyên nhân là do sản lượng quả tươi sản xuất ra còn ít; diện tích trồng manh mún, nhỏ lẻ, không tập trung; đường xá đi lại khó

khăn... Phương tiện giao thông chưa đủ điều kiện tiêu chuẩn cho việc lưu thông các sản phẩm rau, củ, quả; chủ yếu là nhân dân vận chuyển thô sơ từ thôn bản ra chợ, sau đó tư thương vận chuyển bằng xe máy, xe tải và xe khách… gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng quả, đồng thời làm tăng mức tổn thất sau thu hoạch có khi lên tới 20 - 30%.

- Về cơ chế chính sách:

+ Bộ, Ngành cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển cây ăn quả trong đó có cây hồng không hạt; tuy nhiên cũng còn nhiều bất cập vì vậy cho đến nay vẫn chưa có một chính sách đủ mạnh, mang tính đột phá để đẩy mạnh phát triển sản xuất đồng bộ và toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá;

+ Chính sách đầu tư cho trồng cây ăn quả ngắn hạn, lãi suất cao nên chưa khuyến khích đối với các hộ sản xuất nhỏ lẻ;

+ Chưa đầu tư thoả đáng cho công tác khuyến nông, đào tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về canh tác cây ăn quả nói chung, cây hồng không hạt nói riêng;

+ Thiếu nghiêm trọng các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuât ở các vùng nông thôn, miền núi.

+ Thiếu những quy định đủ mạnh về công tác quản lý sản xuất cung ứng giống cây nói chung và cây ăn quả nói riêng.

- Về thị trường tiêu thụ:

+ Hồng không hạt chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng quả tươi ngay sau khi thu hoạch;

+ Giá cả biến động mạnh trong thời vụ thu hoạch, đầu vụ từ 30.000 - 35.000 đ/kg, chính vụ từ 15.000 - 20.000 đ/kg, cuối vụ 30.000 - 35.000 đ/kg; giá quả đầu vụ, cuối vụ thường cao so với quả thu hoạch chính vụ; tuy nhiên lượng quả thu hoạch đầu vụ và cuối vụ rất ít, ước tính chỉ đạt 20-30%, thời gian thu hoạch ngắn;

+ Khả năng tiêu thụ sản phẩm trong nông dân chủ yếu phụ thuôc vào thị trường tự do, giá cả không ổn định thường bị tư thương ép giá;

+ Một số nguyên nhân chính gây biến động giá quả: • Sự gia tăng của diện tích, sản lượng quả;

• Thiếu chiến lược lâu dài và tổng thể phát triển cây ăn quả nói chung, cây hồng không hạt nói riêng;

• Thiếu sự chuẩn bị đầu tư các cơ sở bảo quản chế biến quả;

• Thiếu sự nghiên cứu, ứng dụng các giống cây ăn quả chất lượng cao làm hàng hoá xuất khẩu, nguyên liêu chế biến hay thay thế quả nhập khẩu.

3.2.1.2. Tình hình tiêu th Hng không ht Ba B

Việc tiêu thụ sản phẩm quả chủ yếu ở dạng tươi và cho thị trường trong nước là chính, chưa có sản phẩm quả chế biến công nghiệp tại địa phương, do vậy giá trị sản phẩm hồng của Bắc Kạn còn thấp so với sản phẩm cùng loại trong khu vực và các tỉnh lân cận.

Theo thống kê của FAO tiêu thụ quả bình quân đầu người ở Việt Nam đạt khoảng 40 kg/người/năm, thấp hơn nhiều so với bình quân của thế giới. Trong khi khi đó kế hoạch của Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 bình quân tiêu thụ 80kg quả/người/năm, như vậy tiềm năng phát triển cây ăn quả nói chung và cây hồng nói riêng là còn nhiều tiềm năng.

+ Tổ chức tiêu thụ sản phẩm:

Hiện nay tình hình sản xuất của tỉnh Bắc Kạn nói chung và của huyện Ba Bể nói riêng đang thiếu nhân tố có vai trò chủ đạo trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ lưu thông, phân phối mang tầm cỡ quy mô sản xuất lớn, bền vững. Thông qua đó liên kết được từ khâu sản xuất, giới thiệu sản phẩm, ký kết tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất hồng trong những năm qua và cho đến nay vẫn chưa thực sự bền vững và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Kênh tiêu thụ chính hiện nay là do tư nhân, thương lái tiêu thụ là chủ yếu đảm nhận thu gom, vận chuyển và bán hàng ra tỉnh ngoài như Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng ...

Về giá bán bình quân tư thương thu mua của chủ vườn từ 15.000 - 20.000 đ/kg, giá bán tiêu dùng trên thị trường trong tỉnh từ 25.000-30.000 đ/kg, đặc biệt vào dịp tết trung thu giá bán lên tới 30.000-40.000 đ/kg cho thấy giá bán sản phẩm tương đối ổn định trong 04 năm trở lại đây.

3.2.1.3. Tình hình chế biến bo qun Hng không ht Ba B

- Chế biến: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chưa có nhà máy chế biến hoa quả mới chỉ dừng lại việc ban hành các chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào việc chế biến hoa quả trên địa bàn tỉnh. Sản phẩm hồng trong tỉnh vẫn chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn tươi của người tiêu dùng.

- Bảo quản: Bảo quản sản phẩm quả hiện nay chủ yếu theo công nghệ truyền thống, quy mô nhỏ. Với công nghệ tiên tiến hơn như kết hợp sử dụng nhiệt nóng 49-53°c hoặc mát dưới 18°c hoặc lạnh dưới 10°c hoặc đông lạnh dưới - 10°c nhằm hạn chế hô hấp chín chưa được áp dụng trong tỉnh. Hoạt động sau thu hoạch phổ biến nhất là khâu phân loại, đóng thùng và xuất bán cho các tư thương.

3.2.1.4. Đánh giá tình hình phát trin sn xut hng không ht

Thuận lợi

- Năng suất hồng hàng năm tại các hộ khá ổn định, năng suất trung bình đạt từ 3,0 đến 3,5 tấn/ha/năm, còn tuỳ thuộc vào độ tuổi của cây, kỹ thuật chăm sóc, bón phân của các hộ; chất lượng quả hồng tốt, giá bán sản phẩm có thể chấp nhận được;

- Điều kiện kinh tế - xã hội rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hồng như: diện tích đất có thể trồng hồng còn nhiều, có lực lượng lao động dồi dào, các hộ gia đình có truyền thống và kinh nghiệm trong việc trồng cây hồng không hạt; có nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án;

- Phát triển sản xuất hồng trên địa bàn huyện Ba Bể nhìn chung mang lại hiệu quả kinh tế, biểu hiện rõ nhất là giá trị sản xuất của việc trồng hồng không hạt đều tăng qua các năm góp rất lớn vào cơ cấu thu nhập của hộ nông dân, đây là cây trồng có thể áp dụng trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Khó khăn

- Sản xuất hồng trên địa bàn hiện nay vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa tập trung, chủ yếu là do người dân tự phát, do đó hiệu quả còn chưa cao;

- Việc lựa chọn nguồn giống hồng đưa vào sản xuất chưa được chú trọng gây ảnh hướng khá lớn đến chất lượng sản phẩm;

- Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của hộ sản xuất còn thấp, chưa khoa học. Người dân chưa tuân thủ chăm sóc hồng theo quy trình kỹ thuật dẫn đến ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm;

- Chưa xây dựng, thành lập được các tổ chức sản xuất như câu lạc bộ, tổ hợp tác sản xuất ...; công tác khuyến nông, khuyến lâm hoạt động chưa hiệu quả.

- Việc quy hoạch tổng thể tạo sự liên kết khai thác giữa các ngành chưa được thực hiện;

- Công tác thu hoạch, bảo quản, sơ chế, chế biến chủ yếu được thực hiện thủ công dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm sút, cơ sở vật chất cho sản xuất chưa được bố trí thuận lợi;

- Việc tiêu thụ sản phẩm hồng chưa ổn định, người dân chủ yếu bán quả hồng tươi cho người thu gom tại nhà, tại chợ với giá thấp;

- Công tác quảng bá, quảng cáo và xây dựng thương hiệu sản phẩm hồng của tỉnh chưa thật sự được quan tâm;

- Chính sách hỗ trợ cho người trồng cây ăn quả nói chung, cây hồng không hạt nói riêng chưa thật sự thỏa đáng; việc quy hoạch sản xuất cho loài cây này chưa thật sự được quan tâm, chú trọng;

- Trình độ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cũng còn hạn chế; chưa có cán bộ kỹ thuật chuyên về sản xuất hồng để tư vấn, hướng dẫn cho người dân trong quá trình sản xuất;

- Công tác tuyên truyền rất hạn chế, tư tưởng của người dân chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, đơn giản chưa chú ý việc sản xuất thành hàng hóa gắn với thị trường;

- Chưa có hệ thống quản lý và khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho hộ, do vậy giá cả bấp bênh gây thất thoát lớn cho người sản xuất;

- Thiếu các chính sách hỗ trợ cần thiết trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hồng của Nhà nước cũng như của các.

3.2.1.5. Đim mnh, yếu, cơ hi và thách thc trong sn xut Hng không ht

Từ kết quả phân tích thực trạng sản xuất hồng không hạt của hộ gia đình, kết quả thảo luận với các chuyên gia, các nhà quản lý và các hộ trồng hồng không hạt. Đề tài rút ra được những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển sản xuất hồng không hạt được thể hiện như sau:

Điểm mạnh(Strengths) Điểm yếu(Weaknesses)

- Diện tích đất nông nghiệp chưa sử dụng còn nhiều.

- Có lực lượng lao động dồi dào.

- Các hộ gia đình có truyền thống trồng hồng lâu đời.

- Các hộ được tham gia tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác hồng.

- Nhiều hộ đã và đang áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Sản phẩm hồng trong tỉnh có chất lượng tốt.

- Người dân sẽ có ý thức hơn trong việc khai thác, sử dụng và bảo tồn giống hồng địa phương.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm hông thuận lợi, giá cả ổn định và chấp nhận được.

- Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo được khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn.

- Các hộ trồng hồng là người dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức thấp.

- Người dân chưa áp dụng đúng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Công nghệ kỹ thuật sản xuất hồng còn hạn chế.

- Việc trồng hồng chủ yếu là tự phát, người dân chưa mạnh dạn đầu tư theo đúng quy hoạch và chỉ đạo của nhà quản lý.

- Người dân chưa nhận thức được giá trị kinh tế - xã hội của phát triển sản xuất hồng không hạt.

- Phương thức sản xuất truyền thống.

Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)

- Nhu cầu thị trường ngày càng tăng. - Chủ trương tinh chỉ đạo đi vào sản xuất nâng cao chất lượng, tạo sản phẩm an toàn có giá trị gia tăng cao gắn với bảo vệ và xây dựng thương hiệu để sản phẩm cam quýt phát triển bền vững, lâu dài với người dân.

- Các dự án hỗ trợ một số TBKT chọn tạo giống, trồng, chăm sóc đồng bộ để có năng suất chất lượng cao đang được khuyến khích áp dụng.

- Thành lập các HTX, tổ hợp tác sản xuất, tiêu thụ cam, quýt...

- Sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền địa phương, của các tổ chức quốc tế...

- Thị trường hồng thay đổi, không ổn định.

- Cơ chế thực thi chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hồng chưa được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.

- Không có nhà máy, cơ sở thu mua và chế biến sản phẩm hồng.

- Sự cố ý làm suy kiệt tài nguyên của các tổ chức bên ngoài, kích thích người dân làm suy kiệt tài nguyên.

- Cơ sở hạ tầng nông thôn còn thiếu thốn, giao thông đi lại chưa thuận tiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả trồng hồng không hạt của nông hộ trên địa bàn huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)