5. Những đóng góp mới của đề tài
2.3.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệuquả kỹ thuật
Sau khi ước lượng hiệu quả kỹ thuật sử dụng DEA, mô hình Tobit sẽ được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế hồng không hạt tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Mô hình có dạng như sau:
Trong đó:
• Y* là biến phụ thuộc bị chặn, có giá trị thấp nhất bằng 0, giá trị cao nhất bằng 1. Biến phụ thuộc Y chính là hiệu quả kỹ thuật ước lượng từ mô hình DEA.
• ! đại diện cho sai số của mô hình ước lượng với ! tuân theo quy luận ! ~ N(0, σ2 ).
• X là véc tơ biến giải thích, đại diện cho các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất hông không hạt (có thể là các yếu tố nguồn lực nông hộ và tiếp cận nguồn lực của hộ; α là hằng số của mô hình và β là véc tơ các hệ số cần ước lượng, phản ánh mức độ ảnh hưởng của X tới hiệu quả kỹ thuật trong canh tác hồng không hạt. Các biến giải thích X có thể thuộc các nhóm sau:
- Nhóm nhân tố thuộc kinh tế và tổ chức, quản lý.
Bao gồm kiến thức và kỹ năng, tình hình kinh tế, thu nhập, diện tích sản xuất, số lượng lao động, trình độ văn hóa. Kiến thức và kỹ năng của hộ góp phần quan trọng trong việc nâng cao HQKT. Khả năng tiếp thu, nắm bắt và áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất có liên quan chặt chẽ với kiến thức và trình độ văn hóa của hộ. Trình độ văn hóa của chủ hộ ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong sản xuất. Những người có trình độ văn hóa cao sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Kinh nghiệm sản xuất là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Hộ càng có nhiều kinh nghiệm thì việc sử dụng các đầu vào sẽ hợp lý và có hiệu quả hơn, rủi ro sản xuất sẽ thấp hơn.
- Nhóm nhân tố thuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Cây hồng là cây ăn quả lâu năm, có bộ lá xanh tốt, cây thường rụng lá về mùa đông. Qua điều tra tìm hiểu thì các cây nhân giống bằng phương pháp giâm rễ tuổi cây từ 10 đến 12 năm trở lên mới cho thu hoạch năng suất ổn định còn các cây trồng bằng phương pháp ghép thì trung bình từ 6 đến 8 năm đã cho năng suất ổn định. Tuy nhiên thực trạng trồng và chăm sóc hồng tại bắc Kạn còn nhiều vấn đề bất cập. Đại đa số người dân chưa có ý thức quan tâm đến kỹ thuật trồng và chăm sóc hồng.
- Nhóm nhân tố thuộc quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Nhóm các nhân tố vĩ mô đóng vai trò quan trọng đến việc nâng cao HQKT cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của các ngành hàng trong sản xuất nông nghiệp. Nhóm các nhân tố vĩ mô bao gồm các hoạt động hỗ trợ cũng như các chính sách của Chính phủ, của tỉnh.
- Các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động sản xuất hồ tiêu bao gồm việc cung ứng các yếu tố đầu vào, hệ thống tín dụng, chương trình khuyến nông, hình thành và phát triển các mô hình câu lạc bộ sản xuất, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ thông tin thị trường. Các chương trình khuyến nông và mô hình CLB sản xuất sẽ giúp cho hộ sản xuất tiếp cận với quy trình kỹ thuật sản xuất từ đó giúp nâng cao hiệu quả và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
- Các chính sách của Chính phủ, của tỉnh tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất hồ tiêu bao gồm chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nông dân, chính sách đất đai, chính sách tỷ giá. Ngoài ra, chính sách hỗ trợ của địa phương như quy hoạch vùng sản xuất, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển các mô hình sản xuất bền vững, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hồng không hạt có ý nghĩa quan trọng và góp phần thúc đẩy nâng cao HQKT sản xuất hồng không hạt của các hộ nông dân.
Chương 3
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TRỒNG HỒNG KHÔNG HẠT TẠI HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN VÀ CÁC GIẢI PHÁP 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Ba Bể
Ba Bể là một huyện thuộc tỉnh Bắc Kạn. Huyện được đổi tên từ huyện Chợ Rã cũ vào ngày 6 tháng 11 năm 1984, khi đó thuộc tỉnh Cao Bằng. Ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Bắc Kạn được tái lập từ tỉnh Bắc Thái, huyện Ba Bể được chuyển từ tỉnh Cao Bằng về tỉnh Bắc Kạn quản lý. Huyện nằm ở phía tây bắc tỉnh Bắc Kạn, phía bắc và đông bắc giáp huyện Pắc Nặm, phía tây giáp huyện Na Hang (Tuyên Quang), phía tây nam là huyện Chợ Đồn, phía nam là huyện Bạch Thông và Ngân Sơn ở phía đông.
Huyện có diện tích 678 km² với dân số 47.000 người (năm 2004). Huyện lỵ là thị trấn Chợ Rã nằm trên quốc lộ 279, cách thành phố Bắc Kạn khoảng 50 km về hướng tây bắc. Ngoài trục đường chính là quốc lộ 279, còn có các con đường tỉnh lộ 254 đi về huyện Chợ Đồn, tỉnh lộ 201 đi về huyện Bạch Thông ở phía nam và đường liên tỉnh 212 sang Cao Bằng ở phía bắc.
Hồng không hạt ở Ba Bể được trồng trên địa bàn toàn huyện, đây là vùng có điều kiện khí hậu đất đai phù hợp với sinh trưởng và phát triển của Hồng không hạt. Đặc điểm của loại quả này là quả không có hạt, vỏ quả màu vàng đỏ khi chín; tai quả to, quả không cứng và không chát, vị ngọt dịu đến ngọt đậm sau khi ngâm, quả nhiều cát đường và rất giòn. Hồng không hạt chín vào thời điểm khoảng cuối tháng 7, 8 âm lịch, khi chín, màu quả chuyển từ xanh sang đỏ vàng sáng. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây khi hái hồng đúng độ chín, đem về ngâm xuống nước sạch, ngâm ngay sẽ cho chất lượng quả tốt và ngon nhất. Hái hồng nên vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát. Quả hái về, xếp nhẹ nhàng vào các sọt có thể vận chuyển đi xa và bảo quản được lâu .
Quả hồng chín màu vàng sáng rất đẹp, nhưng hái từ trên cây xuống vẫn không thể ăn được vì nó còn rất chát. Phải ngâm hồng trong nước sạch, ngập khoảng 15-20cm, ngâm từ ba đến bốn ngày đêm, quả hồng sẽ hết nhựa chát và chuyển thành vị ngọt, khi đó vớt ra để ráo nước là có thể ăn.
Tuy nhiên, do canh tác trên đất dốc, trình độ dân trí còn hạn chế nên năng suất còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân còn hạn chế trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, chưa đúng kỹ thuật nên cây sinh trưởng, phát triển kém, sâu bệnh hại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng quả. Bên cạnh đó, sản lượng quả chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, vấn đề thông thương hàng hóa còn nhiều hạn chế và thương hiệu sản phẩm chưa được quan tâm quảng bá đúng mức. Đây là những rào cản để sản phẩm hồng không hạt của địa phương trở thành một sản phẩm hàng hóa lớn, có tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là: 485.943 ha. Đất nông nghiệp: 37.798 ha chiếm 7,78%, gồm: đất trồng cây hàng năm: 32.536ha (đất trồng lúa: 19.180ha, đất đồng cỏ chăn nuôi: 871ha, đất trồng cây hàng năm khác: 12.485ha); đất trồng cây lâu năm: 5.262ha. Đất Lâm nghiệp: 333.059 ha, chiếm 68,53%, gồm: đất có rừng sản xuất: 198.576 ha, đất rừng phòng hộ 111.107 ha, rừng đặc dụng: 23.376 ha.
- Dân số: Dân số của tỉnh là 302.786 người, trong đó: Kinh 7,58 %; Tày 55,83%; Dao 19,78%; Nùng 9,43%; Hoa 0,44%; Sán chí 0,55%. Mật độ bình quân khoảng 62,3 người/km2. Bình quân lương thực đầu người vào khoảng 440kg /1năm. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 4 triệu/ năm.
Cơ cấu dân tộc của tỉnh Bắc Kạn chia thành hai bộ phận dân cư:
- Bộ phận thứ nhất là nhóm dân tộc thiểu số đã định canh định cư (ĐCĐC) sống ổn định gồm: Tày, Nùng, Hoa, Kinh chiếm 65,70% dân số, sinh sống tại các thôn, bản, thị trấn, thị xã và các tiểu vùng sinh thái thấp, có tập quán sản xuất là trồng lúa nước, cây công nghiệp, cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi gia súc và gia cầm, có trình độ thâm canh khá, đời sống kinh tế văn hoá xã hội tương đối ổn định.
- Bộ phận thứ hai là một số dân tộc thiểu số ĐCĐC nhưng chưa bền vững gồm: Dao, Mông, Sán chí chiếm 26,61% dân số, sinh sống phân tán ở các thôn bản vùng cao địa hình sinh thái phức tạp, trình độ thâm canh cây trồng, vật nuôi thấp, sản xuất chủ yếu vẫn là quảng canh theo kinh nghiệm truyền thống, một số đồng bào còn du canh du cư, còn nhiều tập tục lạc hậu, đời sống kinh tế văn hoá xã hội
còn gặp rất nhiều khó khăn. Đây cũng chính là bộ phận dân cư có tỷ lệ đói nghèo lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn.
Do vậy việc nghiên cứu phát triển một loại cây trồng bản địa có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, phù hợp với điều kiện của địa phương như cây hồng là rất quan trọng với đồng bào vùng này.
- Khí hậu thuỷ văn:
Huyện Ba Bể nằm ở phía tây bắc của tỉnh Bắc Kạn, trong vùng đệm của cánh cung Ngân Sơn nên chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng núi Đông - Bắc với đặc điểm: Mùa đông giá lạnh và khô hạn kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau nhiều năm có sương muối. Mùa hè nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9. Biên độ nhiệt chênh lệch từ 12 - 14oc
Nhiệt độ trung bình 200c - 250c, cao nhất 350c, thấp nhất 30c. Số giờ nắng trung bình trong năm là 1533 giờ. Với điều kiện khí hậu như vậy tương đối thuận lợi cho cây hồng sinh trưởng phát triển.
Nguồn nước khó khăn, chủ yếu là nước mưa, nước trong khe núi. Mùa đông khô hạn rất thiếu nước... Đây cũng là một trong những yếu tố hạn chế đến việc trồng hồng và năng suất của hồng.
- Địa hình - Đất đai:
Ở độ cao trung bình 500 - 600 m so với mặt nước biển, Bắc Kạn cao hơn hẳn các tỉnh xung quanh. Là một tỉnh miền núi, địa hình Bắc Kạn đa dạng, chủ yếu là đồi núi, trung du với hệ thống sông ngòi dày đặc. Trên địa bàn có nhiều đỉnh núi cao trên 1300 m, như dãy Năm Khiếu Thượng thuộc huyện Ba Bể có đỉnh cao 1640 m, dãy Hoa Sơn thuộc địa bàn các huyện Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông và Ngân Sơn có ba đỉnh cao 1502 m, 1571 m và 1525 m, dãy Tam Tao nối dãy Hoa Sơn với dãy Tam Đảo (Thái Nguyên) cũng có ba đỉnh cao 1314 m, 1328 m và 1342 m
Vùng phía Tây và Tây Bắc: bao gồm các mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ Đồn, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hướng vòng cung Tây Bắc - Đông Nam ra hướng của hệ thống dòng chảy lưu vực sông Cầu từ thượng nguồn đến thị xã Bắc Kạn. Đây là vùng khuất gió mùa đông bắc, nhưng lại đón gió mùa Tây Nam nên mưa nhiều, lượng mưa trung bình hơn 1.600 mm.
Đất Bắc Kạn nhìn chung màu mỡ, tầng đất dày và có hàm lượng mùn cao, thích hợp với nhiều loại cây nông nghiệp, công nghiệp và lâm nghiệp.
3.1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng và phân bố sản xuất hồng không hạt theo địa bàn tại Bắc Kạn địa bàn tại Bắc Kạn
- Cây hồng không hạt là đối tượng cây ăn quả dễ trồng, không kén đất, đã được trồng nhiều năm tại Bắc Kạn và thực tế đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, có hộ thu được từ 80 - 120 triệu đồng trên năm.
- Các điều kiện sinh thái (nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, …) phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây hồng.
- Cây hồng không hạt Bắc Kạn thuộc nhóm hồng ngâm, khối lượng quả trung bình 40 - 65 gr/quả, khi chín vỏ quả vàng nhạt, thịt quả giòn, thơm, vị đậm. Hồng được trồng rải rác ở các huyện trong tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở 3 huyện Ba Bể, Ngân Sơn và Chợ Đồn.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Kạn tại Báo cáo số 399/BC-UBND ngày 21/11/2016, năm 2016, cây Hồng không hạt Bắc Kạn đang được trồng tại hầu hết các huyện với tổng diện tích 850 ha, trong đó có 430 ha cho thu hoạch, sản lượng khoảng 1.800 tấn. Trong đó, riêng huyện Ba Bể trồng 233 ha, chiếm 27,4% tổng diện tích toàn tỉnh.
Bảng 3.1: Sản lượng Hồng không hạt ở một số vùng trồng tập trung năm 2016 STT Vùng trồng thu hoạch (ha) Diện tích cho Sản lượng (tấn) Năng suất (tạ/ha)
1 Huyện Bạch Thông 30 120 40
2 Huyện Ba Bể 233 500 42
3 Huyện Chợ Đồn 115 500 43 4 Huyện Chợ Mới 45 200 44
5 Huyện Pác Nặm 20 60 30
6 Huyện Ngân Sơn 80 350 44
7 Huyện Na Rì 10 40 40
8 Thành phố Bắc Kạn 10 30 30
Cộng 850 1.800 41,9
3.1.3.1. Về kỹ thuật canh tác
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã và đang được áp dụng vào sản xuất cây hồng, trong đó đặc biệt chú trọng là công tác giống đã được theo dõi đánh giá, chọn lọc, bình tuyển các cây ưu tú để xây dựng vườn ươm giống lấy mắt ghép, cành ghép phục vụ sản xuất giống tốt tại chỗ đáp ứng đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất.
- Công tác quản lý chất lượng cây giống ngày càng được đổi mới và nâng cao chất lượng, nhất là công tác tổ chức sản xuất, kiểm tra, giám sát và thẩm định cây giống trước khi xuất vườn.
- Chủ động trong công tác dự tính, dự báo thời tiết, dịch bệnh hại trên cây ăn quả nói chung và cây cam, quýt nói riêng nhằm phát hiện sớm phòng trừ có hiệu quả hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại cho người sản xuất.
3.1.3.2. Về kỹ thuật trồng, chăm sóc
- Nhân giống: Từ năm 2005 trở về trước trồng hồng chủ yếu từ dâm rễ và một phần diện tích được sử dụng trồng từ hạt. Từ 2005 trở đi phương pháp ghép để nhân giống đã được sử dụng rộng rãi và là một giải pháp kỹ thuật để phát triển hồng không hạt tại Bắc Kạn. Tuy nhiên, do kỹ thuật sản xuất yêu cầu cao, tỷ lệ thành công thấp do vậy nguồn giống sản xuất không đáp ứng được yêu cầu sản xuất của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Phân bón: Hầu hết các hộ dân trồng hồng trên địa bàn tỉnh không có phân chuồng, nhiều hộ còn trồng chay, phân bón củ yếu phân hóa học được bón 01 lần/năm (đợt 1 vào cuối háng 9 đầu tháng 10); lượng phân bón ít vào khoảng 2 - 2,5tấn/ha.
- Thời vụ gieo trồng: Đã được nông dân tuân thủ và thực hiện theo sử chỉ đạo trồng tập trung trồng chủ yếu trong vụ xuân (tháng 2-3 dương lịch) số diện tích còn lại trồng trong vụ thu (tháng 11-12).
- Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm "Hồng không hạt Bắc Kạn"để từng bước quảng bá sản phẩm, thu hút các nhà đầu tư kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Diện tích trồng hồng không hạt trên địa bàn tỉnh qua các năm diện tích trồng tăng rõ rệt, chủ yếu tập trung tại các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn
- Diện tích trồng hồng chủ yếu tập trung trên đất vườn đồi và chủ yếu do các hộ tự đầu tư sản xuất chiểm trên 70%.
- Các hộ tham gia sản xuất hồng chủ yêu là dân tộc thiểu số, có điều kiện kinh tế trung bình và trên 95% chưa qua đào tạo tập huấn.
- Chỉ có khoảng 50% số hộ điều tra có bón lót phân trước khi trồng cây và chỉ khoảng 20- 30% có bón thúc qua các năm chăm sóc.
- Nguồn giống trồng chủ yếu là nhân giống từ rễ tại các cây hồng tại địa