5. Những đóng góp mới của đề tài
3.2.2. Xác định các yếu tố hạn chế ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng Hồng
không hạt
Sản xuất hồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã và đang mang lại kết quả, hiệu quả kinh tế thật sự cho các hộ gia đình trồng hồng. Tuy nhiên, việc sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún chưa tạo ra vùng sản xuất hồng tập trung quy mô lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của các nhóm yếu tố sau:
3.2.6.1. Các yếu tốảnh hưởng đến mở rộng diện tích, nâng cao thu nhập
- Điều kiện tự nhiên: Bắc Kạn là tỉnh có điều kiện khí hậu, thời tiết thuận lợi, diện tích đất nông lâm nghiệp khá lớn, còn nhiều diện tích đất đồi núi chưa sử dụng. Nguồn tài nguyên đất phong phú, tầng đất dày 80 -100 cm rất thích hợp cho trồng cây đặc sản hồng.
- Nhu cầu thị trường: Hiện nay nhu cầu sản phẩm hồng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu rất lớn, trong khi phát triển sản xuất hồng tại tỉnh vẫn còn có hạn.
- Chất lượng sản phẩm: Chất lượng hồng không hạt Bắc Kạn tốt và đã dần dần được cải thiện bởi do nhu cầu thị trường ngày càng khắt khe cho nên người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc hồng đem lại chất lượng cao và đảm bảo hiệu quả kinh tế.
3.2.6.2. Các yếu tốảnh hưởng đến sản xuất hồng manh mún, nhỏ lẻ thiếu quy hoạch
- Định hướng phát triển hồng của tỉnh và các huyện trong vùng quy hoạch chưa rõ ràng, các Nghị quyết, Đề án về phát triển sản xuất hồng chưa được triển khai cụ thể, chưa có cơ sở, nhà máy thu mua và chế biến hồng tại tỉnh.
- Hình thức tổ chức sản xuất: Chưa có tổ hợp tác, HTX sản xuất hồng, hình thức tổ chức sản xuất vẫn là quy mô hộ gia đình.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật: Việc áp dụng khoa học kỹ thuật không thể thiếu trong sản xuất hồng, từ yếu tố kỹ thuật cho đến áp dụng khoa học kỹ thuật. Việc không nắm vững kỹ thuật cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ làm giảm sản lượng hồng, năng suất thấp, hiệu quả sản xuất không cao. Tuy nhiên do người dân trồng hồng đa số là dân tộc thiểu số, việc biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hồng là rất kém. Vì vậy đây cũng là một vấn đề quan trọng mà
cần sự quan tâm chỉ đạo của các cấp trong việc tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về các vấn đề khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất hồng cho các hộ gia đình.
- Đầu tư: Trồng hồng lượng vốn ban đầu bỏ ra ít, tốn ít công lao động, hơn nữa cây hồng ít bị sâu bệnh hại, thời gian thu hoạch lâu năm, thường cây Hồng có thể cho thu hoạch khoảng 30 năm đạt năng suất cao, những vườn hồng đã cho thu hoạch ổn định thì chi phí về bón phân không nhiều. Tuy nhiên do kinh tế của các hộ gia đình còn thấp (người trồng hồng đều là đồng bào dân tộc thiểu sô). Trên thực tế do không có vốn, công tác vay vốn để phát triển sản xuất còn phiền hà, lãi suất cao nên các hộ trồng hồng đầu tư cho sản xuất còn rất thấp dẫn đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất hồng chưa cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến kìm hãm sự phát triển sản xuất hồng.
- Hệ thống tiêu thụ: Hiện nay tuy sản phẩm hồng sản xuất ra đều tiêu thụ hết trên thị trường tự do, nhưng thường bấp bênh, không ổn định. Mặt khác do sản xuất hồng mới ở mức quy mô manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu, nhiều vườn hồng bị thoái hoá do không được chăm sóc đúng kỹ thuật, không thường xuyên tỉa cành, bón phân, xới gốc, có nhiều cây tạp, cỏ lấn chiếm, đa số phụ thuộc vào thiên nhiên dẫn đến chất lượng hồng giảm, năng suất thấp, sản lượng bấp bênh không ổn định, đây cũng là nguyên nhân khó để tìm thị trường khách hàng ổn định, lâu dài.
Thị trường tiêu thụ hồng của người dân còn phụ thuộc rất lớn vào nhiều yếu tố, trong đó một phần là do thiếu phương tiện vận chuyển cộng với giao thông không thuận lợi nên việc vận chuyển sản phẩm đi những nơi tiêu thụ lớn thường gặp nhiều khó khăn, việc bảo quản sản phẩm khó khăn.
- Quy hoạch vùng sản xuất hồng tập trung: Theo thông tin, số liệu điều tra thì đại đa số người dân sản xuất hồng trên địa bàn tỉnh là số là đồng bào dân tộc thiểu số. Sản xuất hồng đối với các hộ đều là sản xuất theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ và manh mún, cho nên năng suất sản phẩm thường thấp. Để giữ vững và tạo ra những sản phẩm hồng có chất lượng cao, hiệu quả kinh tế cần thiết phải quy hoạch thành những vùng sản xuất tập trung.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Đường giao thông thuận lợi là một yếu tố rất quan trong trong việc tiêu thụ sản phẩm. Trên địa bàn các huyện hồng được trồng chủ yếu ở những vùng núi cao, nơi hầu hết các đường giao thông đều là đường đất và các đường đều chạy dốc, xa mặt đường giao thông lớn và thậm chí 2 bên cạnh đường không có hệ thống thoát nước. Các đường này khi đến mùa mưa nước chảy từ trên cao xuống và chạy qua đường làm cho đường đất bị xói mòn và trở thành hố đất trải dài suốt dọc đường, đến mùa thu hoạch thì rất khó khăn vì đường đó quá nguy hiểm nên các hộ rất khó khăn trong quá trình vận chuyển. Đó là nguyên nhân làm cho người sản xuất hồng bị hạn chế trong việc bán hồng.
- Tổ chức liên kết sản xuất - chế biến - thị trường: Do các hộ sản xuất hồng chủ yếu là dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, vì vậy việc phát triển sản xuất, tiêu thụ Hồng sao cho có chất lượng, hiệu quả và bền vững thì vẫn còn nhiều bất cập. Để cho cây hồng không hạt phát triển bền vững, hiệu quả và ngày càng phát triển cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các ban ngành có liên quan của tỉnh, huyện, đặc biệt là phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện để xây dựng chiến lược phát triển sản xuất và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển sản xuất hồng đưa cây hồng không hạt của tỉnh trở thành cây có giá trị kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh.
- Xác định thị trường: Hiện nay các hộ trồng hồng ngoài việc gặp vấn đề về giá cả bấp bênh, họ còn gặp phải vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trên địa bàn tỉnh hiện chưa có cơ sở thu mua chế biến sản phẩm hồng, tiêu thụ hồng chủ yếu nhờ vào các tư thương, cho nên người sản xuất luôn bị động trong việc bán sản phẩm như việc bị ép giá. Vì vậy việc xác định thị trường hồng đối với người dân sản xuất hồng là rất cần thiết và rất cần có sự giúp đỡ của các cấp, các ban ngành có liên quan.
- Đầu tư thâm canh: Thâm canh là biện pháp làm tăng năng suất cũng như hiệu quả kinh tế của cây trồng nói chung trong đó có cây hồng không hạt. Việc đầu tư thâm canh để phát triển sản xuất cây hồng không hạt trên địa bàn như thế nào để có tính bền vững, hiệu quả là một việc quan trọng đối với các hộ dân là người dân
tộc thiểu số. Đây cũng là vấn đề cần thiết và cần sự giúp đỡ của các cấp, các ban ngành có liên quan.
- Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ: Các hộ nông dân chủ yếu sản xuất theo tự nhiên, thậm chí họ không quan tâm đến việc chăm sóc để hồng đạt năng suất, chất lượng và đặc điểm sinh trưởng, phát triển cây ồng trong giai đoạn nào, họ cứ trồng đến khi thu hoạch là thu hoạch mà không có kỹ thuật nào trong việc bón phân, cắt tỉa cành cây, ngăn chặn những loại bệnh hại cây, từ đó làm cho năng suất và chất lượng hồng thấp. Vì vậy cần có các biện pháp hỗ trợ từ phía lãnh đạo địa phương để người dân biết áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật vào sản xuất hồng nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho những hộ sản xuất Hồng.
- Nâng cao năng lực cho người sản xuất: Như chúng ta đã biết trình độ học vấn có ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề quyết định đầu tư sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất hồng nói riêng. Qua điều tra cho thấy các hộ nông dân sản xuất hồng đều có trình độ thấp, vì đều là dân tộc thiểu số. Vì vậy cần nâng cao nhận thức cũng như trình độ cho các hộ nông dân nhằm giúp người dân có khả năng tiếp thu được những khoa học tiến bộ vào trong sản xuất.
- Xây dựng, quảng bá thương hiệu: Xây dựng và quảng bá thương hiệu là một vấn đề rất quan trọng đối với người sản suất, nhưng việc xây dựng và quảng bá thương hiệu như thế nào là một vấn đề hết sức khó khăn đối với các hộ nông dân trồng hồng bởi với trình độ còn hạn chế của người nông dân thì rất là khó để làm được điều đó, vì vậy rất cần sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương để xây dựng và quảng bá thương hiệu cho người nông dân trồng hồng