5. Những đóng góp mới của đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Ba Bể
Ba Bể là một huyện thuộc tỉnh Bắc Kạn. Huyện được đổi tên từ huyện Chợ Rã cũ vào ngày 6 tháng 11 năm 1984, khi đó thuộc tỉnh Cao Bằng. Ngày 01 tháng 01 năm 1997, tỉnh Bắc Kạn được tái lập từ tỉnh Bắc Thái, huyện Ba Bể được chuyển từ tỉnh Cao Bằng về tỉnh Bắc Kạn quản lý. Huyện nằm ở phía tây bắc tỉnh Bắc Kạn, phía bắc và đông bắc giáp huyện Pắc Nặm, phía tây giáp huyện Na Hang (Tuyên Quang), phía tây nam là huyện Chợ Đồn, phía nam là huyện Bạch Thông và Ngân Sơn ở phía đông.
Huyện có diện tích 678 km² với dân số 47.000 người (năm 2004). Huyện lỵ là thị trấn Chợ Rã nằm trên quốc lộ 279, cách thành phố Bắc Kạn khoảng 50 km về hướng tây bắc. Ngoài trục đường chính là quốc lộ 279, còn có các con đường tỉnh lộ 254 đi về huyện Chợ Đồn, tỉnh lộ 201 đi về huyện Bạch Thông ở phía nam và đường liên tỉnh 212 sang Cao Bằng ở phía bắc.
Hồng không hạt ở Ba Bể được trồng trên địa bàn toàn huyện, đây là vùng có điều kiện khí hậu đất đai phù hợp với sinh trưởng và phát triển của Hồng không hạt. Đặc điểm của loại quả này là quả không có hạt, vỏ quả màu vàng đỏ khi chín; tai quả to, quả không cứng và không chát, vị ngọt dịu đến ngọt đậm sau khi ngâm, quả nhiều cát đường và rất giòn. Hồng không hạt chín vào thời điểm khoảng cuối tháng 7, 8 âm lịch, khi chín, màu quả chuyển từ xanh sang đỏ vàng sáng. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây khi hái hồng đúng độ chín, đem về ngâm xuống nước sạch, ngâm ngay sẽ cho chất lượng quả tốt và ngon nhất. Hái hồng nên vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát. Quả hái về, xếp nhẹ nhàng vào các sọt có thể vận chuyển đi xa và bảo quản được lâu .
Quả hồng chín màu vàng sáng rất đẹp, nhưng hái từ trên cây xuống vẫn không thể ăn được vì nó còn rất chát. Phải ngâm hồng trong nước sạch, ngập khoảng 15-20cm, ngâm từ ba đến bốn ngày đêm, quả hồng sẽ hết nhựa chát và chuyển thành vị ngọt, khi đó vớt ra để ráo nước là có thể ăn.
Tuy nhiên, do canh tác trên đất dốc, trình độ dân trí còn hạn chế nên năng suất còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân còn hạn chế trong tiếp cận khoa học kỹ thuật, chưa đúng kỹ thuật nên cây sinh trưởng, phát triển kém, sâu bệnh hại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng quả. Bên cạnh đó, sản lượng quả chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, vấn đề thông thương hàng hóa còn nhiều hạn chế và thương hiệu sản phẩm chưa được quan tâm quảng bá đúng mức. Đây là những rào cản để sản phẩm hồng không hạt của địa phương trở thành một sản phẩm hàng hóa lớn, có tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế.