Uớc lượng hiệuquả sử dụng phương pháp đường biên sản xuất DEA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả trồng hồng không hạt của nông hộ trên địa bàn huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 41 - 42)

5. Những đóng góp mới của đề tài

2.3.4. Uớc lượng hiệuquả sử dụng phương pháp đường biên sản xuất DEA

Khái niệm về hiệu quả kỹ thuật lần đầu tiên được Farrell (1957) đề xuất và xác định hai hình thức hiệu quả, bao gồm hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh khả năng của một nông hộ để có được sản lượng tối đa dựa trên một tập hợp các yếu tố đầu vào nhất định. Ngoài ra, theo Coelli và cộng sự. (2005), hiệu quả kỹ thuật thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được (ví dụ: lượng sản phẩm) so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó (ví dụ: đất đai, phân bón, công lao động..). Theo Hình 2.1, F thể hiện đường biên, hay còn gọi là đường giới hạn năng lực sản xuất hoặc mức sản lượng tối đa có thể đạt được với các nguồn lực cho trước. Nông hộ A hoạt động dưới đường F nên không có hiệu quả kỹ thuật. Nông hộ B và C hoạt động trên đường biên nên có hiệu quả kỹ thuật. Theo định hướng tối ưu hóa sử dụng các yếu tố đầu vào, hiệu quả kỹ thuật của nông hộ A được tính như sau: TEA = Mức kỳ vọng/Mức thực tế = OC/OA≤1. Giả sử TEA = 0.70, có nghĩa nông hộ A có thể giảm thêm 30% lượng chi phí để sản xuất ra cùng 1 lượng nông sản.

Hình 2.1. Mô tả hiệu quả kỹ thuật dựa trên đường giới hạn năng lực sản xuất

Trong nghiên cứu này, hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháp phi tham số, dựa vào chương trình toán học tuyến tính. Phương pháp này được các nhà nghiên cứu sử dụng với tên gọi phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis - DEA). Vận dụng những hướng dẫn của Charnes và cộng sự. (2013), DEA sẽ xác định hiệu quả kĩ thuật của các hộ trồng hồng không hạt thông qua bài toán sau:

, , , = ,

Với các ràng buộc:

, , ≤ , ,

, , ≤ , , ≥ 0

Trong đó: Hiệu quả kỹ thuật TE được đo bằng 1/θ. Trong đó θ là tỷ lệ khoảng cách từ gốc tọa độ đến điểm tối ưu trên đường biên sản xuất và khoảng cách từ gốc tọa độ đến vị trí sản xuất thực tế; m = 1,….,M: là số đầu ra của sản xuất, chẳng hạn sản lượng hồng không hạt/ha; N = 1,…,N: số đầu vào cần thiết để trồng hồng không hạt như phân bón, đất đai, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động…; và K = 1,…,K là số hộ khảo sát.

Từ bài toán này ta có thể xác định được TE của nông hộ thứ i, thông qua đó sẽ đánh giá được hiệu quả trong hoạt động sản xuất của nông hộ thứ i, cũng như đưa ra định hướng để đạt mức hiệu quả kỹ thuật cao hơn. Cách tiếp cận phi tham số có những ưu điểm là ít phụ thuộc vào dạng hàm ước lượng, ít nhạy cảm với những giả định về sai số ngẫu nhiên và có thể ước lượng với trường hợp nhiều đầu vào và nhiều đầu ra. Đường biên được xây dựng xấp xỉ dựa trên các quan sát thực tế, được ước lượng dựa trên tiếp cận quy hoạch tuyến tính thay vì phương pháp kinh tế lượng. Đề tài vận dụng cách ước lượng hiệu quả kỹ thuật theo định hướng tối ưu hóa sử dụng các yếu tố đầu vào (Input oriented), vì đây là cách tiếp cận phổ biến nhất trong phân tích DEA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả trồng hồng không hạt của nông hộ trên địa bàn huyện ba bể, tỉnh bắc kạn​ (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)