Đánh giá khả năng tạo thể quả của các chủng nấm phân lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn chủng nấm cordyceps takaomontana từ rừng tự nhiên việt nam có khả năng tổng hợp một số hoạt chất sinh học giá trị​ (Trang 44 - 45)

Tiến hành hoạt hóa các chủng thuần khiết trong môi trường lỏng tại 250C với tốc độ lắc 150 vòng/phút. Sau 7 ngày, chuyển các chủng đã hoạt hóa sang lên men bề mặt trên môi trường gạo lứt (40g) + bột nhộng (5g), có bổ sung nguồn dinh dưỡng và nuôi ở 250C có chiếu sáng với cường độ 150 - 200 lux, quan sát và đánh giá khả năng mọc quả thể của các chủng tại ngày nuôi thứ 45. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Khả năng tạo thể quả của các chủng nấm đã phân lập

Chủng nấm Chỉ tiêu đánh giá

A9 A8 A7 A6 A3

Tạo thể quả + - + + -

Thời gian tạo thể quả (ngày) 21 0 28 24 0

Số lượng quả thể tạo ra 41 0 26 31 0

Kết quả bảng 3.1 cho thấy, trong 4 chủng nhân nuôi, có 2 chủng không tạo được thể quả là chủng A8 và chủng A3, 3 chủng cho thể quả là chủng A9, chủng A7, chủng A6 tuy nhiên thời gian mọc và số lượng quả thể khác nhau. Chủng A9 có thể quả sớm nhất tại ngày thứ 21, trong khi đó chủng A6 xuất hiện thể quả tại ngày thứ 24 và muộn nhất là chủng A7 với thời gian nảy mầm tạo thể quả là 28 ngày. Ngoài ra, số lượng thể quả tạo ra ở các chủng cũng không giống nhau, cao nhất là chủng A9 với 41 thể quả/lọ, tiếp theo là chủng A6 với 31 thể quả/lọ và thấp nhất là chủng A7 với 26 thể quả/lọ. Từ kết quả nghiên cứu trên, thấy rằng chủng A9 có số lượng thể quả nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất so với 2 chủng còn lại. Chính vì vậy, chủng A9 được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn chủng nấm cordyceps takaomontana từ rừng tự nhiên việt nam có khả năng tổng hợp một số hoạt chất sinh học giá trị​ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)