Chủng C.takaomontana A9 sau khi được hoạt hóa trên môi trường lỏng, tiến hành lên men bề mặt trong môi trường gạo lứt bổ sung 5g bột nhộng, 50 ml môi trường dinh dưỡng trong điều kiện 250C, pH 7, độ ẩm 80%, cường độ chiếu sáng là 200 lux và thu hoạch sau 45 ngày lên nhân nuôi. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.4, hình 3.22 và 3.23.
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên quá trình tạo thể quả
Môi trƣờng dinh dƣỡng Chỉ tiêu
DD1 DD2 DD3
Thời gian phủ kín (ngày) 13±0,82 8,33±0,47 9,67±0,47 Thời gian mọc mầm (ngày) 18,67±0,94 14,67±0,47 15 Khối lượng thể quả tươi/lọ (g) 12,63±1,64 16,6±0,54 14,6±0,73
LT2 LT LT LT 1 LT2 LT 3
Số liệu xử lý trên Anova one – way có P < 0,05, nên các giá trị thu được có ý nghĩa thống kê.
Kết quả bảng 3.4 cho thấy, trong môi trường DD1 nấm phủ kín bề mặt tại thời điểm ngày thứ 13, trong khi đó môi trường DD2 và DD3 nấm phủ kín sớm hơn DD1 ở thời điểm hơn 8 ngày và gần 10 ngày. Thời gian nảy mầm tạo thể quả dẫn đầu là trong môi trường DD2 (dưới 15 ngày), DD3 với thời gian 15 ngày, theo sau là DD1 với gần 19 ngày (hình 3.22).
Hình 3.22. Chủng C.takaomontana A9 nảy mầm trên các môi trường DD Đặc biệt, khối lượng thể quả có sự chênh lệch rõ ràng. Khối lượng thể quả trong môi trường dinh dưỡng DD2 đạt 16,6g tươi/lọ, theo sau là DD3 với 14,6g tươi/lọ, cuối cùng là DD1 với khối lượng thể quả 12,63g thể quả tươi/lọ. Có thể thấy, nguồn carbon trong dinh dưỡng bổ sung có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của thể quả. Môi trường DD1 sử dụng nguồn cacbon là fructose thì thời gian phủ kín và thời gian nảy mầm đều chậm hơn so với 2 môi trường sử dụng nguồn cacbon là glucose và maltose, khi thay đổi nguồn cacbon từ đường đơn (đường 5 cacbon, đường 6 cacbon), sang đường đa chức (maltose), hệ sợi nấm Cordcyeps takaomontana thích hợp với cấu trúc đường đơn 6 cacbon hơn đường đơn chức 5 cacbon và đường đa chức maltose.
Hình 3.23. Thể quả tươi của chủng A9 trên các môi trường DD