Lựa chọn môi trƣờng thạch thích hợp cho nhân giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn chủng nấm cordyceps takaomontana từ rừng tự nhiên việt nam có khả năng tổng hợp một số hoạt chất sinh học giá trị​ (Trang 47 - 49)

Chủng C.takaomontana A9 được nuôi trên các môi trường thạch khác nhau, trong điều kiện 250

C và không chiếu sáng, để chọn môi trường thích hợp cho nhân giống cấp 1. Ba môi trường sử dụng cho nhân giống cấp I gồm: PDA (khoai tây, thạch, glucose), SMAY (maltose, thạch, cao nấm men), SDAY (glucose, thạch, cao nấm men). Tiến hành đánh giá tốc độ tăng trưởng đường kính khuẩn lạc chủng A9 theo thời gian. Kết quả được thể hiện trong hình 3.16.

Hình 3.16. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng đường kính khuẩn lạc của chủng C.takaomontana A9

Tốc độ phát triển khuẩn lạc của chủng C.takaomontana A9 trên 3 môi trường PDA, SDAY, SMAY có sự khác nhau theo ngày nuôi. Sau 3 ngày tính từ thời điểm nuôi, kích thước khuẩn lạc của chủng C.takaomontana A9 có giá trị lớn nhất khi nuôi trên môi trường SDAY đạt 1,51 cm và nhỏ nhất trên môi trường PDA đạt 1,15 cm. Tại ngày nuôi thứ 5, kích thước khuẩn lạc chủng A9 đạt 2,33 cm trên môi trường PDA trong khi trên môi trường SMAY và SDAY đạt lần lượt là 2,70 cm và 2,80 cm. Kích thước khuẩn lạc tiếp tục tăng, đạt 3,75 cm trên môi trường SDAY tại ngày nuôi thứ 7, theo sau là môi trường SMAY đạt 3,45 cm và môi trường PDA đạt 3 cm. Sau 9 ngày tính từ thời điểm nuôi, kích thước khuẩn lạc chủng nấm C.takaomontana A9 vẫn đạt giá trị nhỏ nhất trên môi trường PDA là 3,70 cm và lớn nhất trên môi trường SDAY là 4,69 cm. Tại ngày nuôi thứ 11, 13, 15, kích thước khuẩn lạc đạt giá trị tương ứng trên môi trường PDA là 4,51 cm, 5,24 cm và 6 cm, trên môi trường SMAY là 5,38 cm, 6,21 cm và 7,03 cm, trên môi trường SDAY lần lượt là 5,67 cm, 6,82 cm và 7,69 cm. Tiếp tục theo dõi tốc độ phát triển của khuẩn lạc, nhận tại ngày nuôi thứ 17, môi trường SDAY vẫn cho giá trị về kích thước khuẩn lạc và lớn nhất đạt 8,16 cm, tiếp theo là môi trường SMAY đạt 7,80 cm và môi trường PDA đạt 6,89 cm. Nhận thấy, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 17 tính từ thời điểm nuôi, khuẩn lạc chủng C.takaomontana A9 liên tục tăng trưởng về kích thước, đạt giá trị lớn nhất trên môi trường SDAY và nhỏ nhất trên môi trường PDA. Mặc dù vậy, khuẩn lạc vẫn chưa phủ kín đĩa thạch trên 3 môi

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25

Môi trường PDA Môi trường SMAY Môi trường SDAY

trường nghiên cứu. Tuy nhiên, vào ngày nuôi thứ 19, khuẩn lạc chủng A9 đã phủ kín đĩa thạch môi trường SDAY với kích thước 8,50 cm, trong khi đó thời gian để khuẩn lạc phủ kín đĩa thạch SMAY và PDA lần lượt là 21 ngày và 25 ngày.

Hình 3.17. Hình ảnh khuẩn lạc chủng A9 trên các môi trường

1: Môi trường PDA; 2: Môi trường SMAY; 3: Môi trường SDAY

Kết quả hình 3.17 cho thấy, khuẩn lạc trên cả 3 môi trường có dạng bông xốp, mịn, hệ sợi mọc dày nhất trên môi trường SDAY, theo sau là môi trường SMAY và thưa nhất trên môi trường PDA. Điều này được giải thích là do trong thành phần của môi trường SMAY và SDAY được bổ sung nguồn cung cấp nitơ là cao nấm men, và cũng chính nguồn cung cấp nitơ này giúp khuẩn lạc phát triển nhanh hơn so với môi trường PDA. Bên cạnh đó, khi thay đổi nguồn cacbon và giữ nguyên nguồn nitơ hữu cơ, nhận thấy chủng A9 có mật độ hệ sợi trên môi trường đường đơn chức – môi trường SDAY mọc dày hơn trên môi trường đường đa chức – môi trường SMAY. Do vậy, môi trường SDAY được lựa chọn để nhân giống cấp I cho chủng C.takaomontana A9.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn chủng nấm cordyceps takaomontana từ rừng tự nhiên việt nam có khả năng tổng hợp một số hoạt chất sinh học giá trị​ (Trang 47 - 49)