Nhân nuôi trên môi trường lỏng tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn chủng nấm cordyceps takaomontana từ rừng tự nhiên việt nam có khả năng tổng hợp một số hoạt chất sinh học giá trị​ (Trang 51 - 53)

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong việc phát triển các sản phẩm giàu hoạt chất sinh học có giá thành cạnh tranh từ Cordyceps takaomontana. Chủng nấm A9 được nuôi lỏng tĩnh và so sánh khả năng sinh hoạt chất của sinh khối nuôi lỏng tĩnh với thể quả. Sau khi được hoạt hóa trên môi trường thạch và môi trường lỏng, tiếp tục được lên men trên môi trường lỏng tĩnh ở 250

C, trong điều kiện không chiếu sáng, ẩm độ 80%, sinh khối được thu hoạch sau 45 ngày. Kết quả trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng lên sinh khối lỏng tĩnh

Môi trƣờng lỏng tĩnh

Chỉ tiêu LT1 LT2 LT3

Thời gian phủ kín (ngày) 5,33±0,47 13,67±1,25 9,00±0,82 Khối lượng sinh khối tươi/ bình (g) 33,30±0,67 9,87±0,54 27,23±0,87

Số liệu xử lý trên Anova one – way có P < 0,05, nên các giá trị thu được có ý nghĩa thống kê.

Kết quả bảng 3.3 cho thấy, nhân nuôi chủng A9 trong các công thức môi trường lỏng tĩnh khác nhau thì khối lượng sinh khối tươi thu được trên bình nuôi cũng khác nhau. Thời gian chủng A9 phủ kín bề mặt dịch lỏng trong bình nhanh nhất khi nuôi trong môi trường LT1 là 5,33 ngày, theo sau là LT3 và LT2 lần lượt là 9 ngày và 13,67 ngày (hình 3.20). Không những vậy, khối lượng sinh khối tươi thu được khi nuôi tại môi trường LT1 cũng đạt lớn nhất với 33,33g tươi/bình, trong khi nuôi tại hai môi trường còn lại là LT2 – 9,87g và LT3 đạt 27,23g tươi/bình (hình 3.21). Giải thích cho sự khác nhau về thời gian phủ kín và khối lượng sinh khối tươi nêu trên là do sự khác nhau về thành phần môi trường và nồng độ các chất có trong 3 môi trường. Từ bảng thành phần môi trường nghiên cứu (bảng 2.3) thấy được rằng, nồng độ glucose trong môi trường 2 là 60 g/l và nồng độ muối MgSO4 là 50 g/l. Nhận thấy, vì nồng độ đường và nộng độ muối trong môi LT2 cao, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nên dẫn tới lượng thời gian phủ kín bề mặt chậm và lượng sinh khối thu được thấp. Và trong môi trường LT1, lượng nitơ hữu cơ trong thành phần môi trường

nhiều hơn so với hai môi trường còn lại, do đó sinh khối chủng A9 sinh trưởng và phát triển tốt hơn hai môi trường LT2 và LT3.

Hình 3.20. Chủng nấm A9 nuôi lỏng tĩnh trên các môi trường

Hình 3.21. Sinh khối tươi của chủng A9 trên các môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn chủng nấm cordyceps takaomontana từ rừng tự nhiên việt nam có khả năng tổng hợp một số hoạt chất sinh học giá trị​ (Trang 51 - 53)