Quan niệm về việc phản ánh cuộc sống, con người trong sáng tác văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong văn xuôi của hồ thủy giang (Trang 25 - 36)

7. Đóng góp của luận văn

1.3. Quan niệm về việc phản ánh cuộc sống, con người trong sáng tác văn

chương của nhà văn Hồ Thủy Giang

Với lòng say mê và sự tâm huyết của mình đối với văn chương nên ngay từ nhỏ Hồ Thủy Giang đã có ý thức và nuôi dưỡng ước mơ sẽ trở thành một nhà văn. Và hiện tại Hồ Thủy Giang đã thực sự trở thành một nhà văn tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên và khu vực trung du – miền núi phía Bắc, được nhận nhiều giải thưởng so với các nhà văn trong khu vực. Ông viết nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình văn học và kịch bản phim…, nhưng thể loại mà ông dành nhiều tâm huyết nhất và đạt được nhiều thành công nhất là truyện ngắn và tiểu thuyết. Nhà văn Hồ Thủy Giang rất thích viết truyện ngắn, bởi lẽ theo ông: “Truyện ngắn là thể loại

có kết cấu ngắn gọn để đưa ra một triết lý, một quan niệm mang hơi thở của cuộc sống” [32,10]. Đọc những truyện ngắn của ông, mỗi người sẽ tìm

thấy một phần cuộc đời và hình ảnh mình trong đó. Ngoài ra, ông rất thành công trong việc sáng tác tiểu thuyết. Với ông, thực sự là ông đã sống một nửa ngoài đời và một nửa là sống trong những tác phẩm văn học của chính mình. Chính vì vậy, Hồ Thủy Giang đã có những quan niệm riêng của mình về văn chương, về cuộc sống, về con người và việc phản ánh hiện thực vào trong tác phẩm. Ông đã trực tiếp phát biểu về quan niệm nghệ thuật, về văn chương của mình cụ thể như: “Văn chương không hề đơn

giản chỉ phản ánh đời sống đang tồn tại mà nó còn phản ánh những “ẩn số” của cuộc sống. Từ đó, văn chương phải có nhiệm vụ thúc đẩy cuộc sống của con người, giúp nhân loại thoát khỏi những bất an, phải đem lại sự an ủi cho con người. Văn chương không chỉ là “tấm gương” phản chiếu cuộc sống, mà luôn song hành cùng cuộc sống.Văn chương và thực tại là hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau, nhưng văn chương lại vừa phản ánh hiện thực trong cái ảo ảnh để làm xoa dịu đi nỗi đau của

21

thực tại đời sống”[32,13]. Quan điểm về nghệ thuật trong sáng tác văn

chương của ông thật chân thành, sâu sắc và có tính hiện đại. Trong mỗi truyện ngắn hay tiểu thuyết của mình, nhà văn đều thể hiện những quan điểm (dù trực tiếp hoặc gián tiếp) như là những thông điệp mang đầy ý nghĩa triết lý nhân sinh, và cũng là những điều tâm huyết mà nhà văn muốn gửi đến độc giả. Theo ông, đã viết văn thì: “Tác phẩm đó phải nhằm phục

vụ cho cuộc đời và con người, an ủi họ thoát khỏi sự bất an luôn tiềm ẩn trong cuộc sống hiện tại”[32,14]. Và những quan niệm ấy đã được thể hiện

rất rõ trong các sáng tác cụ thể của ông.

Viết về cuộc sống, con người thời kỳ hiện đại, Hồ Thủy Giang hay đi vào những loại đề tài “nhạy cảm”, với sự trải nghiệm và sự quan sát tinh tế cuộc sống xã hội của mình (Nhà hàng cà phê trái hình, Tướng cướp, Bưởng vàng, Nguyên Mẫu, Đối thủ, Thông reo, Món nợ, Những hàng ghế trống, Chú bé đi giày một chân, Ngõ nhỏ…). Những truyện của ông đã giúp chúng ta hiểu hơn những góc khuất của đời sống thời “mở cửa”. Tác giả ít khi xây dựng nhân vật “đơn tính cách”, mà những nhân vật của ông thường là loại nhân vật “đa tính cách”, có đời sống nội tâm phong phú, phức tạp, có lối sống, cách sống riêng mang màu sắc cá nhân rõ rệt.Truyện của ông luôn làm cho độc giả phải suy ngẫm về những vấn đề nhức nhối đang hiện hữu trong cuộc sống đương thời: Những cán bộ hư hỏng chưa bị vạch mặt (Tướng

cướp); những nhà hàng cà phê trá hình, thực chất là những nơi chứa chấp bao

tệ nạn xã hội: Chứa chấp gái điếm (nhiều cô gái trẻ đẹp vào làm cho nhà hàng, ngoài việc làm phục vụ cà phê thì các cô còn “phục vụ” khách theo nhu cầu, sẵn sàng trở thành món hàng trao đổi cho bà chủ và khách làng chơi khác,…); những chốn ăn chơi của con nhà giàu; nơi buôn bán hàng lậu, hàng cấm...(Nhà hàng cà phê trái hình). Trong truyện ngắn Chú bé đi giày một chân, tác giả miêu tả “một góc công viên thành phố. Hầu như chiều nào cũng

22

thấy chú lặng lẽ ngồi trên chiếc ghế đá sứt, cặp mắt nhiu nhíu dõi cái nhìn mờ mịt ra phía bờ sông”[12,17]. Góc công viên này chính là nơi ngủ nghỉ của

chú bé làm nghề bới rác đã gần mười năm. Tại đây chú thường băn khoăn không biết mình có nên trở thành người lớn hay không vì “Người lớn mà cho nhau, giúp nhau một tí là phải tính toán, cân nhắc thiệt hơn”[12,18]. Ý nghĩ

đó của cậu bé tưởng đơn giản nhưng lại hàm chứa những điều rất sâu sa. Như vậy không gian thành thị này, đã hé lộ một phần số phận của những cậu bé mà mọi người gọi là “dân bụi” ở chốn thị thành…Phố chỉ vẻn vẹn dăm bảy nóc

nhà thế nhưng lại hội tụ đủ mọi tầng lớp, thành phần trong xã hội. Tác giả đã hướng điểm nhìn của mình đến từng nhà, từng số phận ở nơi đây, nhà văn phát hiện ra, ở cái ngõ này “nỗi khổ bao giờ cũng nhiều hơn niềm vui, nỗi bất

hạnh nhiều hơn hạnh phúc”. Người đầu tiên tác giả miêu tả là bà Bảy, làm

công việc dọn thùng vệ sinh. Nỗi khổ vì nghề nghiệp của bà luôn hiện lên đầy đủ hình thù và đường nét của nó. “Những người lịch sự nhất khi có việc phải

tiếp xúc với và cũng né xa xa. Người ta luôn tưởng tượng ra những phân tử uế tạp li ti như còn thấm trên quần áo, thậm chí trên da thịt bà. Còn ở nhà ... con cái bà luôn giành lấy việc nấu nướng chứ bà mà động vào là đến bữa ăn thế nào chúng cũng khủng khỉnh”[ 9,125]. Thật bất hạnh cho bà Bảy thế mà trên

báo, đài lúc nào cũng luôn nói rằng nghề nghiệp nào cũng vinh quang. Người khổ thứ hai là anh Hoạch làm nghề ăn trộm. Có lẽ trong cái ngõ này anh là người khổ nhất vừa về thể xác vừa về tinh thần:“Hình như sống trong cộng

đồng nhân loại đấy anh luôn thấy mình không phải là người nữa rồi. Anh không dám nhìn thẳng vào ai bao giờ. Mắt anh cứ đáo điêng, nửa như gian hoạt, nửa như lẩn tránh... Vợ anh nhìn anh vừa cảm thông, vừa đắng cay, khinh miệt. Con anh nhìn anh, thoắt cười khúc kha khúc khích rồi lại thoắt rơi nước mắt ngay được. Con cái chúng nó có thể tự hào vì bố chúng là ông giám đốc, ông giáo sư chứ chẳng có đứa nào tự hào vì bố là ông ăn trộm. Sống

23

trong gia đình, anh Hoạch trở nên ít nói, ít cười”[9,126]. Người khổ thứ ba là

một cán bộ văn phòng, với nghề tay trái là viết văn. Tuy nhiên, việc viết văn khiến anh gặp phải ít nhiều phiền toái, anh bị kiện, thậm chí nhà anh còn bị cắt nước - khi anh dám xây dựng nhân vật ông Giám đốc Nhà máy Nước trong truyện ngắn của mình. Có lẽ trong ngõ nhỏ này, người được xem không có điều bất hạnh gì là ông Cảnh – Thủ trưởng một cơ quan cấp cao ở Trung ương:“Cứ chiều thứ bảy là chiếc xe con bóng nhãy lại đưa ông về nhà để

nghỉ ngơi sau một tuần làm việc. Thứ hai, xe lại toe toe đón đi. Trông ông lúc nào cũng bệ vệ... Ông đi đến đâu là người thưa gửi râm ran. Nhà cửa ông đàng hoàng. Con cái ông ăn học nên người”[9,128]. Thế nhưng, ông Cảnh

cũng không tránh được nỗi buồn: Vợ mất đã lâu muốn xây dựng lại lần nữa để có người cùng bầu bạn lúc tuổi già nhưng khi muốn tìm hiểu ai thì họ lại coi ông là “một ông thủ trưởng chứ không phải là một người đàn ông, nhất là

một người đàn ông đang cần lấy vợ”. Đã thế, sự kính trọng với ông nhiều khi

cũng kèm theo là điều mất tự do. Ở đâu ông cũng được hưởng sự kính trọng từ cơ quan đến hội nghị, đường phố, gia đình, quê hương thậm chí ở cả nơi chôn rau cắt rốn. Nhưng, ông sợ nhất là sự kính trọng của những người bạn cũ. Ngoài ra, ông còn phải chịu những sự kính trọng thái quá, có khi còn giả tạo của những kẻ cơ hội. Qua lời tâm sự “cuộc sống của những người bình thường thật muôn vàn màu sắc, mùi vị. Nhưng tôi chỉ có quyền thèm thuồng chứ đâu được hưởng... Chú bảo, thế thì sung sướng cái nỗi gì?”[9, 131] ta

thấy thật ngậm ngùi cho ông (Ngõ nhỏ). Chỉ với dăm bảy nóc nhà trong không gian thành thị, Hồ Thủy Giang giúp người đọc thấy được những cảnh đời, cuộc sống, công việc của con người thành phố nhiều khi chúng ta ngỡ tưởng, người thành phố họ đâu biết đến nỗi buồn mà chỉ có niềm vui. Những kẻ tham nhũng chưa bị pháp luật trừng trị thì trời đất cũng sẽ không tha (Nguyên Mẫu, Đối thủ); Nhà từ thiện rộng rãi, hào phóng nhưng lại quên hay

24

cố lờ đi món nợ ân tình với người bạn cũ: liệu anh ta có cớ thật từ tâm hay đây chỉ là một thủ đoạn mua danh? (Món nợ). Một người bạn đã lừa dối bạn mình thời phổ thông, ba chục năm sau gặp lại, vẫn tiếp tục thói lừa chỉ vì thấy bạn giỏi hơn mình về thi ca, mặc dù mình đã có mọi thứ (Những hàng ghế

trống). Thông reo là truyện về một Trạm trưởng Kiểm lâm đứng đắn, tận tụy vì công việc, dám “chơi” cả phó Chủ tịch huyện - là thượng cấp, là người có trách nhiệm xã hội to hơn anh Trạm trưởng quèn. Lý sự của Trạm trưởng thật giản đơn: “Không ai có thể lớn hơn luật pháp” [12,148]. Vấn đề là ở chỗ anh dám thể hiện cái chân lý hiển nhiên ấy bằng hành động cụ thể, kiên quyết ngăn lại việc làm của phó Chủ tịch tỉnh, mặc dù đó cũng là việc công chứ không có gì khuất tất…Phải chăng đây chỉ là những mặt tích cực hay có cả những mặt tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường?.

Các nhân vật trong truyện của Hồ Thủy Giang thường có đời tư, có số phận riêng, vận động phát triển theo quy luật riêng và khó đoán trước được. Ví dụ: Truyện về hai vợ chồng quét rác nghèo khó phải bỏ nhau (vì đông con,

ông chồng nghiện rượu, con cái phải sống bươn trải bán hàng lặt vặt kiếm sống…) tuy nhiên, cuối cùng với sự cố gắng, nỗ lực rồi họ cũng tìm được hạnh phúc lại cho mình. Hay truyện viết về những nhân vật phụ nữ sống trong sự đầy đủ vật chất, đài các như cô Mai - nhưng lại có cuộc sống tinh thần bất hạnh, cô đơn, trống rỗng về tư tưởng, thiếu vắng tình yêu, thiếu vắng hơi ấm gia đình; hay truyện về người nghệ sĩ (Vũ Hải Lăng) quá nghèo khó về vật chất, nên cứ luôn trăn trở, suy nghĩ và tìm cách định nghĩa: “Hạnh phúc là gì” và hành trình đi tìm hạnh phúc của họ thật khó khăn, đầy trắc trở. Ví dụ như: Trong truyện ngắn Những phương trời lá rụng, đặc biệt là cuộc đời của

nhân vật Hãnh Xỉa - một tướng cướp tàn bạo, y có thể làm bất cứ việc gì mà y thích, y muốn (tiền tài, vật chất, “nhà đẹp”, “vợ đẹp”, “chơi đẹp” với thiên hạ…) nhưng y lại có nỗi đau đớn, bất hạnh vì không thể có con cái. Đây là

25

nỗi khổ, một bi kịch không thể giải quyết. Bế tắc, y tìm đến con đường sang “thế giới bên kia” như một sự trốn chạy bi kịch cuộc đời. Hay Nguyệt, từ cô sinh viên đanh đá, xinh đẹp, có bản lĩnh thể hiện cá tính mạnh mẽ nhưng trở thành món hàng đáng thương. Cô đã từng mặc cảm với lũ con nhà giàu khi bị chúng coi khinh con nhà nghèo như cô; rồi cô bị trả giá với tội danh ăn trộm cái bánh mì và yêu đương lăng nhăng; cuộc đời làm vợ của bưởng vàng Huỳnh xấu xí “nửa người nửa vật” kia có đem lại hạnh phúc hay chỉ là chuỗi ngày bất hạnh.

Đặc biệt, nhà văn Hồ Thủy Giang còn hay hướng ngòi bút đến những câu chuyện về tình yêu và hạnh phúc gia đình. Khi khảo sát, tìm hiểu truyện ngắn Hồ Thủy Giang chúng tôi nhận thấy: chiếm hơn 50 % số tác phẩm của ông là những truyện viết về tình yêu. Mỗi câu chuyện tình yêu (trong truyện ngắn hay tiểu thuyết) của nhà văn đều có những thử thách và chứa đầy buồn thương, đau đớn, đầy nước mắt, thậm chí là cả máu, cả cái chết. Trong Con tàu đến muộn chỉ vì sự ghen tuông của người chồng, sự thiếu hiểu biết, ích kỉ

vì “tính sĩ diện của người đàn ông” mà dẫn đến bi kịch tan vỡ gia đình - khi hai người tuy còn rất yêu nhau, nhưng phải chia tay và sống trong niềm xót xa, ân hận cả cuộc đời. Hai nhân vật Châu và Tùng trong Sao xanh yêu nhau, thương mến, quan tâm, chia sẻ cùng nhau nhưng chỉ vì những tính toán thiệt hơn, không chịu hy sinh vì nhau nên cả hai đều phải chấp nhận sống trong nỗi cô đơn đến cuối đời. Nhân vật Miên trong Lúc ấy biển hoàng hôn cũng có một tình yêu trong sáng với Thanh, một thấy giáo nghèo nhưng vì đã lựa chọn cho mình một nghề không mấy “sạch sẽ” là tắm thuê – để đến nỗi phải chết trong tủi nhục vì gặp phải kẻ “bạo dâm”. Cái chết của Miên đã làm cho thầy giáo Thanh vô cùng ân hận, đau khổ vì đã không thể đến kịp để cứu và đưa cô thoát khỏi sự nguy hiểm trong công việc mà cô đang làm. Những câu chuyện về tình yêu trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang thường có những bi kịch, nhiều

26

nỗi xót xa, đôi khi là sự bất công và ít khi có những câu chuyện tình kết thúc có hậu. Chính vì thế chăng mà nhà văn đã muốn nói với mọi người rằng:

“đừng để nhìn thấy những cặp mắt tình yêu suốt đời phải khóc, thậm chí khóc bằng máu của cả kiếp người”[9,75].

Quan niệm về tình yêu và hạnh phúc của nhà văn cũng vậy, nhà văn luôn trăn trở một câu hỏi lớn: thế nào là hạnh phúc? và hạnh phúc đích thực của con người là gì? Có đầy đủ tiền tài, danh vọng, quyền lực liệu đã hạnh phúc chưa? thế nào là tình yêu? Hạnh phúc trong tình yêu là gì? Để có được hạnh phúc trong tình yêu con người có phải trả giá không?. Trong đó, mỗi tình yêu trong câu truyện ngắn của Hồ Thủy Giang đều thể hiện những mặt gai góc, chan chứa những buồn thương, đau đớn đầy nước mắt, có cả máu, thậm chí cả cái chết… Ví dụ trong một số truyện ngắn như: Bông hoa cô đơn, Ngõ nhỏ, Con tàu đến muộn, Tro tàn, Tàu đêm, Chuyện tình ở dốc Nguy Hiểm, Nỗi ám ảnh của một nữ tỷ phú,...Bản chất của tình yêu phải là sự chân thành và sự hy sinh.Thiếu đi sự chân thành, sự hy sinh thì đồng nghĩa là không còn tình yêu. Thế mà chỉ vì sợ bị “suy giảm tư cách” mà vị phó Chủ tịch tỉnh không dám nói ra điều sâu kín trong lòng ông: “Em là bông hoa tươi

đẹp nhất của đời anh” để rồi cả hai đều trở thành những bông hoa cô đơn

buồn tủi (Bông hoa cô đơn). Trong một chuyện khác, cũng chỉ vì một sự nghi

ngờ ghen tuông mù quáng, mất khôn của Thuận mà phải chia lìa tình vợ chồng, biết rằng cả hai dù rất yêu nhau những vẫn phải xa nhau (Con tàu đến muộn). Hoặc chỉ vì sự cám dỗ của đồng tiền mà cô gái đã phải bỏ người yêu theo một Giám đốc, để cả cuộc đời cô không có được một hạnh phúc vẹn tròn (Sân Ga). Trong truyện Tro tàn, bất ngờ lại ở chỗ người vợ tìm mọi cách để “tiêu diệt” đối phương, tìm mọi cách để đòi lại căn nhà của vợ chồng chị, nhưng người chồng coi như đã “chết” khi dấn thân vào những tệ nạn xã hội. Lúc người vợ đang mừng với chiến thắng thì tình cảm vợ chồng, tình cảm gia

27

đình lại tan nát. Không chỉ trong truyện ngắn mà ngay cả tiểu thuyết Tể tướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong văn xuôi của hồ thủy giang (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)