Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong văn xuôi của hồ thủy giang (Trang 80 - 83)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

Đối thoại là hoạt động giao tiếp căn bản, sử dụng hình thức nói giữa người này với người khác. Như Mác đã từng nói: “Trong tính hiện thực của

nó, bản chất con người là toàn bộ những quan hệ xã hội”. Ông nhấn mạnh vai

trò của đối thoại: Đối thoại là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người, sống tức là tham gia đối thoại”[]. Thông thường đặc trưng của đối

thoại gồm hai yếu tố: trao lời và đáp lời, có sự tương tác qua lại với nhau. Trong quá trình giao tiếp, sự chủ động và thụ động được chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía kia. Mỗi phát ngôn đều được kích thích bởi phát ngôn có trước và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy. Sức mạnh của đối thoại chính là ở chỗ thể hiện được sinh động và sâu sắc tâm lí nhân vật trong mỗi quan hệ phong phú của con người với đời sống.

Nhà văn Hồ Thủy Giang đã tỏ ra khá thành công trong các màn độc thoại nội tâm của nhân vật, bên cạnh đó ông cũng thể hiện một cách hiệu quả hình thức đối thoại của các nhân vật trong truyện. Thông qua những cuộc đối thoại của các nhân vật nhà văn đã khắc họa được tính cách, phẩm chất và tư tưởng

76

của nhân vật đó. Ví dụ trong cuộc gặp gỡ dù muộn màng của cô Đào với người cháu, chỉ qua vài lời nói của người cô đã có thể kể hết nỗi oan uổng của mình cho mọi người cùng hiểu. Người cháu thân thiết nhất của cô đã thấu hiểu nỗi đau mà cô phải gánh chịu bao nhiêu năm qua. Khi nói chuyện với người cháu giọng cô Đào trầm buồn, còn giọng người cháu đầy thông cảm:

- “Chắc Cháu lạ gì mọi chuyện của cô. Nhưng cô chẳng dám oán trách

ai đâu.

- Dạ, thưa cô miệng lưỡi thiên hạ nhiều khi khủng khiếp và đê tiện lắm. Cháu nghĩ rằng hình như đời cô có điều gì oan khuất.

Cô lắc đầu:

- Không. Cũng chẳng có quan ức gì. Tất cả do cô thôi. Nhưng hôm nay cô muốn kể lại toàn bộ đâu đuôi mọi việc cho cháu nghe. Ngoài cháu ra chưa ai biết bí mật này đâu.” [9,82]

Rồi cô Đào đã kể lại câu chuyện của cuộc đời cô, vì sao cô bị tiếng oan

“sát chồng”, vì sao cô phải vào rừng sâu để sống? Cô buồn tủi, đau đớn, đơn độc, nhưng cô không oán trách họ, chỉ biết trách thân phận hẩm hiu của mình. Cô lấy đến ba đời chồng, nhưng họ không ở với cô bao lâu mà đã ra đi vì bị rắn độc cắn.

Truyện ngắn Lúc ấy biển hoàng hôn, qua lời đối thoại giữa Miên và

người con trai trong sáng chưa nhiễm “bụi trần” ở chốn ăn chơi, cho thấy rõ tính cách khác nhau của hai người trẻ tuổi này:

- “Em chào anh! …

- Sao trông anh buồn thế?...

Tôi lắp ba lắp bắp:

- Trông tôi... tôi...buồn lắm hả?

Nàng xích lại gần tôi:

77

- Mới lần đầu tiên cô ạ.

- Em đoán đúng mà. Nhưng anh đừng gọi em bằng cô, nghe chẳng thân

thiện chút nào. Cứ gọi em là em hoặc là Miên, tên em mà. Tôi lắp bắp như một cái máy

- Ừ ! Em ... Miên!

- Em chưa gặp ai lại…ngoan như anh đấy” [9,58-59].

Ở tại một phiên tòa, cuộc tranh luận, cãi vã giữa người vợ và người tình để giành người đàn ông diễn ra rất căng thẳng. Người vợ Khuất Thị Đanh đệ đơn tố cáo chị Hoài Thơm quan hệ bất chính với chồng mình. Quan tòa hỏi chị Hoài Thơm, chị đã thẳng thắn nói lên sự thật, khi chồng chị Đanh say rượu, rên rỉ ở bên ngoài, cô thương tình mở cửa, dìu anh vào nhà, đợi khi anh tỉnh say cô đã hỏi:

-“Nhà anh ở đâu để em đưa anh về?

- Anh nói: Em cho anh được ở lại, xin em cho anh được ở lại. Anh không thể trở về với người đàn bà tai quái ấy đâu!” [9,199] .

Điều này khiến chị Đanh gầm lên sỉ vả cô Thơm, cho cô là loại “gái đĩ già mồm” nhưng chị Thơm vẫn nhẹ nhàng kể lại và khẳng định điều đó là sự thật:

- “Thưa chị, đúng là anh ấy có nói như vậy. Tôi không đơm đặt điều gì?

Và chị đã nói với Quý tòa:

- Tôi xin thành thực thưa quý tòa: Kể từ ngày biết đến giờ, tôi chưa hề gặp được một người đàn ông nào đầy lòng cao thượng mà lại ngây thơ trong sáng như anh ấy. Tôi không phủ nhận rằng không những tôi có cảm tình mà còn vô cùng quý thương anh ấy ” [9,201].

Và chị cứng rắn trả lời người vợ “lăng loan” đó:

- “Chị đừng nhầm! Tôi đâu có cướp chồng chị. Xin hỏi có điều luật nào

ngăn cấm một người đàn bà có cảm tình và quý trọng một người đàn ông, dù anh ta có vợ ” [9,201].

78

Người vợ bất lực, gầm lên, chua ngoa, đanh đá:

- “Con khốn nạn! Đồ gái đĩ già mồm ! Bà thì gang họng ra bây giờ!” [9,200].

- “Con dâm tặc này đã nhận tội cướp chồng tôi” [9,201].

Cô nói với tòa lý do đuổi chồng:

- “Lão ta là một kẻ nát rượu…đêm hôm ấy tôi không cho lão vào nhà

dạy lão bài học nhưng ai cướp chồng tôi thì tôi cho vào tù” [9,199] .

Sau phiên tòa này, tất cả những người phụ nữ được chứng kiến đã không một ai dám ném chồng ra ngoài cửa và họ học được cách biết yêu thương, biết sẻ chia, biết quý trọng, tôn trọng người chồng của mình hơn. Chỉ điểm qua một số cuộc đối thoại của các nhân vật người phụ nữ trong một số tác phẩm của Hồ Thủy Giang, chúng ta thấy rằng: Mỗi cuộc đối thoại trong lời nói của nhân vật, họ không chỉ kể chuyện, chia sẻ buồn vui, đồng cảm, thấu hiểu…mà mỗi nhân vật còn bộc lộ những suy nghĩ, những hành động, cử chỉ, phù hợp với từng tầng lớp, lứa tuổi trong từng hoàn cảnh, thân phận khác nhau. Tuy có những đoạn đối thoại rất ngắn, song cũng đủ cho chúng ta hiểu hơn phần nào về cuộc sống nội tâm, tâm hồn, tính cách, những vấn đề lớn nhỏ trong đời sống của những nhân vật phụ nữ và làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn nhưng cũng đầy kịch tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong văn xuôi của hồ thủy giang (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)