7. Đóng góp của luận văn
3.3.2. Ngôn ngữ mang màu sắc địa phương, đậm tính vùng miền
Trong những trang văn xuôi Hồ Thủy Giang chúng ta bắt gặp một thứ ngôn ngữ khá đặc biệt, đó là thứ ngôn ngữ mang đậm chất miền núi. Hầu hết những cuộc đối thoại trong truyện viết về đề tài miền núi đều có sự xen lẫn vào đó là thứ ngôn ngữ dân tộc thiểu số và cách diễn đạt theo kiểu dân tộc. Ví dụ như: Trong tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú. Các nhân vật nữ không chỉ đẹp về hình thức với bộ trang phục của người Tày mà ngôn ngữ của họ cũng thể hiện rất rõ cách nói của người dân tộc thiểu số như:
-“Chị Slao ơi, lần này chị phải cố ném trúng cho bọn con trai Thuận
Thượng biết mặt nhé.
- Nhình ạ, chị sẽ cố mà…. Ây dà! Slao ném mà không trúng thì không đứa nào ném được đâu lố.” [16,30].
Và đặc biệt khi Slao cất tiếng hát lượn (dân ca của người Tày) thì người đọc càng nhận ra vẻ đẹp tâm hồn và sự tài hoa, lãng mạn của cô gái đẹp người, đẹp nết này:
“Ong bướm bay đi về đại ngàn Biết ngày nào hoa rơi lại nở Ong lại được vui xuân cùng bạn
Như em ước với anh cùng về” [16,31].
Nhưng khi muốn khắc họa tính cách mạnh mẽ, can trường của cô gái Tày vừa giỏi việc nương rấy, vừa giỏi võ nghệ, lại dũng cảm, yêu nước – tác giả đã miêu tả ngôn ngữ nhân vật rất độc đáo, ấn tượng như:
-“Năm nào hổ cũng đến rình bắt chó, bắt lợn mà. Nhưng Slao chả sợ
đâu” [16,38].
Slao ngừng hát với vẻ mặt hơi vênh tỏ vẻ thách thức. Nhình nói to, giọng giễu cợt: Đám con trai Thuận Thượng đờ mặt nhìn Slao. Slao phấn khích, bước ra tiếp tục hát:
84
“Thân em như đũa thiếu chiếc Thiếu chiếc còn tìm được để bù
Thiếu bạn chẳng biết lấy ở đâu” [16,31]….
Còn đây là ngôn ngữ của cô Nhình đáo để, mạnh dạn, thẳng thắn:
-“Bớ trai làng Thuận Thượng! Các anh ngậm phải hột thị rồi hay sao mà không ai dám cất tiếng thế?
- “Cái mày không biết gì cả. Anh Chú có vợ rồi. Chị Slao hát là có ý đấy” [16,31].
Trong tiểu thuyết Những người mở đường, những nữ thanh niên xung phong xinh đẹp là người dân tộc thiểu số, rất trong sáng, thật thà, nói chuyện một cách hồn nhiên, giọng điệu và cách nói “đặc” chất dân tộc thiểu số:
-“A lúi! Thủ trưởng Cương ơi! Anh lái xe đẹp giai quá. Tý nữa thủ
trưởng Cương chuyển sang để chị em chúng em kỷ luật lố!” [17,26].
-“Đúng rồi mà! Đẹp trai quá lố! Thủ trưởng Cương tha cho anh ấy đi ”
[17,26].
- “ A lúi! Báo cáo thủ trưởng Cương, chúng em biết tội rồi lố” [17,26]. - “Xôi đỗ đen lố! Thích quá này các chị ơi!” [17, 26].
Trong truyện ngắn Trên trời mây trắng như bông, một cô gái người
Tày nói với anh họa sĩ bằng một giọng nói buồn tủi, bày tỏ nỗi đau thầm kín trong lòng mình:
- “Rồi tới một ngày chúng em pây hết lùa theo sắp đặt của gia đình lố!” - “Eng Nhình đâu có được theo anh lố!” [12, 6].
Thông qua lời nói của những nhân vật người phụ nữ trong một số tác phẩm, khảo sát chúng ta thấy nhiều tác phẩm sử dụng ngôn ngữ vùng miền, là thứ ngôn ngữ mang đậm chất dân tộc miền núi. Chất vùng miền trong các sáng tác Hồ Thủy Giang, nó có tác dụng rõ rệt và hiệu quả trong việc khắc họa tính cách nhân vật và thành phần xuất thân của nhân vật một cách sinh động.
85