7. Đóng góp của luận văn
2.2. Một số đặc điểm về nhân vật nữ trong văn xuôi Hồ Thủy Giang
Khảo sát qua 6 Tập truyện ngắn của Hồ Thủy Giang với 155 truyện, và bốn cuốn tiểu thuyết của ông, chúng tôi thấy, có hơn 80 % số truyện viết về người phụ nữ, trong đó có hơn 50% truyện có nhân vật chính là phụ nữ. Ví dụ như các nhân vật: Cô ngàn (Ngàn làm máy); Cô Hiền (Cô bánh xích); Nữ tỉ phú (Nỗi ám ảnh của một nữ tỉ phú); Chị Khuất Thị Đanh, Hoài Thơm (Phiên tòa); cô Hồng Ánh (Tấm bia mộ khắc đời); Cô thư ký (Bông hoa cô
đơn), cô Oanh (Sân ga), cô Miên (Lúc ấy biển hoàng hôn); cô Hương (Cô bưu điện gốc trám), cô Đàn (Chuyện của thầy giáo Sơn), Chị Thúy (Nỗi buồn hãy tan đi), cô Hương (Cô gái bên cửa sổ), cô Phương Lan (Điện hoa), Chị Hạnh (Chị Hạnh ơi), Chị Quỳnh Mai (Bóng thời gian), cô Phương
(Những kiệt tác), cô giáo Hồng (Chuyện về hoa mộc miên) cô Đào (Thiên
37
Người mẹ (Cây trứng gà bất tử), em Xuyến (Quyển học bạ), cô bé Kim (Kim), em Dinh (Xin việc); cô Thục Linh (Cõi nhân tình), cô Sâm, Nhung (Tàu đêm); cô Nguyệt, Mai (Những phương trời lá rụng)…Ngoài các nhân vật chính là nữ, còn có nhiều nhân vật nữ xuất hiện với tư cách là các nhân vật phụ, nhân vật “làm nền” cho các nhân vật chính khác, nhưng cũng được tác giả dành nhiều cảm tình khi khắc họa hình ảnh như các nhân vật: Slao, Ngọc Tiêm (Tể tướng Lưu Nhân Chú); Mơ, Suối, Tâm (Mắt rừng); Thắm, Liễu, Lan, Mơ, Sâm, tuyết, bà Tâm (Con đường cát bụi); Sao, Tâm, La, Mận, Mỵ (Những người mở đường)…Thông qua việc khảo sát trên chúng tôi thấy, các nhân vật nữ đã trở thành hình tượng tiêu biểu trong sáng tác của ông với đặc điểm nổi bật là: Họ là những người phụ nữ với vẻ đẹp tự tin, mạnh mẽ, tràn đầy sức sống và nghị lực sống trong gia đình và xã hội. Cụ thể hơn, đó là những người phụ nữ lao động vùng trung du và miền núi với vẻ đẹp khỏe mạnh, có sức sống mãnh liệt, bản lĩnh, tự tin, dũng cảm vượt qua mọi rào cản của gia đình và xã hội, vươn lên làm chủ cuộc đời và tương lai của mình; đồng thời họ cũng là những người phụ nữ có hoàn cảnh éo le, số phận bất hạnh được hiện lên như một nỗi “ám ảnh” trong văn xuôi Hồ Thủy Giang. Cụ thể đó là những người phụ nữ bất hạnh trong cuộc sống đầy khó khăn, thách thức và bất trắc trong thời cơ chế thị trường; bất hạnh trong tình yêu đôi lứa, trong gia đình, trong xã hội và trong nỗi cô đơn của chính mình.