7. Đóng góp của luận văn
3.1.1. Những người phụ nữ lao động nghèo vùng trung du và miền núi
Với phương pháp xây dựng nhân vật vừa mang tính truyền thống vừa có tính hiện đại trong những sáng tác của mình, Hồ Thủy Giang đã khá chú trọng tới việc miêu tả ngoại hình của nhân vật, từ đó bộc lộ một phần tâm trạng, tính cách của nhân vật. Ông đã miêu tả ngoại hình những người phụ nữ phù hợp với thành phần xuất thân, đặc điểm nghề nghiệp và tính cách nhân vật, ví dụ như: Khi miêu tả những nhân vật phụ nữ lao động vùng trung du và miền núi, tác giả nhấn mạnh đến vẻ đẹp khỏe khoắn, tự nhiên, mộc mạc, mang tính phồn thực…ở họ.
62
Khi nhà văn miêu tả vẻ đẹp của những cô gái miền núi trong các tác phẩm của mình như các nhân vật: A Xao, A Sao, Eng Nhình, Slao, Ngọc Tiêm,
A Nhình; hay các cô gái Tày, Dao thì ông thường chú ý đến việc so sánh vẻ
đẹp ngoại hình của họ với vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng (hoa rừng, nai rừng, suối rừng…). Cô A Xao trong truyện ngắn Hoa phặc phiền vẫn nở, là cô gái có cái tên rất đẹp và ý nghĩa (A Xao theo tiếng Tày có nghĩa là người con gái đẹp), cô có một gương mặt, đôi mắt đẹp: “Một gương mặt đẹp và tươi như
một bông hoa phặc phiền”, “Đôi mắt đen lấp láy và ngơ ngác như mắt nai rừng” và “dáng hình đẹp như tiên nữ” [13, 52- 55]. Trong truyện Trên trời
mây trắng như bông, khi viết về phiên chợ bông của người Tày, ở đó nổi bật
lên là những cô gái Tày xinh đẹp, duyên dáng: “Lấp ló sau những khối bông
bồng bềnh là một cô gái mặc áo chàm đầu chít khăn mỏ quạ, có đôi mắt trong vắt” [10,138]; “Eng Nhình trong chiếc khăn mỏ quạ, hồn nhiên, tươi rói” và
“A Sao má đỏ hây hây, bồng bềnh trong mây trắng chợ bông” [10, 146] . Trong Những người mở đường, những cô gái thanh niên xung phong trong đó có nhiều cô là người Tày, người Dao rất trẻ trung, xinh xắn, đáng yêu có thân hình nhỏ bé nhưng rất khỏe mạnh, gan dạ, dốc hết sức mình để chuyển hàng, phục vụ cho quân đội: “Một vài khuôn mặt nữ thanh niên xung phong
tròn trịa, xinh xắn nhưng bợt bạt vì mệt. Họ bước như chạy. Những bao gạo, những bao bột mì đè lên những đôi vai bé nhỏ. Những lưng áo đẫm mồ hôi. Những bàn chân mảnh dẻ đạp lên đất đá xào xạo” [17,26]. Đó còn là Slao (trong tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú) - một cô gái Tày đẹp, khỏe
mạnh, trong sáng, tràn đầy sức xuân:“cô gái có khuôn mặt tròn vành vạnh ẩn
sau chiếc khăn mỏ quạ màu chàm” [16, 28] và“mái tóc đen láy, mềm như tơ, tỏa ra mùi hương sả hăng hắc mà quyến rũ” [16, 38]….
Khi miêu tả vẻ đẹp của những cô công nhân, người nông dân, những người kĩ thuật viên,…thì tác giả luôn chú ý miêu tả vẻ đẹp vừa mang tính hiện
63
đại vừa mang tính truyền thống của các cô. Họ là những người phụ nữ lao động khỏe mạnh, hăng say và mạnh dạn, sáng tạo trong công việc. Ví dụ như nhân vật: Cô Ngàn (Ngàn làm máy) và cô Hiền (Cô bánh xích) - họ đều là những cô gái có vẻ đẹp ngoại hình một cách khỏe mạnh, rất đảm đang, chịu khó, hăng say trong công việc: “Nhìn đôi vai tròn lẳn được phủ tấm áo nâu,
má đỏ hây hây đang bước nhanh theo máy cày” và “Cô tự mình lái chiếc máy cày chạy phăm phăm trên cánh đồng làm cho mọi người không khỏi ngạc nhiên” [20, 23]. Hay là cô Sâm trong tác phẩm Tàu đêm, một cô công nhân
nữ Xưởng Gang với: “bộ quần áo thợ bạc phếch và khuôn mặt nhem nhuốc
nhọ than” [13,70] là một cô gái sống chân thành và chung thủy trong tình yêu
còn trong công việc, cô rất chăm chỉ: “thức trắng hai đêm” và đến khi lên tàu về nhà thì: “đôi mắt đen thăm thẳm…đôi mắt đầy mệt mỏi nhưng vẫn ánh lên
trong vắt ” và “cô chìm sâu trong giấc ngủ, một giấc ngủ “quên mình” sau nhiều đêm thức trắng” [13, 66]. Cô Hương (Cô bưu điện gốc trám), là một
cô gái xuất thân từ nông thôn, giản dị, xinh đẹp, nết na: “Một cô gái có khuôn
mặt trái xoan với đôi mắt đen láy cùng nụ cười ý nhị” [9,90] với “dáng vẻ
thướt tha, yêu kiều”[9,90] và hằng ngày cô thầm lặng, chịu thương, chịu khó
làm việc ở cái Chi nhánh Bưu điện miền núi heo hút: “Mỗi ngày Hương lại
ngồi xếp những chồng báo. Cô xếp cẩn thận đến nỗi không một tờ giấy nào lệch ra ngoài” và vẫn “Ngày ngày Hương vẫn đánh đi những bức điện báo, nhận bưu phẩm, bán tem…”[9, 88 ]…
Khi miêu tả ngoại hình của những người phụ nữ bất hạnh, chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, tác giả cũng chú ý đến miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của họ - đôi khi vẻ đẹp đó lại rất “mâu thuẫn” đối lập với số phận bất hạnh của họ. Ví dụ như nhân vật: cô Miên trong truyện ngắn Lúc ấy biển hoàng hôn, là một cô
gái đẹp:“Dáng điệu tha thướt, uyển chuyển, đôi mắt long lanh của nàng chớp
64
cười của nàng long lanh vang vọng cả mười phương”; có ánh mắt đẹp và
quyến rũ: “Đôi mắt mượt như nhung của nàng nhìn tôi âu yếm” [9,59]. Vậy mà cuộc đời của Miên đầy bất hạnh. Vì gia đình hoàn cảnh quá khó khăn mà cô phải làm một nghề “tắm thuê” bị xã hội, mọi người khinh rẻ.Trong một lần đi tắm thuê cho khách, cô đã bị tên “dâm đãng” dìm xuống biển đến chết vì
cô đã không “chiều” hắn. Còn trong truyện ngắn Thiên truyện cổ, nhân vật cô Đào người đã phải sống trong nỗi khổ đau day dứt, trong sự ghẻ lạnh của mọi người, khi họ gán cho cô tội “sát chồng”. Cô héo hon, già nua, kiệt quệ:“một bà già gầy guộc, tóc bạc phơ, đang tách từng quả trám đen bầm”. [12,35]. Hay nhân vật cô Phương (Con tàu đến muộn), chỉ vì có một người chồng quá yêu vợ và ích kỷ nên đã có sự ghen tuông mù quáng (cho rằng vợ có quan hệ bất chính với một người cùng cơ quan) nên đã hành hạ cô, đẩy vào cuộc sống đầy khổ cực, chịu nhiều nỗi oan ức, rồi cô bị chồng “đâm đơn” li hôn, …tất cả điều đó đã khiến cho cô hoàn toàn sụp đổ: “Chị đã ngã xuống
ghế băng trong phòng sử, mặt tái mét đi” [9,34]. Sau này, chị phải rời bỏ quê
hương để sống nơi khác, nỗi đau khổ đã tàn phá nhan sắc, niềm tin của chị vào cuộc sống: “Cặp mắt của chị nửa đau khổ, nửa dửng dưng”[9,35]. Chị Thúy (Nỗi buồn hãy tan đi) được miêu tả như là: “một người đàn bà điềm
đạm, tốt bụng, có đôi mắt đẹp kỳ diệu, không may mắn mắc bệnh tâm thần”
[9, 221]. Thúy mắc bệnh vì một cú “sốc”, bị đổ cho tội tham ô và vào tù oan. Khi chị ra tù, người chồng đã mang con bỏ đi, chị uất hận và mắc bệnh, trở thành “con điên” trong làng.Tuy bị điên dại những chị: “hiền lành ngay cả khi
lúc điên. Chị không phá phách, đánh đập ai mà chỉ thỉnh thoảng cười ré lên, hoặc hát ầm ĩ, hoặc ôm mặt khóc nức nở” [9, 221]. Cuộc đời chị trải qua
chuỗi ngày đầy bất hạnh cho đến khi mất vẫn chất chứa nỗi oan ức bấy lâu nay. Nỗi buồn tủi cô Hương (Cô gái ngồi bên cửa sổ), khi chồng mất, nỗi đau ấy làm cho cô bao đêm đầm đìa nước mắt, ngày ngày cô ngồi bên cửa sổ
65
mong chờ một phép màu giúp chồng cô sống lại. Tác giả đã miêu tả đôi mắt và dáng ngồi như chết lặng của cô bên cửa sổ khiến bao người thương cảm, xót xa: “Cô ngồi bên cửa sổ và nhìn ra khoảng trời đêm bằng đôi mắt đen xao
xuyến rồi lặng lẽ” [9, 236]. Em Mơ (Học trò cũ), là một cô học sinh có hoàn
cảnh bất hạnh, nhà nghèo, mẹ mất sớm, sống với dì ghẻ, bị dì ghẻ bắt nghỉ học…Từ một cô học trò ngoan ngoãn, ít nói đến lúc cô trở thành một gái “làm tiền”, một tên trộm cắp chuyên nghiệp với những năm tháng cuộc đời sống trong trại giam - để giờ đây, khi cô mới ba mươi tuổi mà già dặn, chai sạn: “một người phụ nữ trạc ngoài ba mươi tuổi, nét mặt đanh đá phảng phất
buồn. Trên vừng trán sạm nắng, có một vết sẹo dài…đôi mắt to và đen đang đi lẫn cùng với bao cô nữ phạm nhân” [9, 278]. Hay trong tác phẩm Thông reo, hình ảnh người đàn bà lam lũ, chịu khổ ải, hằng ngày lên rừng hái măng
để đi chợ: “Nhìn đôi vai to tròn lẳn được phủ tấm áo nâu mỏng chen chúc
mấy mụn vá” [12,153] và “Người đàn bà quẩy gánh măng lên vai, chào mọi người rồi ra khỏi cổng trạm, vừa đi vừa khóc…những bước đi xiêu vẹo”
[12,154]. Chỉ vì bà bị một nhân viên kiểm lâm của Trạm bắt vào và cho rằng bà lấy măng là phá rừng khiến cho: “người đàn bà khóc lóc thảm thiết đến nỗi
nước mắt thấm ướt vai áo vá chằng vá đụp”[12,155]. Còn cô Châu trong
truyện Cỏ biếc, một cô gái dân tộc miền núi, nghèo, chai sạm vì sương gió:
“Một phụ nữ chừng ba mươi tuổi, nhăn nhăn vầng trán hẹp như tìm lại một kí
ức xa mờ” và “nhìn vóc dáng thì thô kệch, gầy gò, ốm yếu” [12,142].
Có thể thấy rất rõ những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình các nhân vật nữ vùng trung du và miền núi của nhà văn Hồ Thủy Giang. Ông đã luôn chú ý khắc họa những vẻ đẹp về ngoại hình cũng như những nét tiều tụy, héo hon, ủ rũ nhưng đôi khi họ rất khỏe mạnh, xinh tươi như hoa như nai trên rừng. Ở đó, thiên nhiên không chỉ là chuẩn mực để so sánh với vẻ đẹp con người mà vẻ đẹp con người cũng hòa vào vẻ đẹp của thiên nhiên. Qua vài
66
nét chấm phá về ngoại hình – nhà văn giúp cho người đọc có thể nhận biết được đời sống nội tâm, tâm trạng, tính cách, số phận và môi trường sống khác nhau của từng nhân vật phụ nữ trong tác phẩm của ông.