7. Đóng góp của luận văn
2.1.2. Vài nét khái quát về nhân vật phụ nữ trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ
kỳ hiện đại
Văn xuôi Việt Nam sau năm 1945 tới nay đã xuất hiện nhiều thế hệ nhà văn viết về đề tài người phụ nữ. Nếu như trước đây, văn xuôi viết về phụ nữ thường là theo hướng ngợi ca hay phê phán từ cái nhìn đạo đức, bởi nhà văn đã xây dựng các nhân vật nữ để chuyển tải một quan niệm, tư tưởng nhận định nào đó của xã hội thì trong văn xuôi thời kỳ Đổi Mới, việc xem phụ nữ như một khách thể thẩm mỹ độc lập, như một thế giới riêng đầy bí ẩn và hấp dẫn cần được khám phá và lý giải đã như thành một “trào lưu”. Theo PGS. TS Trần Thị Việt Trung trong công trình “Hình tượng nhân vật phụ nữ trong văn
xuôi Việt Nam hiện đại”, cho rằng: Vẻ đẹp người phụ nữ là sự biểu hiện hài
hòa giữa vẻ đẹp của sự dịu dàng, duyên dáng với vẻ đẹp của trí tuệ, sức mạnh của lòng nhân ái và đức vị tha nhưng đồng thời cũng là những nỗi buồn đau, những bất hạnh trong cuộc đời đầy phức tạp, đầy thách thức. Những hình tượng ấy đem lại sự thành công cho các tác giả và để lại ấn tượng cho người đọc nên xuất hiện hàng trăm bài nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam
33
những tác phẩm mà trong đó nhân vật nữ là nhân vật trung tâm, nhân vật điển hình. Ví dụ như trong các tác phẩm: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Sóng gầm
(Nguyên Hồng ), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Mùa lạc (Nguyễn Khải), Mẫn và Tôi (Phan Tứ), Hòn Đất (Anh Đức), Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi)….Có thể nói, chưa bao giờ người phụ nữ lại dành được sự quan tâm lớn của đông đảo người cầm bút như hôm nay. Thậm chí, qua tên tác phẩm ta cũng phần nào thấy được thế giới phụ nữ qua cái nhìn của các nhà văn hôm nay đa dạng và đa sự đến nhường nào:
Người đàn bà trên đảo (Hồ Anh Thái); Người đàn bà trên bãi tắm (Dương Hướng); Những người đàn bà bên sông (Thùy Dương); Thời thiếu nữ (Cẩm La); Mẹ già, Gái có con (Ma Văn Kháng); Hồn trinh nữ, Góa phụ đen (Võ Thị Hảo), Người đàn bà sinh ra trong bóng đêm, Người đàn bà và những giấc mơ, Người đàn bà có ma lực, Người đàn bà đứng trước gương (Y Ban); Người đàn bà tóc trắng (Nguyễn Quang Thiều); Thiếu phụ chưa chồng (Nguyễn Thị Thu Huệ), Tập yêu chồng (Phạm Thái Lê), Người đàn bà tên Hạ (Thùy Dương),... Chỉ điểm qua tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trên ta cũng có thể thấy rằng: Người phụ nữ là nhân vật nổi bật trong văn xuôi Việt Nam thời kỳ hiện đại và trong thời kì Đổi Mới. Đặc biệt có nhiều tác phẩm văn học sau Đổi Mới cũng đã lấy nguồn cảm hứng từ những người phụ nữ với những số phận, những mảnh đời khác nhau. Qua mỗi tác phẩm, viết về phụ nữ, rất nhiều các tác giả đều muốn gửi vào đó một triết lí nhân sinh về người phụ nữ, là vấn đề phụ nữ. Ví dụ: Nguyễn Minh Châu là một nhà văn rất hay lấy nguồn cảm hứng từ những người phụ nữ. Ví dụ như nhân vật: Hạnh (Bên đường chiến tranh), nhân vật Thai, Huệ (Cỏ lau), nhân vật Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành)…Đó là những người đàn bà có thể cùng một lúc có nhiều mối quan hệ tình cảm khác nhau, mà quan hệ nào cũng chân thành, cũng chính đáng cả: “Họ đem lại cho ta một xúc cảm thẩm mỹ
34
mới, xúc cảm có được khi con người tự khám phá ra chính bản thân mình, hơn là đem lại một ý niệm đạo đức. Có thể gọi người phụ nữ theo quan niệm của Nguyễn Minh Châu là con người đa đoan. Từ “đa đoan” không mang ý niệm đạo đức và nó tiếp cận sâu hơn đến tâm tính của phái yếu. “Đa đoan” chính là từ mà Nguyễn Minh Châu dùng để gọi đặc điểm của con người trong văn học đổi mới (theo ông, cuộc đời thì “đa sự” mà con người thì “đa đoan”
[29, 38]. Dường như nhà văn đã “tiên cảm” đượ số phận những người phụ nữ sau chiến tranh nên đã nhìn nhận và xây dựng nhân vật nữ với cái nhìn đa diện, đa chiều hơn trong cuộc sống.
Ở nước ta, ngay trong thời kỳ hiện đại những tư tưởng “Trọng nam khinh nữ”, một tàn dư của chế độ phong kiến vẫn tồn tại dai dẳng trong tâm thức nhiều người. Do đó sự “lên ngôi” của người phụ nữ trong văn xuôi thời kì hiện đại như là một kết quả hợp lý và là sự gặp gỡ, sự nỗ lực đổi mới của nhà văn và hiện thực cuộc sống đất nước ta sau chiến tranh và nhất là khi bước sang thời “mở cửa”. Tóm lại có thể nhận thấy: Nhân vật nữ đã thật sự trở thành một kiểu nhân vật trung tâm của nền văn xuôi Việt Nam thời kì hiện đại. Thông qua các nhân vật nữ với các số phận khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau trong các tác phẩm của các nhà văn hiện đại, người đọc có thể hình dung ra cả một quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam từ thời kì đen tối nhất dưới ách thống trị của thực dân phong kiến đến những năm chiến tranh những năm kháng chiến gian khổ, đầy sự hy sinh nhưng anh dũng kiên cường và giành lại độc lại độc lập cũng như nhũng năm tháng vặn mình đầy đau đớn nhưng kiên quyết mãnh liệt theo con đường Đổi Mới. Nên có thể khẳng định số phận của người phụ nữ gắn chặt với số phận của dân tộc. Việc phản ánh, xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong các tác phẩm với một thái độ trân trọng, yêu thương, ngợi ca và khẳng định các tác giả văn xuôi Việt Nam thời kì hiện đại là một việc làm mang đầy ý nghĩa.
35
Dưới ngòi bút của họ, thế giới nhân vật nữ được thể hiện lên một cách sống động với những nét tính cách, suy nghĩ, nỗi niềm, day dứt, giằng xé, những mâu thuẫn đan xen, những cung bậc tỉnh cảm, những cảm giác, những cách ứng xử, hành động…rất khác nhau. Qua các tác phẩm văn xuôi Việt Nam hiện đại của một số nhà văn tiêu biểu, chúng ta thấy rõ hình tượng nổi bật về nhân vật người phụ nữ Việt nam. Đó là người phụ nữ vừa có vẻ đẹp truyền thống, vừa có vẻ đẹp hiện đại. Họ chính là những người đại diện cho vẻ đẹp của nền văn hóa Việt Nam, cho bản lĩnh Việt Nam, cho những truyền thống quý báu của dân tộc Việt nam nhưng đồng thời cũng đại diện cho những nỗi niềm, cho những đớn đau…của con người cá nhân thời kỳ hiện đại và hội nhập. Do vậy, chúng ta cần một thái độ vừa yêu thương, vừa trân trọng, vừa phê phán, vừa ngợi ca, khẳng định – với một bút pháp nghệ thuật sinh động, đầy sáng tạo - các nhà văn của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại đã khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật, đã khẳng định được giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả trong các sáng tác của mình. “Họ đã có những
đóng góp đáng kể vào việc góp phần khắc họa chân dung con người Việt Nam vào trong đời sống văn học nước nhà, góp phần tạo nên sự đa dạng, sự phong phú của diện mạo nền Văn học Việt Nam hiện đại và góp phần thúc đẩy quá trình văn học nước nhà phát triển theo hướng hiện đại hóa” [44,192]. Theo
dòng chảy của lich sử văn học Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ vẫn xuyên suốt trong các tác phẩm của các nhà văn thuộc các thế hệ nối tiếp nhau. Trong thời chiến cũng như trong thời bình, người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong nền văn học hiện đại, với những phẩm chất tốt đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt nam, những cung bậc cảm xúc phức tạp, những trăn trở cuộc đời, họ đã đến và để lại trong lòng độc giả những ấn tượng thật đậm nét, khó phai mờ. Bên cạnh đó, cuộc đời của người phụ nữ với bao sự bất công, chịu bao đắng cay,
36
tủi nhục, bao bệnh tật và bất hạnh…từ xưa tới nay, nhất là trong thời kỳ hiện đại và Hội nhập quốc tế, với bao thuận lợi, bao thách thức, bao khó khăn, phức tạp của cuộc sống của thời cơ chế thị trường…cũng đã được các nhà văn đưa vào tác phẩm của mình. Trong một loạt các sáng tác của các nhà văn sau Đổi Mới, đặc biệt là các nhà văn nữ như: Trần Thị Trường, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Hà Thị Cẩm Anh, Võ Thị Hảo, Đào Minh Phượng….thì hình tượng người phụ nữ với tư cách “con người cá nhân” đã được miêu tả, khắc họa khá rõ nét và sinh động.
Qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, với các quan niệm khác nhau của các thế hệ nhà văn khi nhìn nhận về vai trò, vị trí của người phụ nữ nên đã có những thủ pháp nghệ thuật khác nhau khi xây dựng nhân vật người phụ nữ trong các tác phẩm của mình. Nhưng có thể khẳng định rằng: Nhân vật nữ luôn là một hình tượng nghệ thuật lớn, một loại nhân vật trung tâm trong các sáng tác của các nhà văn Việt Nam thời kỳ hiện đại.