Độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong văn xuôi của hồ thủy giang (Trang 76 - 80)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.1. Độc thoại nội tâm

Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật, là những ý nghĩ thầm kín, là lời nhủ thầm của nhân vật. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm có một sức mạnh đặc biệt. Nó không những biểu hiện chân thực nhất bộ mặt tinh thần và tâm trạng phức tạp của nhân vật mà còn có sức lay động tình cảm sâu sa của người đọc. Hồ Thủy Giang là nhà văn cũng hay sử dụng những đoạn độc thoại nội tâm trong sáng tác của mình, để thấy những diễn biến tâm lý của nhân vật. Nhà văn thường lấy trạng thái tâm lí của các nhân vật làm đối tượng miêu tả. Ông thường xây dựng tác phẩm trên cơ sở theo dõi các diễn biến tâm lý của nhân vật. Mặt khác nhà văn lại chủ trương không đứng ngoài quan sát, tường thuật cái thế giới nội tâm kia một cách gián tiếp, mà để nhân vật tự bộc lộ. Vì vậy ông ít dùng ngôn ngữ người kể chuyện, mà sử dụng chủ yếu ngôn ngữ đối thoại xen với độc thoại nội tâm của nhân vật. Qua đó các trạng thái tâm lí nhân vật nổi lên rất rõ, đồng thời nhà văn cũng thể hiện rõ quan điểm của mình trong những suy nghĩ của nhân vật.

Trong truyện Bông hoa cô đơn, những lời độc thoại nội tâm đầy ân hận và xen lẫn sự đau khổ của cô Thư ký, bao đêm suy nghĩ, day dứt về nỗi buồn ấy đã tự thốt lên từ đáy lòng mình, sự đau xót, đớn đau, đầy ai oán: “Thế tôi là

72

một con người hay một công cụ trong công tác của anh, hay chỉ là sỏi đá mà lúc nào anh cũng ban cho tôi cái nhìn lạnh lùng của quyền lực thế?” [9,11].

Và sự đau đớn ấy còn được thể hiện ở những câu hỏi đầy day dứt trong đáy lòng cô:“Nếu như điều ấy đối với chúng ta lại là một hạnh phúc thật sự thì

sao? Thế anh không nghĩ được rằng anh rất cần một người vợ như em?”

[9,8]. Hay câu chuyện từ một cô gái Tày với cái tên A Sao ngây thơ và trong trẻo của bản Phia Khao xa xôi ngày xưa, nay đã trở thành bà Ánh Sao - Hiệu Trưởng ở một trường Cấp Ba của huyện và là phu nhân của một vị Phó Chủ tịch tỉnh. Cuộc đời tưởng như là miên mãn với cô nhưng thực ra cô không có hạnh phúc thực sự, không có niềm vui, tình yêu, cô đau đớn nhận ra rằng: “Quả là tôi đã quên rằng mình từng là cô bé A Sao trẻ trung, hoang dã, lượn

giỏi nhất vùng. Tôi buồn bã chợt nhận ra rằng, đôi khi sự thông minh, chững chạc lại đồng nghĩa với sự đánh mất của cuộc đời” [12,14].Lời độc thoại đầy

chua chát của cô đã nói lên tâm trạng chán chường, mệt mỏi của người phụ nữ này (Trên trời mây trắng như bông). Đôi khi tác giả mượn lời độc thoại nội tâm của nhân vật con vẹt để nói lên những nỗi khổ đau, bất hạnh của con người: “Thì ra, tôi là niềm vui của cả hai ông cháu chị Hạnh nữa. Tôi có cảm

giác niềm vui đối với họ hình như là một điều hệ trọng lắm. Mà phải rồi, tôi luôn thấy đôi mắt của chị ẩn một nỗi buồn vô cớ” [11,52]. Khi biết tin chị Hạnh bị chết vì bị di chứng chất độc da cam, lời độc thoại của chú vẹt đã làm cho người đọc thêm đau đớn, quặn thắt: “Tôi lặng đi, không muốn tin vào lời

ông nội nói. Không! Không thể như thế được! Từ nay có lẽ nào tôi vĩnh viễn không được nhìn thấy chị nữa”. Và “Tôi ngậm ngùi cất cánh bay đi. Tôi cố bay vọt lên thật cao nhìn xuống để mong thấy bóng hình chị Hạnh, nhưng mặt đất chỉ rờn rợn một màu xanh mờ ảo. Chao ôi! Tôi đâu biết được loài người lại có những nỗi buồn tê tái đến thế”. “Chị Hạnh ơi, em thương chị lắm! Tiếng nói của tôi sẽ vang vọng mãi không nguôi trên bầu trời rộng lớn. Mong

73

sao, giọng nói nghẹn ngào, bé nhỏ của tôi giữa mênh mông này có thể làm vơi đi chút ít nỗi đau của những kiếp người” [11,57]. Nghe những lời xót xa đau đớn của chú vẹt, người đọc thấy được tấm lòng nhân hậu, sự cảm thông, tình thương người của tác giả đối với những số phận bé nhỏ, mong manh của những người phụ nữ không may mắn trong cuộc sống (Chị Hạnh ơi!). Tình yêu đẹp trong kỉ niệm của cô Hương (Cô bưu điện gốc trám), khiến lòng cô

đau nhói. Cô thầm lặng nghĩ mong mỏi và tự chủ với chính mình:“Em sẽ chờ

anh, chờ anh mãi mãi”[9,100] và đêm đêm cô lại nhớ đến hình ảnh người yêu

với nỗi nhớ thương thăm thẳm và những câu hỏi đầy xót xa: “Hình dáng của

anh, đôi mắt của anh, chiếc mũ sờn…” - “Mình thật vô lý. Nhưng còn anh? Anh hiểu lòng mình không? Hay anh chỉ coi mình là cô bưu điện có lòng tốt”

[9,101]. Vì thế khi nhận bức thư của anh gửi cô đã nghẹn ngào nghĩ đến: “Hẳn anh sẽ viết giống như em nghĩ: Tình yêu phải là một gì cao đẹp, thiêng

liêng, không hẹp hòi, ích kỉ” [9,103].Trong truyện ngắn Con tàu đến muộn, nhà văn đặt ra vấn đề bi kịch của một gia đình. Từ cuộc chia tay của bố mẹ, từ việc chứng kiến cảnh người mẹ thủy chung nhưng vừa qua đời vì bệnh tim và sự hối hận nhưng đầy sĩ diện đến mức mù quáng của người bố, cô gái đã có những suy nghĩ đau khổ, đầy tiêu cực:“Trong cuộc đời, con người ta luôn cần

có điểm tựa. Không phải là điểm tựa kinh tế... mà là điểm tựa về tình cảm... Không có điểm tựa tình cảm thì sống sẽ mòn mỏi... nhưng đâu phải bất cứ chỗ nào cũng có thể là điểm tựa tình cảm của chính mình được”[9,41]. Cô gái

trong truyện Kiệt tác là biên tập viên của một tờ Tuần báo địa phương. Cô

xinh đẹp, giỏi giang nhưng lại có cuộc sống gia đình bất hạnh khi người chồng gặp tai nạn và bị bại liệt. Vì thế, cô luôn cố gắng nén nỗi đau vào trong lòng, bởi cô biết rằng: “chẳng bao lâu nữa anh sẽ không còn có mặt trên cõi

đời này nữa. Điều duy nhất mà mình có thể dâng hiến cho anh lúc này là phải nén nỗi đau để tạo ra những tiếng cười lạc quan cho anh” [12,164]. Còn bà

74

mẹ trong truyện Cỏ biếc cũng có hoàn cảnh trớ trêu vì sinh ra một người con xấu xí, không ai lấy. Bà cất công đi tìm người con gái tên Châu về làm dâu và bà nghĩ trong bụng: “Chắc nó ở xa nên không biết thằng Vênh bị tai nạn. Ở xa

mấy thì mình cũng phải tìm bằng được” [12,142].

Trong tiểu thuyết Tể tướng Lưu Nhân Chú, tác giả cũng chú ý viết về

những màn độc thoại nội tâm nhân vật Slao - khi nàng âm thầm nghĩ tới Lưu Nhân Chú: “Giá như một ngày nào đó Slao được cùng sát cánh bên anh Nhân

Chú trong đội quân bình Ngô của đức Lê Lợi”[16, 94+95] và“lòng Slao lúc này còn buồn hơn cả tiếng suối Nậm Cang róc rách luồn qua kẽ đá”

[16,119], khi biết được người nàng mơ tưởng đã có gia đình có một người vợ đẹp người, đẹp nết. Rồi mỗi đêm khi ngồi một mình, mang dải lụa ra ngắm lại. Nàng lại thốt lên những lời tâm sự buồn thương: “Chao ơi, cái phần dải

lụa ấy, anh Chú có biết rằng nó đã ngấm nhiều, rất nhiều giọt nước mắt của Slao trong những đêm nhớ thương anh Chú không? Bây giờ anh Chú mang theo một phần dải lụa điều ấy ra chiến trận, nghĩa là anh đã mang theo nhiều giọt nước mắt của Slao” [16,63]. Rồi cô lại tự an ủi bản thân mình:“Slao chỉ cần vậy thôi, chứ không dám mong anh Chú nhớ đến Slao đâu. Anh Chú đã có chị Ngọc Tiêm để thương nhớ nhiều rồi ” [16, 63]. Hay trong tiểu thuyết

Con đường cát bụi, cô Mơ chua xót nhận ra rằng:“Hình như mình chưa biết

thế nào là tình yêu thật sự” [18,89]. Đã bao năm tháng thực hiện nghĩa vụ của

một người vợ, một người vợ chịu ơn sâu, chị tưởng rằng trái tim đàn bà của chị đã thôi đập, bởi chị đã tự chôn vùi nó, tự hủy hoại những khát vọng của chính mình. Chị tự ngắm mình trước gương, tự hỏi, tự chất vấn: Bản thân mình là ai? có phải mình là mình đây không?:“Người phụ nữ trong gương có

phải là mình không?” [18,89]. Chính lời độc thoại nội tâm của Mơ đã bộc lộ

75

đích thực, chính cô thấy mình chở nên cô đơn, lạc lõng giữa cuộc sống đầy đủ vật chất này.

Qua việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong văn xuôi Hồ Thủy Giang, chúng ta thấy rõ mỗi nhân vật nữ đều toát lên vẻ đẹp rất riêng về ngoại hình và phẩm chất, nhưng ẩn sau đó là những nỗi niềm, là những khao khát về hạnh phúc tình yêu, tình cảm gia đình, cùng sự cô đơn của chính người phụ nữ. Khi đi sâu vào miêu tả đời sống nội tâm các nhân vật nữ, Hồ Thủy Giang đã lách ngòi bút của mình vào mọi ngõ ngách tâm hồn của nhân vật để phát hiện ra những điều sâu sa ẩn giấu sau vẻ ngoài của mỗi người phụ nữ qua các màn độc thoại nội tâm của các nhân vật ở từng hoàn cảnh trong tác phẩm của ông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong văn xuôi của hồ thủy giang (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)