7. Đóng góp của luận văn
2.2.1. Những người phụ nữ với vẻ đẹp khỏe khoắn, tự tin và mạnh mẽ
Trong các sáng tác của Hồ Thủy Giang, những nhân vật phụ nữ xuất hiện một cách khá đậm đặc. Họ trở thành nhân vật trung tâm trong nhiều tác phẩm của nhà văn. Ở họ, nổi bật lên là hình ảnh những người phụ nữ trung du và miền núi khỏe mạnh, duyên dáng, đôn hậu, tự tin và mạnh mẽ. Họ như những điểm sáng trong các tác phẩm của nhà văn và sức hút đối với bạn đọc. Họ là những cô gái trẻ trung, xinh đẹp và khỏe khoắn, luôn tự tin và chủ động
38
trong cuộc sống gia đình và trong xã hội. Ở họ luôn toát lên một vẻ đẹp vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại. Họ rất đảm đang, tháo vát, chịu thương, chịu khó, luôn cố gắng vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, phức tạp trong cuộc sống để làm tròn thiên chức của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình, và là một người cán bộ, công chức, công nhân trong xã hội.
Bước vào thời kì Đổi Mới, hội nhập “và mở cửa”, toàn dân tộc đều hăng say lao động, sáng tạo, xây dựng đất nước. Những người phụ nữ mới, với vẻ đẹp khỏe khoắn tràn đầy sức sống, họ đã tham gia nhiệt tình vào tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống để góp phần xây dựng cho quê hương đất nước. Họ chính là những cô gái mới, trẻ, đẹp, luôn yêu công việc của mình, lao động tích cực, sáng tạo, biết áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại để hoàn thành những công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao nhất như nhân vật nữ: Cô Ngàn (Ngàn làm máy) và cô Hiền (Cô bánh xích). Các cô là những người phụ nữ khỏe khoắn, chăm chỉ, biết lái máy cày trong sản xuất nông nghiệp; là công nhân của các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ…Họ còn là những cô gái người dân tộc thiểu số chân chất, thật thà, luôn cố gắng nỗ lực, phấn đấu vươn lên trong công việc làm ăn, trong kinh doanh, trở thành nhà Doanh nghiệp uy tín, giàu có - như nhân vật Eng Nhình ngày xưa mặc áo chàm, chít khăn mỏ quạ giờ đã trở thành bà chủ: “Eng Nhình thì đã trút khỏi đầu mọi chuyện kể từ ngày lấy được chồng giàu, trở thành bà chủ của một cửa hiệu điện tử lớn nhất vùng” [12,13] ; hoặc trở thành “bà Hiệu trưởng”của trường
Phổ Thông rất đáng tự hào: “giờ trở thành bà Ánh Sao hiệu trưởng một
trường cấp 3 của huyện, là một vị phu nhân của phó chủ tịch tỉnh” [12,14]
(Trên trời mây trắng như bông). Họ là những cán bộ, công chức mẫn cán, làm việc say mê, sáng tạo, đạt hiệu quả cao và luôn để lại một ấn tượng đẹp trong con mắt của mọi người. Với một lòng thủy chung trong tình yêu, niềm
39
say mê trong công việc, cô Hương (Cô bưu điện gốc trám) sau bao thời gian sống nới rừng núi hẻo lánh cùng với cái Chi nhánh Bưu điện nhỏ bé nhưng cô không cảm thấy nản vì công việc, không buồn khi xa người yêu, tất cả tập trung để hoàn thành tốt công việc thường ngày: “Ngày ngày Hương vẫn đánh
đi những bức điện báo, nhận bưu phẩm,bán tem …”[9, 95]. Họ là những cô
giáo ngày đêm tận tụy với nghề, yêu thương, chia sẻ và tôn trọng học trò, luôn giang tay ra để nâng đỡ, cứu vớt học trò khi trò gặp khó khăn, hoạn nạn hoặc lầm lỗi do thiếu suy nghĩ, bột phát…như nhân vật cô giáo Hà trong truyện ngắn Hoa phượng. Nhờ vào tấm lòng nhân hậu, tin tưởng chứa đầy tình yêu thương, cùng với biện pháp giáo dục đúng đắn của cô giáo Hà đã cảm hóa được một con người tiêu cực như em Hiến. Bằng cử chỉ, hành động đầy yêu thương ấy của cô khiến cho Hiến suy nghĩ, nhận ra mình sai và quyết sửa chữa khuyết điểm, để sau này khi trưởng thành và thành đạt đã luôn biết ơn cô giáo Hà rất nhiều. Đây là lá thư đầy tình cảm mà cô Hà gửi cho Hiến: “Hiến
thân mến! Vì mắc nhiều việc nên về nghỉ hè mà cô không đến gặp em được. Dịp hè này, cô đã nhờ Lan giúp em học thêm về môn toán. Cô mong em học tốt. Cô tặng em tấm bưu ảnh “Hoa phượng” này và chúc em luôn tươi vui như phượng vĩ ngày hè” [9,218]. Qua việc làm đúng đắn, với sự yêu thương
chân thành mà cô Hà cho chúng ta biết rằng “con người ta chỉ có thể lớn lên
bằng tình yêu thương chứ không phải bằng roi vọt”. Đồng thời, họ còn là những người mẹ đảm đang, tháo vát, nuôi dưỡng con cái nên người với các bài học về tình thương yêu, sự sẻ chia và lòng nhân hậu - như một nhân vật người mẹ trong truyện ngắn Cây trứng gà bất tử. Nhân vật người mẹ đã rất ý nhị dạy cho các con của mình về “phép tính chia” đầu tiên mà mình học được từ thầy giáo. Người mẹ cho rằng: “Trong bốn phép tính...phép tính nào cũng
cần thiết cả, nhưng phép tính chia là khó nhất... Có người rất giỏi toán nhưng lớn lên họ vẫn không làm nổi phép tính chia thông thường” và “chính phép
40
tính chia chứ không phải phép tính cộng hoặc phép tính nhân đã làm cho con người ta trở nên vĩ đại” [11,104]. Ở đây, phép tính chia không còn có ý nghĩa
toán học nữa mà là một phép tính trong trái tim con người: Hãy biết chia khổ đau, chia bất hạnh, chia cả niềm vui hạnh phúc, chia miếng cơm manh áo, chia sự cảm thông đối với những người thương yêu nhất và những người xung quanh. Qua một câu chuyện đơn giản nhưng đầy ý nghĩa đó, chúng ta hãy biết yêu thương, sẻ chia yêu thương đến mọi người thì sẽ luôn được hạnh phúc. Người mẹ chính là hiện thân cho một vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp của tình yêu thương, của sự sẻ chia khó khăn, vất vả, của sự hy sinh vì người khác. Đây còn lời nhắn gửi, một thông điệp đầy ý nghĩa nhân sinh mà nhà văn Hồ Thủy Giang muốn gửi đến độc giả qua câu chuyện nhỏ này.
Họ còn là những người phụ nữ mạnh mẽ, cứng cỏi, bản lĩnh, vượt lên mọi nỗi đau, nỗi bất hạnh của mình (khi bị mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo nhưng vẫn phấn đấu học tập, làm việc và yêu cuộc sống, có khát vọng cống hiến cho cộng đồng, xã hội); ví dụ như nhân vật: cô Hạnh (Hạnh ơi); cô Phương Lan (Điện hoa); cô Quyên (Người đẹp thường
nhiều bí ẩn)...Trong truyện ngắn Chị Hạnh ơi, Hạnh khi biết mình mắc
chất độc màu da cam, biết không sống bao lâu, thay vì buồn phiền, than trách số phận, cô vẫn luôn sống vui vẻ làm việc và bầu bạn cùng với con Vẹt. Trước khi mất, cô thả con Vẹt được tự do về rừng xanh. Phương Lan (Điện hoa) đó là một sinh viên Ngoại ngữ tốt nghiệp Đại học loại ưu, nhưng người phụ nữ xinh đẹp này lại mắc bệnh tim mạch nên cô quyết định sống tự lập, không lấy chồng. Cô đã sống mà không đau khổ khi biết mình mắc trọng bệnh. Cô đã phấn đấu học tập tốt, ra trường sống tự lập và trở thành một giáo viên dạy Anh ngữ giỏi: “Phương Lan dạy giỏi, tính tình lại
nhã nhặn, nên càng ngày lớp học càng có tiếng tăm. Vì vậy cuộc sống của cô không đến nỗi quá buồn”[12, 112]. Khi bị mọi người có cái nhìn soi mói
41
và lời dèm pha: “Sau lưng cô, những kẻ thiếu thiện tâm thường mang cái
tuổi ba mươi lăm mà vẫn phòng không của cô để đàm tiếu” [12, 113], cô
cũng không buồn vì:“cô đã tự chọn cho mình một con đường
riêng”[12,113 ]. Cô luôn tự tin bản thân mình thể vượt qua mọi khó khăn, mọi thử thách, tự lựa chọn cho mình cuộc sống đúng khả năng, đúng với hoàn cảnh của mình. Chìa khóa để cho nhân vật Lan có được sự tự tin đó, chính là lòng tự trọng, sự hiểu biết, ý thức về bản thân, về tương lai của chính mình.
Họ còn là những người phụ nữ luôn có ý thức về vẻ đẹp phụ nữ của mình, đó là những người luôn biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Trong truyện ngắn Người đẹp thường nhiều bí ẩn, Quyên là người phụ nữ
rất khác người vì cô luôn có ý thức giữ gìn sắc đẹp, dung dưỡng bản thân. Khi cô mắc bệnh ung thư, chồng với gia đình khuyên cô đi chữa trị nhưng cô từ chối, chấp nhận số phận, sống vui vẻ cùng bạn bè trong những ngày cuối đời. Cô không đau khổ hay nuối tiếc khi mình ra đi, bỏ lại chồng và bạn bè. Đến khi mất, mọi người đọc cuốn nhật kí cô và đã hiểu tại sao cô lại không đi chữa bệnh. Đó là vì :“ Chắc mọi người cho mình là kẻ kì quặc lắm. Nhưng mình chỉ
nghĩ đơn giản rằng: Đã là phụ nữ cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời vẫn phải đẹp. Điều đó còn quan trọng gấp lần nghìn việc kéo dài sự sống thêm vài năm.Mình không thể chịu nổi những vết sẹo dài, sần sùi trên cơ thể mịn màng của mình, càng không thể chịu nổi cái đầu trọc lóc khi nhiễm phải cái thứ hóa chất đáng sợ ấy. Không! Mình cần phải đẹp cho đến tận lúc nhắm mắt xuôi tay” [13,23].
Trong tình yêu đôi lứa thời hiện đại những người phụ nữ mới đã chủ động đến với tình yêu và bảo vệ tình yêu, họ đã chủ động nắm lấy hạnh phúc và tương lai của chính mình. Nhân vật Châu trong Sao Xanh là một cô gái có cá tính, mạnh mẽ, đầy nghị lực. Cô rất chủ động trong học tập, trong sự
42
nghiệp và trong cả tình yêu: “Cô bảo với anh rằng, không phải bây giờ cô
mới yêu anh mà ngay từ lần đầu gặp anh, cô đã mang hình ảnh anh trong tim rồi ” [13, 8]. Nhân vật Hồng Ánh (Tấm bia mộ khắc đời) là một cô gái mạnh mẽ, luôn khát khao về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Chính vì thế, khi bị tai nạn sang “thế giới bên kia”, cô vẫn cứ dũng cảm vượt qua bao nhiêu cánh cửa địa ngục đến với người cô yêu. Trong khung cảnh nhập nhoạng, mờ ảo ấy - cô đã có được một khoảnh khắc hạnh phúc để thỏa mãn khao khát của mình. Nhân vật Mơ (Mắt rừng) là cô gái năng động, mãnh liệt, quyết đoán và rất cá tính. Cô mạnh dạn trao đổi thẳng thắn suy nghĩ và khao khát có cuộc sống gia đình với người yêu: “Chúng ta cần có một mái nhà, những đứa con
cùng với cuộc sống bình thường” [15, 35]. Hay trong một trường hợp khác, vì
tình yêu và hạnh phúc của cá nhân mình,mà hai cô gái cùng yêu say đắm một người, dẫn đến tranh giành, trở thành đối thủ của nhau như hai cô gái trong
Phục Thù. Hai cô gái cùng xinh đẹp, cùng yêu say đắm một người, nhưng
nhan sắc một người nhỉnh hơn một chút đã trở thành người thắng cuộc. Ngày cưới của cô này cũng là “đám tang tinh thần” của cô kia. Cô gái thua cuộc, không dự lễ cưới mà cô khắc sâu hai chữ “ Phục thù” vào trái tim và sự phục thù của người đàn bà thật “đáng sợ”, đó là việc cô đã quyết tâm tập thể dục thẩm mỹ một cách tích cực, đều đặn. Đến khi tuổi thanh xuân trôi đi, cô gái lấy được chồng kia, trên khuôn mặt xuất hiện lốm đốm tàn nhang và chai sạn vì sương gió, còn cô gái đã từng thất bại kia thì nhan sắc trở nên tươi đẹp, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Khi cô thăm lại người đàn ông phụ tình để “trả thù”, thì anh ta đã choáng váng khi thấy cô: “Như
con công rực rỡ, còn vợ mình như gà mái già nua – nên đã tiếc nuối khiến cô bật cười như muốn nói rằng: Anh đã thấy chưa? Đã thấy tôi là thế nào chưa? Thế mà ngày ấy anh chọn nó chứ không chọn tôi. Đại ngu. Bây giờ thì cứ việc rỏ rãi ra nhé ”[11, 68].
43
Họ còn là các nữ sinh viên vượt lên mọi gian khó vì hoàn cảnh gia đình để phấn đấu học giỏi, được đi báo cáo điển hình vì thành tích là “tấm gương vượt khó” vươn lên….Khác hẳn với nhân vật cô Mị (trong truyện Vợ chồng A Phủ) phải đi “làm dâu” trong tủi nhục, đắng cay vì món nợ của bố mẹ đối
với nhà thống Lý Pá Tra – Cô Thắm trong truyện “Con đường cát bụi” cho dù bị mồ côi mẹ từ nhỏ, bố ốm đau bệnh tật quanh năm, khi đi học Đại học phải tự lo kiếm tiền ăn học, nhưng Thắm đã ý thức được hoàn cảnh khó khăn của mình, nên đã cố gắng hết mình và học rất giỏi, được Trường cử đi tham dự Đại hội Thanh niên xuất sắc của tỉnh. Điều đó khiến cho các bạn cùng lớp phải ghen tị, trong đó có Lan - một cô gái đanh đá, luôn cậy mình là con nhà giàu và tin mình học giỏi, không ai có thể hơn, nên khi nghe Thắm được đi báo cáo điển hình, cô đem lòng đố kị, tức tối... Lan đã cố tình vu khống cho Thắm tội ăn trộm tiền: “Lan quy kết Thắm, Liễu ăn trộm tiền của Lan 500
nghìn” [18, 41], bởi vì Lan lập luận là nghèo như Thắm thì chỉ có áo rách đi học chứ đâu có tiền mà mua áo mới. Cô ta không biết rằng, cái áo mới đẹp đó của Thắm là do chính Liễu – người học cùng quê, cùng lớp đã mua tặng Thắm. Còn Thắm - biết hoàn cảnh của mình khó khăn, bị bạn bè xa lánh, coi thường, nhưng cô vẫn sống tự tin, đầy bản lĩnh. Cô tự nhủ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” và đã cố gắng học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn đến trường
mặc áo rách vai mà không hề thấy xấu hổ. Bên cạnh sự đằm thắm, nết na thì ở Thắm còn toát ra khí chất mạnh mẽ và bản lĩnh của một người con gái trong sáng, trung thực, vì thế khi bị Lan gán cho tội ăn cắp tiền: “Thắm phản bác
lại : Kính thưa Thầy cùng các bạn. Nhà tôi đúng là rất nghèo. Tôi cũng không định mua loại quần áo đắt tiền đến thế. Nhưng bạn Liễu đã động viên và cho tôi vay tiền. Nghe bạn Lan nói như đinh đóng cột như vậy, tôi rất lấy làm ngạc nhiên” [18,41]. Còn nhân vật Liễu - với tư cách là người bạn thân của
44
việc rất có ý nghĩa đó là: Kiếm việc làm thêm, xin ứng tiền nhà chủ trước cho Thắm có tiền mua quần áo mới: “Thắm là sinh viên học giỏi nhất khoa nên ít
hôm nữa đươc đi dự Đại hội thanh niên toàn tỉnh . Nhưng Thắm bạn em lại còn nghèo hơn.Anh nhìn xem. Đến tấm áo lành bạn em cũng không có. Thắm rất thông minh nên nhiệm vụ của nó là phải học chứ không kiếm tiền như em đâu. Em đến là để nói khó với anh cho em ứng trước năm trăm nghìn”[18,33]. Chỉ
bằng hành động nhỏ của Liễu như vậy đã khiến cho Thắm cảm động, bởi cô hiểu được tấm lòng và tình cảm của Liễu, hiểu được sự hy sinh của Liễu cho mình. Thắm và Liễu là những người con gái có một vẻ đẹp đáng quý, đáng trân trọng – vẻ đẹp của những người phụ nữ mới đầy bản lĩnh, tự tin, giàu tình cảm và đầy nghị lực vươn lên trong cuộc sống khó khăn vất vả.
Ngay cả khi viết về hình ảnh những người phụ nữ xưa trong tiểu thuyết lịch sử của mình, nhà văn Hồ Thủy Giang cũng rất có ý thức khắc họa vẻ đẹp khỏe mạnh, tự nhiên, vẻ đẹp của lòng dũng cảm và tài năng của người phụ nữ vùng trung du và miền núi. Đó là những nhân vật nữ: Slao, Ngọc Tiêm (Tể
tướng Lưu Nhân Chú); Sao, Tâm, La, Mận, Mỵ (Những người mở đường)…Slao một cô gái tày, hiền hậu, nết na với vẻ đẹp dịu dàng, khỏe
mạnh:“Slao – cô gái có khuôn mặt tròn vành vạnh, ẩn sau chiếc khăn mỏ quạ
màu chàm” [16, 28]. Slao người con gái dân tộc thiểu số có vẻ đẹp ngây thơ,
trong sáng và khỏe mạnh. Cô đã đem lòng thầm yêu Lưu Nhân Chú, một thủ lĩnh, một chàng trai tài giỏi, một người anh hùng - nhưng cô luôn giữ kín trong lòng và luôn khiêm tốn trước anh. Cô thật trong sáng và đáng yêu ngay