Những người phụ nữ trí thức thời hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong văn xuôi của hồ thủy giang (Trang 71 - 76)

7. Đóng góp của luận văn

3.1.2. Những người phụ nữ trí thức thời hiện đại

Bên cạnh những câu chuyện viết về người phụ nữ lao động có vẻ khỏe mạnh mang những yếu tố truyền thống là chủ yếu thì nhà văn Hồ Thủy Giang cũng rất chú ý đến việc viết về những người phụ nữ mới thời kì hiện đại. Họ là những người có trí thức, có tính tự lập, tự làm chủ cuộc sống và tương lai của mình. Điều đó đã được thể hiện ở vẻ ngoại hình và tính cách của họ. Ở họ luôn toát lên một sự hấp dẫn, đầy tự tin với vẻ đẹp sắc sảo, thông minh, vẻ lịch sự, trang nhã…vẻ đẹp ấy thật phù hợp với đời sống nội tâm phong phú, phức tạp của họ trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.Ví dụ như nhân vật cô thư ký trong truyện Bông hoa cô đơn, cô là một người phụ nữ đẹp và thông minh trong cách giải quyết công việc: “Cô thông minh và làm việc hết mình. Dường

như cô có một năng khiếu bẩm sinh về công tác thư ký”[9,6], vẻ đẹp ngoại

hình của cô thật hấp dẫn:“Đôi mắt đen như nhung và đượm buồn”,“Mái tóc

óng ánh đen của cô nghiêng nghiêng trên trang sổ. Đôi mắt hiền dịu của cô như tỏa sang anh một thứ ánh sáng của bình minh” [9,10]. Nhưng cuộc đời cô đâu có được hạnh phúc tương xứng với vẻ đẹp hiền dịu kia: Chồng mất đã lâu mà cô vẫn ở vậy, còn người yêu cô thì không dám ngỏ lời, nên cô phải xin nghỉ hưu sớm và sống trong sự cô đơn, lặng lẽ suốt cuộc đời: “Nước mắt cô lăn dài trên mặt bàn bóng lì, trông như một dòng sông nhỏ síu, chảy len lỏi và nghẽn dần trong hoang mạc” [9,10]. Thắm (Con đường cát bụi), là cô gái nhỏ biết tự vươn lên từ nghèo khó, cô có vóc người: “nhỏ nhắn, gương mặt

dịu dàng” [18,2].Trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, em đã biết tự lo cho cuộc sống của mình: “Dì ơi, con đã nói rồi mà, chuyện tiền nong học hành

67

tay nải bước ra khỏi nhà. Vừa đi, Thắm vừa cầm chiếc đồng hồ bố tặng ngắm nghía, nước mắt ứa ra” [18,12] và luôn phấn đấu học hành để đạt kết quả cao

trong học tập: “Thắm là sinh viên học giỏi nhất khoa nên ít hôm nữa được đi

dự đại hội thanh niên toàn tỉnh” [18,20]. Hai cô gái trong truyện Phục thù,

một người khi bước vào tuổi già trên mặt “xuất hiện nếp nhăn, tàn nhang, mắt

tối xám và nhoèn gỉ”. Còn cô gái kia lại có vẻ đẹp khỏe mạnh, săn chắc, thu

hút ánh nhìn của mọi người: “Sao cô ta đẹp đến mê hồn. Thân thể cứ săn chắc

như thiếu nữ” [11, 67]. Nhân vật cô gái trong truyện Lãng Mạn, là một cô gái

đẹp, thanh lịch, thu hút mọi người từ ánh nhìn đầu tiên: “vóc người cao, hơi

đậm và nhất là mái tóc đen mượt xõa xuống tận kheo” [11,115], cô luôn cười

tươi, hồn nhiên và đôi chút e thẹn khi gặp người yêu: “Cặp môi cô hơi mím

lại mà vẫn sáng như một nụ cười” [11,116]. Hay là cô gái trong truyện Tiến

sĩ tin học, là một người đẹp ngồi bên cửa sổ khiến cho anh Tiến sĩ yêu cô si

mê bởi: “gương mặt trắng ngần, mái tóc mượt buông xõa ngay trước ngực,

đang ngồi mải mê với cuốn sách trước mặt” và cô “luôn nhíu mày hoặc cười thích thú với trang sách trước mặt” [11,123]. Vẻ đẹp của cô giáo Đàn người

yêu Thầy giáo Sơn trong truyện Chuyện của Thầy giáo Sơn, là một cô giáo hiền lành, giỏi chuyên môn, yêu nghề, tự nguyện đi lên ngôi trường vùng núi hẻo lánh dạy học: “Một cô giáo xinh đẹp, dịu dàng…dáng người thanh tú, mái

tóc đen nhánh. Nhất là đôi mắt có một ma lực nào đó làm cho người ta say mê”[9,172]. Cô Đàn không chỉ là một cô giáo giỏi mà còn là một người mẹ

hiền, hết mực thương con, yêu con: “Đàn vừa vuốt mái tóc lưa thưa hoe hoe

vàng của con, vừa chăm chú nghe những lời ngọng nghịu của con nói”[9,182]. Hành động tình cảm ấy của cô đã khiến cho thầy giáo Sơn chỉ im

lặng, ngắm nhìn hình ảnh đẹp của người mẹ âu yếm ôm đứa con trong lòng. Đối với một nhà văn thì có lẽ đây là những trang viết đẹp nhất về tình mẫu tử, còn đối với một họa sĩ đây có lẽ cũng là bức tranh hoàn thiện về hạnh phúc

68

gia đình. Hay như cô giáo Hà (Hoa phượng), cũng là một cô giáo có lòng nhân hậu, thương người, có cách làm việc rất khoa học, chuyên môn giỏi, rất được lòng tin yêu của học sinh…Cô đã có những viêc làm mà nhiều thầy cô giáo khác kính nể, trân trọng. Hoàng Hiến một cậu học trò mắc rất nhiều lỗi, buộc cô chủ nhiệm đuổi học nhưng rất may được cô Hà giúp đỡ và xin cho em thêm một cơ hội để tiếp tục đi học. Khi em Hiến vì cứu một em bé nên bị chó cắn rách áo, cô đã âu yếm, ân cần ngồi cạnh và vá lại chiếc áo ấy: “Cô

nhẹ nhàng nâng tấm áo lên, vuốt thẳng nép, rồi vừa vá, vừa nói chuyện”

[9,216]. Khi nhìn thấy hành động ấy của cô, Hiến đã nghĩ cô như người mẹ hiền, dịu dàng, đằm thắm và đặc biệt cậu cũng rất vui vì được cô tin tưởng. Cô giáo Hằng (Học trò cũ), là một cô giáo hiền từ, nhân hậu, giàu lòng vị tha, yêu mến học trò, giúp đỡ học trò khi gặp hoàn cảnh, cô có “vóc người đậm,

khuôn mặt tròn” và “ luôn say mê, yêu nghề” [9,272]. Khi biết hoàn cảnh em

Mơ, cô đã nhờ thầy Hiệu trưởng lưu ý, nể tình và tìm biện pháp giúp em vượt qua những khó khăn vì hoàn cảnh gia đình. Hay cô Phương Lan (Những lẵng

hoa thành thật) là một cô gái xinh đẹp, học giỏi, yêu nghề, là một cô giáo

với ngoại hình “Nhỏ nhắn, xinh đẹp dù tuổi ngoài ba mươi” và “dạy giỏi, tính

tình lại nhã nhặn nên càng ngày lớp học càng có tiếng tăm” [13, 24].

Ngoài ra, những người phụ nữ trí thức ấy còn toát lên vẻ đẹp của sự trang nhã, lịch sự, văn hóa. Ví dụ như: Cô Mơ (Mắt rừng) - một cô gái trẻ, đầy hoài bão, vừa đẹp lại khéo tay: “Mơ lấy dao bổ cam.Những miếng cam

vàng ươm như được bổ rất khéo, bày trong cái đĩa to xếp theo hình một đóa hoa hồng” [15,17]. Người ta thường nói nhìn cử chỉ có thể đoán được tâm

tính, thậm chí thân phận của một con người, điều này có vẻ rất đúng với Mơ. Những đóa hoa cam do Mơ xếp hình kia bộc lộ một tâm hồn đầy mơ mộng và luôn ao ước một cuộc sống yên bình, tươi đẹp.Cô Sao (Tiếng vọng) - một cô gái với tuổi hai mươi tràn đầy sức sống với thân thể mơn mởn: “Một thân thể

69

nở nang khỏe mạnh. Gương mặt đẹp như có ánh trăng tỏa sáng” [11,38],

những “ngón tay của cô thon thả, mềm mại”, cô là một người rất đảm đang, tháo vát: “loáng một cái, cơm canh đã xong xuôi” [11,40]. Dù chiến tranh đã lùi xa, các cô gái thanh niên xung phong miền núi may mắn còn sống sót sau làn bom đạn; họ luôn nhớ về quá khứ đẹp bi hùng. Hình ảnh cô Tâm trong tiểu thuyết (Những người mở đường) nhớ về quá khứ thời chiến tranh - cô đã tập trung tất cả tình cảm và trí tuệ của mình để viết nên cuốn tiểu thuyết tưởng nhớ những đồng nghiệp mất trong chiến tranh. Mỗi lần xuất hiện câu hỏi trong đầu: “Phải bắt đầu viết như thế nào đây? Tâm lại ứa nước mắt” [17, 23] – đây quả là một vẻ đẹp của tình đồng đội, sự biết ơn của người phụ nữ đã từng qua chiến tranh khốc liệt.

Bên cạnh những phụ nữ vẻ đẹp thanh lịch, sắc sảo, trang nhã…Hồ Thủy Giang ông cũng chú ý khắc họa khá rõ nét vẻ đẹp của những người phụ nữ có nỗi đau bất hạnh, hoàn cảnh éo le, sống cô đơn hay là “kiểu rẻ tiền” của một số nhân vật phụ nữ khác người vì sống đua đòi, sa ngã, biến chất…Ví dụ như nhân vật Cô Nguyệt “Những phương trời lá rụng” – từ một cô sinh viên, trẻ, đẹp : “một cô sinh viên với khuôn mặt tròn, ánh mắt sáng mộng mơ

và tươi đẹp” và “là con người có cá tính khá thẳng thắn” nhưng vì gặp cảnh

khó khăn, thiếu thốn nên trong một khoảnh khắc không làm chủ được mình, cô ăn cắp đồ của bạn, rồi trượt dài vào nhiều tệ nạn xã hội, cuối cùng cô đã làm nghề “bán trôn nuôi miệng nhục nhã”. Và tự cô đã trở thành “món hàng” cho bà chủ và những khách làng chơi bán mua. Cô gái (Mùa gió heo may) - theo thời gian, tuổi thanh xuân đi qua nhanh và nghiệt ngã thay, tình yêu của chồng cô cũng không còn dành cho cô nữa. Cô rất đau khổ, buồn tủi, dù sống trong sự đầy đủ về vật chất nhưng hạnh phúc tình yêu không còn nữa - chồng cô đi theo người con gái khác, điều đó đã khiến cô suy sụp hoàn toàn: “Cô

70

cùng một lúc có cả hai mùa gió heo may thổi xối xả vào trái tim vô vọng của mình. Cô thoáng nghĩ đến cái chết” [11,36]. Cô Quỳnh Mai (Bóng thời gian),

một cô gái giỏi, thành đạt nhưng bất hạnh trong cuộc sống tình cảm: “trong sự

nghiệp thì có thể coi như đã ở một tầm khá cao” nhưng nhìn lại thấy mình bất

hạnh “Bốn mươi tuổi. Sắp trở thành “bà già đau khổ”, không chồng không

con” [11,59].

Như vậy có thể thấy rằng: Khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Hồ Thủy Giang đã khắc họa khá rõ vẻ đẹp cũng như những nét đặc trưng của những nhân vật nữ trí thức thời kỳ hiện đại, không chỉ ở hình dáng mà còn ở thần thái và tính cách của họ. Trong khi xây dựng ngoại hình của nhân vật nữ, chi tiết được Hồ Thủy Giang đặc biệt quan tâm là đôi mắt của những người phụ

nữ. Bởi đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn nên qua hình ảnh đôi mắt có thể cảm

nhận được thế giới nội tâm của nhân vật. Đó là đôi mắt xanh đen như nhung và đượm buồn của cô thư ký; Cặp mắt nửa đau khổ, nửa dửng dưng của

Phương khi bị chồng hiểu lầm; Đôi mắt lóng lánh đen đầy vẻ quyến rũ của

Miên; Đôi mắt to đen thảng thốt của Mơ; Đôi mắt đen thăm thẳm của Sâm

tuy mệt mỏi nhưng vẫn ánh lên trong vắt; Cô gái Tày trong Phiên Chợ Bông

có đôi mắt trong vắt nhưng bảng lảng một nỗi buồn xa xăm…Với bút pháp

nghệ thuật thay đổi linh hoạt, Hồ Thủy Giang khắc họa đậm nét bức chân dung ngoại hình những người phụ nữ, để bộc lộ phần nào tâm trạng, số phận của họ. Mặt khác, ông đã miêu tả ngoại hình nhân vật phụ nữ một cách đa dạng, đủ các kiểu người, đủ các lứa tuổi với các thành phần xuất thân nghề nghiệp, tính cách khác nhau…đã tạo nên một thế giới nhân vật nữ đa dạng, phong phú với nhiều tính cách, phẩm chất khác nhau trong xã hội thời kì hiện đại hóa hôm nay.

71

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật nữ trong văn xuôi của hồ thủy giang (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)