7. Đóng góp của luận văn
3.3.3. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm và sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ
Trong quá trình tìm hiểu, khảo sát, thống kê cách sử dụng những từ láy, tính từ, than từ, hô ngữ, đoạn văn biểu cảm, nhằm biểu hiện các tâm trạng của các nhân vật nữ. Xen lẫn những cuộc đối thoại nhà văn sử dụng nhiều hình ảnh mang tính biểu cảm và tính tạo hình. Ngoài ra, ông vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, giúp cho đối tượng thẩm mĩ được tác giả miêu tả trong tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Qua đó, cho thấy rõ hơn cá tính sáng tạo của nhà văn về phương diện ngôn ngữ nghệ thuật.
Trong tác phẩm Bông hoa cô đơn, dù chỉ hơn bảy trang nhưng ta có thể gặp rất nhiều danh từ, cụm từ kết hợp với các từ láy giàu sức biểu cảm như: “Giọng cô rưng rưng”; “Nước mắt tuôn ra đầm đìa”; “Nghẹn ngào
khóc”; “Thiếu cô cuộc đời anh sẽ khô khan biết mấy”; “Đôi mắt biêng biếc của cô nhìn anh đăm đắm”; “Gượng một nụ cười đau đớn”;“Cô buồn bã nhìn những đóa hoàng lan đang ngơ ngác tỏa hương”; “Căn phòng hôm nay sao mà nặng nề, u uất”; “Anh cảm thấy ân hận tê tái”; “Cái nhìn lạnh lùng của anh”; “Bàn tay mảnh mai run rẩy của cô”. Những từ láy
được sử dụng với một số lượng khá cao trong ngôn ngữ của người kể truyện đã có tác dụng nhấn mạnh đến thứ tình cảm “khó nói”, “nghẹn ngào”, “đầy trớ trêu”, “đầy mâu thuẫn”, trong tâm hồn của cả hai nhân vật là cô Thư ký và ông Chủ tịch. Một tâm trạng xót xa, tiếc nuối, đau đớn… của hai người khi yêu nhau mà không dám đến với nhau. Tác giả cũng sử dụng khá nhiều từ láy để miêu tả vẻ đẹp của nhân vật Miên, trong truyện ngắn Lúc ấy biển hoàng hôn, ví dụ như: “Đôi mắt lóng lánh đen của nàng
chớp chớp đầy vẻ quyến rũ”; “Dáng điệu tha thướt, uyển chuyển của nàng khi đi lại”; “Tiếng cười lóng lánh vang vọng cả mười phương sóng biển”…Bằng việc sử dụng các từ láy đó, để miêu tả vẻ đẹp của một cô gái
86
Bên cạnh việc tích cực sử dụng từ láy làm phương tiện biểu cảm, nhà văn Hồ Thủy Giang còn hay sử dụng những câu văn giàu cảm xúc, miêu tả tâm trạng, tâm lý phức tạp của nhân vật. Ví dụ như nói về cuộc đời: “Một dòng sông nước mắt” của cô thư ký trong tác phẩm Bông hoa cô đơn, tác giả
viết:“Ở đó, có vị mặn chát chắt ra từ trái tim đau khổ của cô. Ở đó, có niềm
hy vọng đắng cay của cô. Thế nhưng, chỉ một vệt khăn lau đầy cẩn trọng và vô tâm của anh là khô kiệt hết” hay “Trên đời, không yêu nhau bỏ nhau đã
đành, yêu nhau mà lại bỏ nhau mới thật là đau xót” [9,9]. Những truyện Xóm
sỏi ai quên, Thiên truyện cổ, Lúc ấy biển hoàng hôn,…xoay quanh những
nỗi đau, bất hạnh của người phụ nữ trong tình yêu, tình cảm gia đình và xã hội. Đó là nỗi xót xa đau đáu của một người chị gái khi nghĩ về mẹ và em gái ở quê nhà bởi sự xót xa, buồn tủi, nhớ thương:“Suốt mấy năm ròng em tôi lặn
lội cày bừa nuôi mẹ để tôi yên tâm theo học. Nghĩ lại mới thấy xót xa. Năm nay em gái tôi cũng đã hai nhăm hai sáu sao mà vẫn chưa chịu lấy chồng. Mà cũng tội, nhà chỉ có hai mẹ con người đi người ở sao đành... Chao ôi! Đứa em gái lam lũ đau khổ của tôi. Ngày về, nhìn vóc dáng tiều tụy của em, tôi đã kinh hãi. Chị có tội với em. Mọi nỗi nhọc nhằn, lo toan của gia đình, chị đã trút lên đầu em. Mỗi nếp nhăn khô héo trên mặt em có phần tội lỗi của chị”[9, 113-117]. Hay là những câu văn tràn đầy cảm xúc, đầy đớn đau của
tác giả khi viết về tâm trạng (tâm sự) với mình của người cháu vào thăm cô đầy bất hạnh, tiều tụy trong vũng sâu: “Sao sự khắc nhiệt của cuộc đời vẫn không chịu buông tha cô? Mấy chục năm nay, người đời nguyền rủa cô là yêu tinh, ma quái nhưng cho đến tận bây giờ đã có kẻ nào nhìn thấy cô ăn thịt ai. Đúng hơn, thì chính loài người đã ăn thịt cô bằng những lời nói và cử chỉ phũ phàng, để đến nỗi cô phải rơi vào con đường cùng thế này. Nhìn cô Đào tiều tụy ngồi trên sân, tôi thấy mình có lỗi vô cùng. Tôi đã viết bao nhiêu trang sách, nói bao nhiêu lời nhân nghĩa, đạo đức, cảm thông với biết bao số phận,
87
thế mà bao năm tháng nay tâm hồn tôi đã bỏ trống một con người cần được cứu vớt nhất” [9,80].
Qua khảo sát bước đầu, chúng ta có thể nhận ra: Hai yếu tố giọng điệu và Ngôn ngữ nghệ thuật đã góp phần vào tạo nên sự thành công và đặc sắc trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang. Từ điểm nhìn đa chiều, đa góc cạnh nhà văn đã bày tỏ thái độ, tình cảm của mình trước thực tại bằng nhiều giọng điệu khác nhau: Đó là giọng điệu ngậm ngùi xót xa, thương cảm, giọng điệu mỉa mai, chua chat; Giọng điệu ngợi ca và có khi giọng điệu chất chiêm nghiệm, triết lý về số phận của những người phụ nữ. Chúng tôi nhận thấy kết hợp nhiều giọng điệu khác nhau để tạo ra tính đa thanh trong tác phẩm. Sự linh hoạt này cho thấy sự cách tân về giọng điệu trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang so với giai đoạn sáng tác trước của ông. Bởi sự linh hoạt và phong phú của giọng điệu trần thuật, cũng chính là nhu cầu tự nhiên để người viết tự làm mới mình. Còn về mặt ngôn ngữ nghệ thuật, nhà văn sử dụng chủ yếu là thứ ngôn ngữ đời thường, giản dị, đôi khi có chất khẩu ngữ;bên cạnh đó việc sử dụng một cách hợp lý các thành ngữ trong câu văn khiến cho lời văn mang tính sâu sắc triết lý. Nhà văn Hồ Thủy Giang cũng đã vận dụng linh hoạt hiệu quả các biện pháp tu từ với những từ láy, những điệp ngữ... giúp cho đoạn văn thêm tính biểu cảm, nhằm khắc họa tâm trạng, tính cách phức tạp của các nhân vật nữ. Đồng thời tác giả cũng bộc lộ rõ nỗi xót thương, sự cảm thông, sẻ chia...của mình đối với những cảnh đời éo le, những nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong cuộc sống thời kỳ hiện đại hóa và hội nhập hôm nay.
Tiểu kết
Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong văn xuôi của Hồ Thủy Giang - trước hết phải kể, đó là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật khá tài hoa và tinh tế của nhà văn. Tác giả đã lách ngòi bút của mình vào những ngóc ngách sâu kín nhất trong thế giới nội tâm của người phụ nữ. Dưới
88
ngòi bút của ông, thế giới nhân vật phụ nữ được hiện lên một cách sống động với những nét tính cách, nhưng suy nghĩ, những nỗi niềm, những day dứt, giằng xé, những mâu thuẫn đan xen, những cung bậc tình cảm, những cảm giác, những cách ứng xử, hành động…rất khác nhau. Chính vì vậy, thế giới nhân vật nữ vừa phong phú, vừa phức tạp, vừa chân thực, vừa sinh động, và có sức thuyết phục, sức hấp dẫn đối với người đọc nhiều thế hệ của tỉnh Thái Nguyên nói riêng, của cả khu vực nói chung. Về ngôn ngữ nghệ thuật - Hồ Thủy Giang thường sử dụng ngôn ngữ đời thường giản dị, mang tính khẩu ngữ, nhờ đó tạo cho câu chuyện thêm gần gũi với cuộc sống hàng ngày và gia tăng sự gắn bó giữa văn với đời. Nhờ việc vận dụng linh hoạt các từ láy, câu văn biểu cảm để khắc họa rõ nét hơn thế giới nội tâm của các nhân vật nữ được khắc họa trong câu văn, đoạn văn rõ nét hơn. Qua đó cho thấy cá tính sáng tạo độc đáo của Hồ Thủy Giang ở phương diện ngôn ngữ nghệ thuật. Mặt khác trong văn xuôi Hồ Thủy Giang còn chứa nhiều ngôn ngữ giàu chất tạo hình, giàu âm thanh, màu sắc miền núi, mang đậm chất dân gian, dân tộc miền núi với những câu tục ngữ, thành ngữ, bài lượn… Chính những đặc điểm về nghệ thuật sử ngôn ngữ miêu tả đặc sắc đó đã góp phần đem lại thành công cho các nhà văn, cũng như đã góp phần đắc lực tạo nên phong cách nghệ thuật trong văn xuôi Thái Nguyên thời kì hiện đại.
89
KẾT LUẬN
1, Hồ Thủy Giang là một trong số ít các nhà văn chuyên nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Hơn nửa thế kỉ cầm bút, ông đã cho ra mắt bạn đọc hơn 30 tác phẩm thuộc nhiều thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ và phê bình văn học, kịch bản phim, nhưng thể loại mà ông giành nhiều tâm huyết và đạt được nhiều thành tựu nhất là Truyện ngắn và Tiểu thuyết. Trong các truyện ngắn và tiểu thuyết của ông nổi bật là hệ thống các nhân vật phụ nữ. Đây là loại nhân vật chiếm tỷ lệ cao so với các loại nhân vật khác (hơn 80% tác phẩm viết về người phụ nữ, trong đó có trên 50% truyện có nhân vật chính là người phụ nữ) và cũng là những nhân vật ông đã giành nhiều tình cảm, trí tuệ, tài năng nghệ thuật của mình vào trong quá trình xây dựng, miêu tả và thể hiện trong các tác phẩm.
2, Thế giới nhân vật nữ trong sáng tác của Hồ Thủy Giang khá phong phú đa dạng và phức tạp. Đó là những người phụ nữ sống tại vùng trung du và miền núi. Họ đủ các thành phần, các lứa tuổi, các nghề nghiệp khác nhau với các tính cách, phẩm chất khác nhau. Khi miêu tả họ, tác giả đã chú ý miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của họ với những nét nổi bật: vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc, rực rỡ, tươi tắn, trong trẻo…như những bông hoa rừng, những con nai rừng, như những dòng suối mát lành….đặc biệt khi nhân vật là những người phụ nữ dân tộc thiểu số; vẻ đẹp khỏe khoắn, chắc chắn, thậm chí là hơi thô mộc của những người phụ nữ nông thôn miền núi, những cô công nhân, nhân viên; vẻ đẹp thanh nhã, lịch lãm của các phụ nữ trí thức….Ở họ, luôn toát ra một vẻ đẹp ngoại hình của những người phụ nữ Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại. Tương ứng với vẻ đẹp ngoại hình là vẻ đẹp tâm hồn, tính cách và phẩm chất của những người phụ nữ đó. Tác giả Hồ Thủy Giang đã khắc họa được những nét tính cách, phẩm chất của những người phụ nữ vùng trung du và miền núi ấy một cách sinh động và rõ nét. Họ là những người phụ nữ mới, tự
90
tin, mạnh mẽ, sống có trách nhiệm với gia đình, với công việc và với chình mình. Đó chính là bức chân dung đẹp của người phụ nữ thời kỳ hiện đại hóa và hội nhập.
Bên cạnh những nhân vật phụ nữ đẹp, tự tin đó, nhà văn Hồ Thủy Giang đã dựng nên trong tác phẩm của mình những bức chân dung, những mảnh đời, những số phận đầy sự thiệt thòi, không may mắn và bất hạnh của bao người phụ nữ khác – như là một nỗi “ám ảnh” khôn nguôi trong các trang viết của ông. Yêu thương, thông cảm, sẻ chia và đôi khi là sự phê phán đó là thái độ của nhà văn khi viết về các nhân vật phụ nữ này. Tác giả đã đi sâu vào từng hoàn cảnh, từng cuộc đời của những người phụ nữ thiếu may mắn, chịu bao nỗi bất công, truân chuyên, trắc trở trong cả sự nghiệp lẫn tình duyên và dù trải qua bao vất vả, khổ đau mà họ vẫn không có hạnh phúc đủ đầy. Viết về họ - dưới góc nhìn đời tư, với những mặt khuất lấp, thậm chí là cả mảng đen tối của những con người, những cuộc đời người phụ nữ sống trong thời “cơ chế thị trường”- nhà văn Hồ Thủy Giang cho người đọc thấy rõ sự đổi mới trong quan điểm, trong cách nhìn, cách phản ánh hiện thực và con người vào trong tác phẩm văn chương. Đó là cách nhìn nhận, phản ánh đa chiều, đa góc cạnh, chân thực, khách quan và sống động trong nghệ thuật xây nhựng nhân vật và phản ánh hiện thực cuộc sống của nhà văn.
3, Bên cạnh nghệ thuật miêu tả ngoại hình, miêu tả nội tâm và tính cách nhân vật, nhà văn Hồ Thủy Giang đã chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện), đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật. Đó là thứ ngôn ngữ mang đậm tính vùng miền (trung du và miền núi); thứ ngôn ngữ “bình dân”, và thứ ngôn ngữ mang màu sắc riêng phù hợp với thành phần xuất thân, với môi trường sống của nhân vật. Tác giả cũng rất chú ý đến việc miêu tả giọng điệu của từng loại nhân vật, thể hiện rõ tính cách, phẩm chất và nghề nghiệp…. của nhân vật. Với đặc điểm về ngôn ngữ,
91
về giọng điệu như trên, các nhân vật nữ của nhà văn Hồ Thủy Giang trở nên có cá tính, có những nét đặc trưng riêng; trở nên đa dạng và sống động trong các tác phẩm của ông.
4, Có thể còn có những hạn chế nhất định, còn có những truyện chưa thực sự đặc sắc và hấp dẫn nhưng với sự tâm huyết, sự sáng tạo và giàu tình yêu thương, kính trọng, cảm thông, chia sẻ …khi viết về nhân vật phụ nữ trong tác phẩm của mình – tác giả Hồ Thủy Giang xứng đáng là một “nhà văn của những người phụ nữ”. Ông đã góp phần hoàn thiện bức chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn chương Việt Nam hiện đại. Chỉ riêng điều ấy thôi cũng đã là một thành công đáng ghi nhận đối với cây bút văn xuôi tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên này.
92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Thị Ngọc An (2010), Nghệ thuật xây dựng hình tượng người công
nhân mỏ trong tiểu thuyết Quang Ninh (từ sau 1945 đến nay), Luận văn
Thạc sĩ, Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
2. Trần Thúy An (2007), Người phụ nữ hiện đại qua cái nhìn một số nhà văn
nữ, Luận văn Thạc sĩ, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí Văn học số 9/1998.
4. Trương Chính, Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn, Tạp chí Văn học số 5 năm 1990.
5. Phương Dung - Lệ Hằng (2005), Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang, Đề tài nghiên cứu khoa học, Khoa đào tạo Giáo viên Trung học cơ sở, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
6. Hà Minh Đức (2007), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Hà Nội.
7. Hồ Thủy Giang (2010), Thái Nguyên – Một dòng chảy văn chương, Nxb Hội nhà văn.
8. Hồ Thủy Giang (2004), Văn học Thái Nguyên tác gia và tác phẩm, Nxb
Văn hóa dân tộc Hà Nội.
9. Hồ Thủy Giang (2002), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học. 10. Hồ Thủy Giang (2002), Cuồng phong, Nxb Thanh niên Hà Nội. 11. Hồ Thủy Giang (2005), Mùa gió heo may, Nxb Lao động.
12. Hồ Thủy Giang (2008), Nhà có 5 người, Nxb Văn hóa dân tộc.
13. Hồ Thủy Giang (2010), Người đẹp thường nhiều bí ẩn, Nxb Văn học. 14. Hồ Thủy Giang (2011), Không phải là ảo ảnh, Nxb Văn học.
15. Hồ Thủy Giang (2015), Mắt rừng (tiểu thuyết), Nxb Công an nhân dân. 16. Hồ Thủy Giang (2016), Tể tướng Lưu Nhân Chú (tiểu thuyết), Nxb Đại
93
17. Hồ Thủy Giang (2016), Những người mở đường (tiểu thuyết), Nxb Văn
học.
18. Hồ Thủy Giang (2016), Con đường cát bụi (tiểu thuyết), Nxb Văn học. 19. Hồ Thủy Giang, “Văn xuôi Thái Nguyên – Một năm đáng kể”. Báo văn
nghệ Thái Nguyên, ngày 09/02/2016.
20. Hồ Thủy Giang (2017) Thái Nguyên - 1917, NXb Đại học Thái Nguyên 21. Phạm Thị Thu Hà (2010), “Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Tự
Lực văn đoàn”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Hà Nội.
22. Minh Hằng (2016), "Mắt rừng, cuộc chiến lâm tặc đầy cam go", Báo Thái Nguyên chủ nhật, số ra ngày 12-5-2016.
23. Minh Hằng (2016), "Vài điều đáng nói xung quanh cuốn tiểu thuyết lịch
sử đầu tiên về danh nhân đất Thái", Báo Thái Nguyên chủ nhật, số ra
ngày 31-5-2016.