7. Đóng góp của luận văn
3.3.1. Ngôn ngữ mang tính bình dân thể hiện rõ tính cách và phẩm chất của
của nhân vật
Trong các tác phẩm tự sự nói chung, lời nói của nhân vật thường chiếm tỉ lệ ít hơn so với ngôn ngữ người kể chuyện nhưng lại có khả năng thể hiện sinh động và khêu gợi cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách của nhân vật. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang hầu hết là thứ ngôn ngữ gần gũi, giản dị như những lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày. Hay nói một cách khác: Ngôn ngữ bình dân được nhà văn sử dụng rộng rãi, trong cả ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Thứ ngôn ngữ bình dân này thường kết hợp với giọng điệu chua chát, mỉa mai hoặc thô thiển, đời thường…trong văn xuôi Hồ Thủy Giang, ví dụ như trong các truyện ngắn: Phiên tòa, Tình phụ tử, Nỗi ám ảnh của một nữ tỷ phú, Giá của niềm tin hay tiểu thuyết Con đường cát bụi….
Trong truyện Phiên tòa, qua ngôn ngữ của nhân vật người vợ, chúng ta thấy
hiện lên hình ảnh một người phụ nữ ghê ghớm, đanh đá, nanh nọc và thô tục:
-“Lão ta là một kẻ nát rượu. Một ngày lão tọng vào họng hai chai sáu nhăm vẫn còn chưa đủ....Đêm hôm ấy, tôi không mở cửa chính là để giáo dục lão ta chừa thói rượu chè. Chồng tôi là một thằng bợm rượu, là thằng vô tích sự, bám váy vợ thật đấy nhưng cướp chồng tôi là tôi cho vào tù...
- Con khốn nạn! Đồ gái đĩ già mồm! Bà thì bà gang họng mày ra bây giờ” [9,200].
- “ Bà con nghe rõ chưa? Con dâm tặc này đã nhận tội cướp chồng tôi”
[9,201].
Còn đây lại là thứ ngôn ngữ của một kẻ cay nghiệt, độc ác - bà mẹ kế nói về cô con gái của chồng:
- “Bà những tưởng cùng lắm thì cô con chồng, lúc quẫn, cũng chỉ có
thể dẫn về một thằng già tóc hoa dâm, cưới quách cho xong chuyện. Cốt để chiếm lấy ngôi nhà. Nếu như thế thì tuy ngôi nhà tuột khỏi
81
bà cũng thỏa mãn, vì đã dìm được đời nó xuống bùn đen, cho nó bớt vênh cái mặt khỉ lên”[9,302].
Trong lời nói đậm màu mỉa mai, chì triết, coi thường của một người vợ (mẹ của nữ tỷ phú) đối với người chồng “nghệ sĩ” nghèo kiếp xác. Trong truyện ngắn Nỗi ám ảnh của một nữ tỉ phú:“Chấp gì cái lão cả khổ ấy! Nhuận bút của bố mày chỉ đủ mua quạt giấy thôi. Ngu ạ!” [9,392]. Cô luôn
cần tiền, cô sợ nghèo khổ bởi nghề của chồng mình đàn hát, văn thơ.
-“Sống! sống như anh thì coi như đã chết. Suốt ngày đàn hát ca cẩm
không có một xu dính túi. Thử hỏi anh là nhạc sĩ hay nhục sĩ”[9,394].
Hay ngôn ngữ câu nói một bà lão hiền lành, phúc hậu, dễ tin người nên đã bị người đời lừa rất nhiều lần - trong chuyện Giá của niềm tin. Bà không còn tin tưởng vào người đời nữa, nên giọng điệu trở nên hoài nghi, bực bội, chua chat:
- “Ối giời! Cậu nghĩ thế hả? Cậu càng thật thà càng là mồi ngon cho
chúng nó xẻo thịt , đẽo xương đấy” [14,10].
- “Khổ! Tại sao tôi lại tin ngay nó cơ chứ!” [14,10].
Nhân vật Thắm và Liễu trong tiểu thuyết Con đường cát bụi thì lại có
kiểu nói chuyện rất bỗ bã nhưng thể hiện rõ tình cảm thân thiết, gần gũi của đôi bạn chí thân:
- “Lúc nãy nghe thấy tên mày trong danh sách sinh viên giỏi được đi dự
Đại hội thanh niên xuất sắc toàn tỉnh, tao thấy lũ bò dửng mỡ lớp mình có vẻ he mũi” [18,10]. Còn khi thấy Thắm mặc áo vá đến trường thì các bạn nữ
cùng lớp lại tỏ vẻ khinh thường nên có giọng đùa cợt, mỉa mai: “Đúng là
chuyện lạ có thật. Miếng vá tổ bố to bằng bàn tay chúng mày ạ” [18,13]. Hoặc khi chê bai dáng vẻ thô, béo của Liễu, các bạn gái trong lớp đã nói bằng giọng điệu bỡn cợt, bai bẻ.
82
-“Quả là có những điều kinh dị không sao hiểu nổi! Khiếp! Chúng mày nhìn kìa. Cái con đi bên cạnh trông cứ như Trương Phi hiện hình”[18,3].
Để khắc họa tính cách mạnh mẽ, “chẳng phải tay vừa” của Liễu, tác giả miêu tả ngôn ngữ, cứng cỏi và có phần hơi “anh chị” của Liễu khiến cho các cô cậu “tiểu thư”, “ông trẻ” khiếp vía.
- “Ông ăn nói kiểu du côn hả! Muốn vớ vẩn thì phải bước qua xác con này! - Xin lỗi! Với lại đường chật mà sao lại đứng nghênh ngang thế, định không cho ai đi lại nữa sao?
- Này! “Đây” khuyên một cách chân tình nhé: dây vào con ấy là dây phải hủi đấy. Cho qua đi!
- Chúng mày cần gì thì cứ ới nhá. Tao xin tiếp hết!” [18,3].
Có thể dễ nhận thấy, nhà văn đã rất sáng tạo, mạnh dạn đưa vào những trang văn của mình thứ ngôn ngữ bình dân, phong phú, phù hợp với từng tính cách nhân vật. Đặc biệt trong các trang văn xuôi Hồ Thủy Giang hay sử dụng những câu thành ngữ quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trong ngôn ngữ của nhân vật. Ví dụ như: “Trâu buộc ghét Trâu ăn”, “Chết khổ chết sở”, “Ghét
xuống ao mà kì”, “Cá lớn nuốt cá bé”, “Thuốc đắng giã tật”, “Ngậm bồ hòn làm ngọt”, “Để lâu cứt trâu hóa bùn”, “Nhà cửa nát như tương bần”, “Đi guốc trong bụng”, “Tức đấm ngực mà chết”, “Bố nào con ấy”....
Với việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, suồng sã mang đậm tính bình dân, tác giả đã đem đến cho người đọc một cảm giác gần gũi, chân thực và sinh động về một cuộc sống đời thường với những con người bình thường đang hiện hữu quanh ta. Mặt khác, với thứ ngôn ngữ bình dân, đời thường nhưng rất phong phú, tác giả đã khắc họa khá cụ thể, sinh động, cá tính, phẩm chất của từng nhân vật trong từng tác phẩm của mình.
83