7. Đóng góp của luận văn
2.1.1. Khái niệm “Nhân vật” trong sáng tác văn học
Hình tượng nhân vật hay nhân vật trong một tác phẩm, đóng một vai trò rất quan trọng, nó là cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc (thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện). Trong nghiên cứu văn học, nhân vật là: “phương tiện cơ
bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng” [6,126]. Nhân
vật “thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người” [24,236]. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một
thế giới riêng của đời sống và có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả.
Nói đến nhân vật văn học là còn nói đến việc con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng ngôn ngữ. Đó có thể là những nhân vật có có tuổi hoặc là những nhân vật không có tên tuổi rõ ràng. Nhân vật vừa là một yếu tố phụ thuộc, nó là một loại kí hiệu đặc biệt, là thành phần của cốt truyện, thúc đẩy cốt truyện phát triển, là chủ thể của hành động, mang ý nghĩa nhất định - mặt khác, nhân vật là một yếu tố độc lập, không phụ thuộc cốt truyện, xuất
32
hiện như một nhân cách mang phẩm chất ổn định, vững bền. Có thể thấy, trong tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó là hình thức cơ bản của văn học để qua đó con người và muôn loài được miêu tả một cách hình tượng. Khác nhân vật trong hội họa, điêu khắc, nhân vật văn học thường bộc lộ tính cách trong “hành động” và được biểu đạt bằng ngôn ngữ. Qua ngôn ngữ trần thuật (kể và tả của tác giả); qua ngôn ngữ nhân vật (gồm độc thoại và đối thoại) mà hiện thực đời sống con người, xã hội hiện lên như thật, khiến cho người đọc có thể hình dung một cách rõ nét và cụ thể.
Tóm lại: “Nhân vật văn học chính là hình ảnh con người được thể hiện
bằng phương tiện ngôn ngữ trong tác phẩm. Và nội dung của văn học nằm trong sự thể hiện hoạt động của nhân vật” [1,13].