Kết quả hoạt động phát triển nhân lực CNTT của tập đoàn VNPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam​ (Trang 69 - 73)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực CNTT của VNPT

3.2.5. Kết quả hoạt động phát triển nhân lực CNTT của tập đoàn VNPT

3.2.5.1. Về quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực CNTT

Tổng số nhân lực CNTT của VNPT Việt Nam tính đến tháng 7/2018 là 2247

ngƣời, chiếm tỷ lệ 6,7% so với tổng số nhân viên của VNPT. Trong đó số làm việc tại 3 tổng công ty là 832 ngƣời, tại 64 chi nhánh là 1415 ngƣời. Số lƣợng nhân lực phân bổ cụ thể nhƣ sau:

+ Tại VNPT-Vinaphone: Số lƣợng nhân viên CNTT tập trung chủ yếu tại VNPT-Soft và VNPT-Data với 539 nhân viên CNTT

+ Tại VNPT-Media và VNPT-Net có 293 nhân viên CNTT. Tập trung tại hai TT-CNTT của 2 tổng công ty này.

+ Tại chi nhánh: Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tiền Giang mỗi chi nhánh có gần 100 nhân viên về CNTT. Các chi nhánh còn lại số nhân viên CNTT duy trì từ 4-20 nhân viên CNTT tùy theo quy mô phát triển CNTT của các tỉnh thành.

Trong mối tương quan với các tổ chức CNTT trong và ngoài ngành: Số lƣợng nhân viên CNTT của VNPT ở dạng thấp nếu so sánh với các tổ chức CNTT tƣơng tự trong và ngoài ngành:

+ Tại Viettel: Số lƣợng nhân viên CNTT tính đến tháng 6/2018 tầm hơn 3000 nhân sự, chiếm tỷ lệ gần 10% so với nhân sự toàn tập đoàn.

+ Tại FPT: Số lƣợng nhân viên CNTT tính đến tháng 6/2018 có xấp xỉ 7200 nhân sự, chiếm 30% tỷ của toàn tập đoàn

Về tốc độ tăng nguồn nhân lực CNTT: Trƣớc năm 2016, quy mô nhân lực CNTT của VNPT không có sự biến động lớn do tập đoàn vẫn hƣớng phát triển dịch vụ Viễn thông, từ 948 ngƣời năm 2014 lên 1373 ngƣời năm 2016, gấp 1.45 lần so

với năm 2014. Tốc độ tăng trƣởng này chủ yếu là do việc phát triển của các chi nhánh tỉnh thành. Số nhân lực chuyên sâu CNTT của VNPT có sự biến động không đáng kể qua các năm trƣớc thời điểm này. Sau năm 2016 với việc dịch chuyển cơ cấu số lƣợng này đã đƣợc tăng lên đáng kể từ 171 năm 2016 đến 465 năm 2017 và nửa năm 2018 đã tăng thêm 409 nhân sự và tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới. Chính vì thế việc bố trí cơ cấu đội ngũ nhân lực CNTT trong thời gian tới có vai trò rất quan trọng, vì một cơ cấu hợp lý về số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ sẽ tạo ra sức mạnh hệ thống cho tổ chức.

Bảng 3.4. Tốc độ tăng nguồn nhân lực CNTT của VNPT qua các năm

Năm 2014 2015 2016 2017 6/2018

Số lƣợng (ngƣời) 948 1202 1373 1838 2247

Tốc độ tăng trƣởng (%) +0,24 +0,27 +0,14 +0.34 +0.22

(Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ, 6/2018) Về cơ cấu nhân lực CNTT

Cơ cấu nhân lực CNTT theo độ tuổi: Do đặc thù là ngành khoa học kỹ thuật nên đội ngũ nhân lực CNTT trong VNPT tƣơng đối trẻ, tại thời điểm hiện tại, lao động có độ tuổi dƣới 35 chiếm 58,83%, từ 35-50 tuổi chiếm 33,82%, và từ trên 50 tuổi trở lên chiếm 7,35%. Nguồn nhân lực hiện tại đủ điều kiện sức khỏe và trình độ để tiếp cận kiến thức và công nghệ mới.

Hình 3.2. Cơ cấu nhân lực CNTT tại VNPT theo độ tuổi và giới tính

Cơ cấu nhân lực CNTT theo giới tính: Tỷ lệ lao động nữ luôn thấp hơn nam giới ở mỗi độ tuổi. Tổng số lao động nữ trong ngành chiếm 27.79%, thấp hơn so với mức bình quân tỷ lệ lao động nữ của VNPT (42%). Tuy nhiên so với đặc thù của ngành CNTT, thì tỷ lệ lao động nữ nhƣ vậy còn khá cao.

Cơ cấu nhân lực CNTT phân chia theo lĩnh vực chuyên môn: Lĩnh vực có tỷ lệ lao động nhiều nhất là phần mềm, quản trị cơ sở dữ liệu và phần cứng. Số lƣợng chuyên gia chuyên trách về an ninh thông tin, an ninh mạng chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu nguồn nhân lực với 6.02%/tổng số nhân lực CNTT.

Hình 3.3. Cơ cấu nhân lực phân chia theo lĩnh vực chuyên môn tại VNPT

(Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ, 2018) 3.2.5.2. Về chất lượng nguồn nhân lực

a.Trình độ chuyên môn

Trong VNPT hiện nay, cán bộ CNTT có các loại văn bằng về trình độ chuyên môn sau: (i) Sau đại học (tiến sĩ, thạc sĩ); (ii) Đại học; (iii) Cao đẳng.

Tính chung trong toàn hệ thống, chỉ tiêu tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ từ Đại học trở lên đạt 94.7%, ở mức cao hơn mức bình quân chung của ngành.

Bảng 3.5. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức CNTT VNPT

Bằng cấp Sau đại học Đại học Cao đẳng

Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời %

Tổng số 241 10.7 1972 87.8 34 1.5 VNPT-Vinaphone 82 15.2 457 84.8 0 0 VNPT-Net 26 13.8 149 79.2 13 7 VNPT-Media 11 10.47 94 89.53 0 0 63 Chi nhánh 122 8.6 1272 89.9 21 1.5 (Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ, 6/2018)

Bảng 3.5 cho thấy: Số lƣợng nhân viên có trình độ sau đại học tập trung chủ yếu ở VNPT-Vinaphone, tại đây có công ty thành viên là VNPT-Soft chuyên phát triển phần mền, điều đó phù hợp với tính chất và yêu cầu của nhiệm vụ chuyên môn. Trong khi số lƣơng cán bộ có trình độ cao đẳng ở chi nhánh khá cao, điều này thể hiện đặc thù của các chi nhánh là tổ chức theo địa bàn hành chính và nhiệm vụ chủ yếu là tác nghiệp ở mức độ đơn giản. VNPT-Net cũng có 13 ngƣời trình độ cao đẳng do đây là công ty chuyên về hạ tầng cơ sở.

Về chuyên ngành đào tạo: Mặc dù tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học trở lên khá cao nhƣng tỷ lệ cán bộ không đƣợc đào tạo chuyên ngành CNTT vẫn còn chiếm tỷ lệ khá đáng kể. Qua khảo sát ở các đơn vị trụ sở chính cho thấy chuyên ngành CNTT hiện chiếm 97%/tổng số nhân lực làm công tác tin học, số còn lại là các chuyên ngành khác nhƣ điện, kinh tế. Con số này ở các chi nhánh thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt 90%/tổng số nhân lực làm công tác CNTT. Nguyên nhân bởi phần lớn các chi nhánh nguồn nhân lực đƣợc điều chuyển từ các bộ phận khác nhau về, trong khi đó VNPT trƣớc đây tiền thân là tập đoàn Bƣu Chính. Số cán bộ lớn tuổi cũng nhƣ nghành CNTT khi đó chƣa phát triển dẫn đến đào tạo không bài bản, trình độ chuyên môn chủ yếu là bƣu chính, điện không phải là CNTT nhƣng kiêm nhiệm công tác CNTT tại đơn vị.

b.Kỹ năng bổ trợ: Ngoại ngữ

nhân lực CNTT nói riêng cần có đủ trình độ ngoại ngữ để tiếp cận thông tin và chủ động tác nghiệp. Nhất là CNTT là một ngành yêu cầu sự đổi mới liên tục mà nguồn kiến thức về CNTT chủ yếu cho Việt Nam lại xuất phát từ bên ngoài, vì vậy ngoại ngữ trở thành một công cụ thiết yếu, không thể thiếu đối với cán bộ, công nhân viên của VNPT ngày nay. Số lƣợng cán bộ CNTT của VNPT biết ngoại ngữ tƣơng đối nhiều bởi vì đây là lĩnh vực thiết yếu nếu muốn phát triển chuyên môn về CNTT. Tuy nhiên, số ngƣời thông thạo ngoại ngữ để có thể sử dụng một cách độc lập trong công việc không phải là cao; khoảng 22,7% và phân bố chủ yếu tại các thành phố lớn. Xét về thực tế, các chứng chỉ ngoại ngữ gần nhƣ không đủ chứng minh về trình độ thực về ngoại ngữ mà chỉ có tác dụng hoàn chỉnh kiến thức cho công nhân viên khi tham gia thi tuyển. Mặc dù trình độ chung về ngoại ngữ so với yêu cầu công việc chuyên môn chƣa tƣơng xứng và tỷ lệ này chƣa phải là cao nếu so với mặt bằng chung của VNPT 30% song bƣớc đầu VNPT đã xây dựng đƣợc đội ngũ nhân sự có trình độ ngoại ngữ cao giúp chủ động trong việc tiếp cận thông tin và nắm bắt công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam​ (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)