CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Bối cảnh hiện nay nguồn nhân lực CNTT và định hƣớng phát triển tạ
4.1.1. Bối cảnh nguồn nhân lực CNTT hiện nay
4.1.1.1. Bối cảnh nguồn nhân lực CNTT trên thế giới
Hiện nay là thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0, đó là sự kết hợp cao độ giữa hệ thống siêu kết nối vật lý và kỹ thuật số với tâm điểm là internet, vạn vật kết nối (IoT) và trí tuệ nhân tạo. Công nghệ 4.0 sẽ giải phóng con ngƣời khỏi công việc trí tuệ, trong đó nghành CNTT sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trong trong việc thực hiện cuộc cách mạng này. Tại các nƣớc phát triển việc ứng dụng CNTT trong việc thực hiện cuộc cách mạng 4.0 đang là lẽ tất yếu. Tuy nhiên tình trạng nguồn nhân lực CNTT trên thế giới luôn trong tình trạng thiếu, do vậy các nƣớc phát triển đang muốn tìm kiếm thêm các nguồn nhân lực CNTT để bổ sung từ các nƣớc đang phát triển không có lợi thế về tài chính.
Với đặc điểm nghành CNTT là một nghành không biên giới, các nhân lực CNTT có thể làm việc cho tất cả các nƣớc trên thế giới thông qua hệ thống Internet. Chính vì thế việc các Công ty, Tập đoàn lớn về công nghệ trên thế giới đang có xu thế tuyển dụng các nhân sự ở các nƣớc có nguồn nhân lực trẻ, chất lƣợng cao. Dựa vào lợi thế tài chính họ có thể đƣa ra các mức đãi ngộ cao để thu hút nguồn nhân lực này. Chính vì thế các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam đang đứng trƣớc các thách thức trong việc phát triển nguồn nhân lực cũng nhƣ chống chảy máu chất xám.
4.1.1.1. Bối cảnh nguồn nhân lực CNTT tại Việt Nam
Tại hội nghị “Kết nối sản phẩm, dịch vụ và nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ sản xuất sản phẩm, dịch vụ CNTT thƣơng hiệu Việt 2018” do Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thƣơng phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng tổ chức vào ngày 14/11.Theo ông Phan Tâm, Thứ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông, trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực cho ngành CNTT tăng đáng kể.Theo số
liệu báo cáo từ các địa phƣơng về công nghiệp CNTT, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp CNTT (bao gồm ngành công nghiệp phần mềm, nội dung số, phần cứng điện tử và dịch vụ CNTT) năm 2017 tăng 16,01% so với năm 2016.
Ƣớc tính trong năm 2017, tổng số lao động của ngành công nghiệp CNTT khoảng 922.000 ngƣời (tăng 22,5% so với năm 2016).Việt Nam đã và đang là điểm đến của các công ty đa quốc gia lớn nhƣ Samsung, LG, Intel... đây là yếu tố đẩy ngành công nghiệp CNTT Việt Nam phát triển, tăng nhu cầu về nhân lực. Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhƣ giao thông thông minh, thành phố thông minh, an toàn an ninh mạng ... nên nhu cầu nhân lực hoạt động trong ngành này sẽ tiếp tục tăng.
Tại đây hội nghị này cũng nêu rõ: Lao động ngành CNTT Việt Nam đƣợc đánh giá cao và tiềm năng. Cụ thể theo HackerRank, năm 2017, lập trình viên Việt Nam xếp hạng 23 thế giới, sinh viên Việt Nam xếp thứ 34/128 tại kỳ thi lập trình quốc tế ACM/ICPC. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận lại rằng, nguồn nhân lực CNTT Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội, nhu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.
Trong báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tƣơng lai do Diễn đàn Kinh tế thế giới mới đây công bố, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chƣa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0, chỉ xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực và 81/100 về lao động có chuyên môn cao. Cũng theo báo cáo này, so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về nguồn nhân lực, Việt Nam xếp sau Malaysia, Thái Lan, Philippines.
Hiện nay, cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp CNTT đƣợc phân chia thành 3 nhóm: Nhóm nhân lực cao cấp, nhóm lao động có đào tạo, nhóm lao động đào tạo nghề. Trong đó lao động cao cấp có số lƣợng rất ít, nhân lực qua đào tạo không đáng kể, lao động đào tạo nghề hiện nay rất lớn.
Hiện nay tỉ lệ trƣờng đại học, cao đẳng đào tạo CNTT chiếm 37,5%. Nhu cầu nhân lực CNTT của doanh nghiệp có xu hƣớng tăng dần, tuy nhiên nguồn nhân lực
hiện nay vừa thừa lại vừa thiếu. Nhân lực CNTT hiện nay có chất lƣợng đầu vào cao và tăng dần, chất lƣợng đào tạo đƣợc nâng lên, nhƣng năng suất lao động chƣa cao do hạn chế về kỹ năng mềm, ngoại ngữ và thực hành. Ngoài ra, hiện nay các doanh nghiêp Việt Nam đang đƣợc cho là chăm “săn bắt” hơn là “nuôi trồng” từ đó dẫn đến tình trạng nguồn nhân lực vẫn mãi là một áp lực lớn cho doanh nghiệp cũng nhƣ các cơ sở đào tạo.Do đó cần tiếng nói chung giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để cải thiện chất lƣợng nhân lực CNTT trong bối cảnh hiện nay.
Từ thực trạng trên chúng ta có thể thấy vấn đề phát triển nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp đang rất cấp thiết cũng nhƣ cần có các kế hoạch cụ thể để có thể đáp ứng nhu cầu của chính các doanh nghiệp.
4.1.2. Định hướng phát triển CNTT của VNPT trong những năm tới
4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển CNTT của VNPT đƣợc đặt trong mối quan hệ biện chứng của sự phát triển của Tập đoàn VNPT nói chung, và sự phát triển tổng thể hệ thống CNTT, tiến trình chuyển dịch cơ cấu của Tập đoàn sang hƣớng cung cấp các dịch vụ CNTT.
Mục tiêu phát triển của VNPT giai đoạn 2019- 2022 là: Phát triển tập đoàn trở thành một đơn vị mạnh cung cấp các dịch vụ CNTT và Viễn thông. Hệ thống quản lý vận hành sản xuất kinh doanh phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại, hoạt động theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, có năng lực quản lý, trình độ ứng dụng công nghệ tiên tiến, hội nhập quốc tế sâu rộng, áp dụng đầy đủ các thiết chế và chuẩn quốc tế đối với các sản phầm mà VNPT cung cấp.
Đối với VNPT: Phát triển VNPT trở thành Tập đoàn Viễn thông đứng đầu trong cung cấp dịch vụ viễn thông và CNTT. Các sản phẩm VNPT cung cấp đáp ứng nhu cầu thực tiễn, có tính ứng dụng cao, mang hàm lƣợng tri thức lớn. Ứng dụng các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế trong việc sản xuất phần mềm.
Trên cơ sở yêu cầu, mức độ ƣu tiên về tin học hoá hoạt động, nghiệp vụ và nguồn lực của VNPT, việc ứng dụng CNTT trong Kế hoạch đến năm 2022 đƣợc triển khai nhằm các mục tiêu sau:
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo môi trƣờng thuận lợi cho ứng dụng toàn diện CNTT vào các hoạt động nghiệp vụ sản xuất, quản lý điều hành nội bộ của VNPT, giảm thiểu rủi ro trong việc ứng dụng CNTT.
- Trình đề án thành lập Tổng công ty VNPT-Sofware để tập các nguồn lực
xậy dựng các dự án mang tầm cỡ Quốc Gia
- Đẩy mạnh quá trình ứng dụng CNTT cho các hoạt động nghiệp vụ cơ bản
của VNPT hƣớng đến Tập đoàn hiện đại. Đẩy mạnh quá trình ứng dụng CNTT trong việc cung cấp, minh bạch thông tin và tăng cƣờng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của VNPT.
- Cung cấp các sản phẩm dịch vụ CNTT mang tính thực tiễn, có giá trị sử
dụng cao góp phần tăng cƣờng hiệu quả quản lý cho các đơn vị đối tác khi sử dụng các sản phẩm của VNPT.
- Từng bƣớc tạo nền móng vững chắc về cơ sở hạ tầng CNTT, truyền thông và
đảm bảo an toàn, an ninh thông tin phục vụ tốt cho các hoạt động, nghiệp vụ của VNPT.
4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh:
- Tăng dần và khuyến khích sử dụng phƣơng thức điện tử trong chỉ đạo, điều
hành và tác nghiệp của VNPT nhƣ: Thông báo lịch làm việc và các thông tin chỉ đạo, điều hành chung của Ban lãnh đạo VNPT; Tổ chức các cuộc họp, điều hành trực tuyến và giao ban qua mạng; Tổ chức quản lý, cung cấp và phân phối văn bản điều hành, công văn giấy tờ trên môi trƣờng mạng; Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thƣ điện tử cho công việc ở VNPT đạt 100%; Tỷ lệ các đơn vị VNPT triển khai sử dụng phần mềm ứng dụng quản lý văn bản và điều hành trên môi trƣờng mạng đạt 100%.
- Nâng cấp Website VNPT đảm bảo cung cấp thông tin, dịch vụ ổn định và
nâng cao hình thức, chất lƣợng và hiệu quả: Tăng cƣờng năng lực xử lý, cải thiện tốc độ truy cập trang tin điện tử VNPT, trang tìm số di động; Tạo giao diện thân thiện với ngƣời sử dụng, có khả năng tuỳ biến.
- Các phần mềm điều hành sản xuất kinh doanh phải có tính tức thời đạt
đặt sửa chữa khi có sự cố hay thắc mắc khiếu nại, đảm bảo sự thông suốt minh bạch trong quá trình sản xuất.
- Các hệ thống quản lý tin nhắn, đầu số phải đảm bảo chặn đƣợc các tin
nhắn rác. Quản lý đầu số hiệu quả tránh tình trạng tồn tại quá nhiều sim rác làm phí tài nguyên số của quốc gia.
- Các phần mềm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhân viên, điều
hành nội bộ tính lƣơng mang lại sự chính xác tuyệt đối. Nâng cao tính minh bạch cũng nhƣ khả năng đáng giá năng lực lao động sản xuất của nhân viên.
Hiện đại hoá hoạt động nghiệp vụ:
- Tổ chức nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê, xây dựng cơ sở
dữ liệu tập trung của Tập đoàn (data warehouse) phục vụ công tác phân tích, hoạch định, điều hành chính sách và dự báo của VNPT, từng bƣớc hình thành kho dữ liệu khách hàng của Tập đoàn.
- Xây dựng giải pháp toàn diện ERP cho toàn Tập đoàn với các chức năng
cơ bản làm cơ sở cho việc tập trung hoá, tích hợp dần các nhiệm vụ của VNPT.
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hoạt động giao dịch thị trƣờng sim
số, tiến đến việc đáp ứng nhu cầu khi chuyển mạng đổi số tới đây.
- Giám sát và khai thác thông tin trên Hệ thống thanh toán điện tử với các
đối tác ngân hàng.
- Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ công tác thanh tra, giám sát kết hợp
với hệ thống thông tin phòng sim rác và tin nhắn rác, phát triển hệ thống cảnh báo số, bảo đảm an toàn hệ thống.
- Hiện đại hoá hệ thống thông tin nghiệp vụ phát hành và kho sim số theo
hƣớng tập trung hoá, điều hành trực tuyến và xây dựng cơ sở dữ liệu bƣớc đầu cho công tác tổng hợp, phân tích, dự báo phát hành và kho sim số.
Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT-TT theo hƣớng tập trung, tiên tiến, hiện đại: - Hạ tầng máy chủ: Thay vì đầu tƣ máy chủ phân tán tại 63 chi nhánh VNPT tỉnh thành và sử dụng máy chủ phục vụ riêng cho từng hoạt động, nghiệp vụ cụ thể, Kế hoạch 2018-2022 hƣớng đến xây dựng một hệ thống máy chủ tập trung
đặt tại Trung tâm dữ liệu chính IDC và Trung tâm dữ liệu dự phòng để dùng chung cho toàn bộ các ứng dụng nghiệp vụ tập trung và ứng dụng văn phòng (Website, thƣ điện tử, các hệ thống điều hành sản xuất kinh doanh). Hệ thống máy chủ này cũng sẽ dùng chung, cung cấp hạ tầng cho việc triển khai các sản phẩm thƣơng mại mà VNPT sẽ cung cấp ra thị trƣờng nhƣ HIS…
- Hạ tầng cơ sở dữ liệu: Tƣơng tự nhƣ định hƣớng trang bị máy chủ, thay vì đầu tƣ phân tán tại 63 tỉnh thành và sử dụng các cơ sở dữ liệu riêng cho từng hoạt động, nghiệp vụ, Kế hoạch 2018-2022 triển khai theo mô hình tập trung hoá, xây dựng một hạ tầng cơ sở dữ liệu tập trung duy nhất, dùng chung cho các nghiệp vụ của VNPT. Cơ sở dữ liệu đƣợc đặt tại Trung tâm dữ liệu chính IDC và Trung tâm dữ liệu dự phòng. Theo mô hình này các phòng ban chức năng và 63 chi nhánh không cần trang bị máy chủ, cơ sở dữ liệu riêng và chỉ cần sử dụng máy PC đầu cuối, kết nối và hoạt động trên cơ sở dữ liệu dùng chung. Cơ sở dữ liệu dùng tập trung đƣợc dùng chung cho các nghiệp vụ hiện tại và các sản phẩm thƣơng mại mà VNPT sẽ cung cấp ra thị trƣờng từ trƣớc cũng nhƣ trong thời gian tới.
- Hạ tầng mạng: Hạ tầng mạng đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của mô hình tập trung hạ tầng CNTT. Hạ tầng mạng gồm hệ thống chính và dự phòng chạy song hành, đạt mức sẵn sàng cao, an toàn, chia sẻ dùng chung cho các ứng dụng nghiệp vụ, các hoạt động văn phòng và quản lý hạ tầng CNTT của VNPT. Tránh tình trạng mất kết nối gây đình trệ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng hạ tầng mạng đảm bảo việc vận hành tốt mô hình nghiệp vụ vừa phân tán và tập trung hiện nay, đồng thời sẵn sàng cho việc triển khai, vận hành các phần mềm sản phâm mà VNPT chuẩn bị tung ra thị trƣờng trong thời gian tới. Hệ thống mạng với trung tâm điều hành mạng tập trung, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố về mạng trên phạm vi toàn quốc.
- Hạ tầng an ninh bảo mật và chữ ký số: Tăng cƣờng năng lực xử lý, an toàn bảo mật, an ninh mạng và đƣờng truyền thông. Hệ thống an ninh mạng tổ chức quản trị tập trung nhằm tối ƣu hóa chính sách, thuận lợi cho vận hành, quản trị. Tăng cƣờng, trang bị hệ thống an ninh cho mạng kết nối Internet để đảm bảo an
toàn các ứng dụng dịch vụ của VNPT cung cấp qua mạng
Phát triển nguồn nhân lực:
- Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách làm CNTT từ cấp tập đoàn đến
các chi nhánh, đáp ứng đủ nhân lực cho nhu cầu quản lý, điều hành, vận hành của mỗi cấp. Trong đó, lực lƣợng kỹ thuật đƣợc tập trung chủ yếu tại hai công ty lớn là VNPT- Soft và VNPT-IDC (sau này có thể là VNPT-Software khi hợp nhất), quản lý, vận hành phát triển toàn bộ ứng dụng công nghệ thông tin và hạ tầng CNTT của VNPT.
- Trình chính phủ đề án thành lập tổng công ty VNPT-Software để huy động
tối đa các nguồn lực CNTT của tập đoàn. Qua đó quy hoạc lại lực lƣợng CNTT trong tập đoàn để phục vụ các mục tiêu lớn hơn.
- Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, kỹ sƣ chuyên trách CNTT đủ năng lực
tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại và làm chủ đƣợc khoa học kỹ thuật trong thời kỳ mới phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT.
- Đào tạo, đào tạo lại, cập nhật thƣờng xuyên kiến thức cơ bản về CNTT
cho toàn bộ cán bộ VNPT đủ năng lực xử lý tốt các hoạt động nghiệp vụ trên môi trƣờng mạng.
- Xây dựng cơ chế chính sách tiền lƣơng, đãi ngộ cho các nhân lực CNTT
từ cấp tập đoàn đến các chi nhánh, có thể theo chức danh, vùng miền để thu hút đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao cũng nhƣ giữ chân đƣợc các nhân sự đang công tác tại VNPT.
Xây dựng các sản phẩm CNTT có hàm lƣợng tri thức cao để cung cấp cho thị trƣờng:
Dựa vào nhu cầu thị trƣờng cũng nhƣ nền tảng các sản phẩm mà các đơn vị VNPT đang có và cung cấp cho thị trƣờng. VNPT định hƣớng sẽ cung cấp ra thị trƣờng các sản phẩm dịch vụ sau:
- Các giải pháp về Chính quyền điện tử: Nhằm phục vụ cho chính quyền các cấp bao gồm Quản lý văn bản, điều hành, Hệ thống chính phủ điện tử một cửa, Quản lý hộ tịch, Cổng thông tin điện tử,…
- Các giải pháp về Y tế điện tử: Cung cấp các phần mền liên quan đến lĩnh vực Y tế nhƣ Quản lý bệnh viện, Quản lý thuốc, Đăng ký BHXH …
- Các giải pháp về Giáo dục: Cung cấp các sản phẩm liên quan đến Giáo dục nhƣ