Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Nguồn tài liệu
- Một số văn kiện, chính sách của Đảng và Nhà nước như Luật Ngân sách, Luật giáo dục, các quyết định của Bộ Tài Chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Các bài báo, bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu, các tài liệu khác của các tác giả về quản lý chi NSNN về XDCD cho giáo dục, giáo dục phổ thông;
- Các báo cáo của tỉnh Thái Nguyên như: báo cáo phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên; Báo cáo thu chi ngân sách của tỉnh Thái Nguyên; Báo cáo thu chi NSNN về XDCD cho giáo dục, giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên; Báo cáo của Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên về tình hình các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, và số liệu được thu thập từ năm 2012-2016.
- Tài liệu thu thập từ các cơ quan nhà nước tỉnh, thành phố, cấp huyện, các tổ chức kinh tế xã hội, các tổ chức xã hội, các phòng ban chuyên môn như Cục thống kê, Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên…từ năm 2012-2016.
* Nội dung thu thập
- Các chính sách về quản lý chi NSNN về XDCB cho giáo dục phổ thông; - Các thông tin về tình hình hoạt chi NSNN về XDCB của các địa phương làm bài học kinh nghiệm và của tỉnh Thái Nguyên.
- Các thông tin về tình hình quản lý chi NSNN về XDCB cho giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2012-2016.
* Tiến hành thu thập: Tác giả trực tiếp đến các cơ quan nhà nước có liên quan để thu thập tài liệu, hoặc có thể thu thập tài liệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình và đặc biệt trên Internet qua các cổng thông tin điện tử của tỉnh Thái Nguyên và các địa phương.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin
2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin
Thông tin sau khi thu thập sẽ được hệ thống hóa số liệu, đánh giá kết quả đạt được; kết hợp với kết quả thống kê để phân tích vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận về nâng cao công tác quản chi NSNN về XDCB cho giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp thống kê mô tả
Thông qua các số liệu thống kê có thể phán ánh thực trạng, tình hình thực tế về nâng cao công tác quản chi NSNN về XDCB cho giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Mô tả bằng bảng thống kê: Trên cơ sở các bảng thống kê sắp xếp theo hệ thống hai chiều số liệu các chỉ tiêu thống kê, các thông tin về đối tượng, nội dung, trách nhiệm thực hiện trong quản lý trên các hàng và cột.
- Mô tả bằng số liệu: dùng số liệu tương đối và tuyệt đối để mô tả các chỉ số về nâng công tác quản chi NSNN về XDCB cho giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
b. Phương pháp so sánh
Thông qua phương pháp này rút ra các kết luận về nâng cao công tác quản chi NSNN về XDCB cho giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua là đề ra các định hướng cho thời gian tới. Trong luận văn tác giả sử dụng các kỹ thuật so sánh là:
- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
c. Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 5 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về công tác quản chi NSNN về XDCB cho giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo thời gian bao gồm:
* Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (Δi)
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.
Công thức tính: Δi = yi-y1, i=2,3…. Trong đó:
yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
* Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:
Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó.
Công thức tính:
ti = 𝒚𝐢
𝒚𝐢−𝟏 ; i=2,3,….n
Trong đó:
y: mức độ tuyệt đối ở thời gian i
yi-1: mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó
- Tốc độ phát triển định gốc (Ti)
Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.
Công thức tính:
Ti = 𝑦i
𝑦1
Trong đó:
yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
- Tốc độ phát triển bình quân (𝑡̅)
Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn. T2, t3, t4…tn
Công thức tính: 𝑡̅ = 𝑛√𝑡2. t3. t4 … tn hoặc: 𝑡 =𝑛−1√𝑇𝑛 = 𝑛−1√𝑦1𝑦i Trong đó:
t2, t3, t 4, … t n: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.
yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: mức độ tuyệt đối ở thời kỳ đầu