Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước về xây dựng cơ bản cho giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh (Trang 45 - 49)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển tỉnh Thái Nguyên

- Chỉ tiêu phản ánh về điều kiện tự nhiên

- Chỉ tiêu phản ánh về tình hình phát triển KT-XH củ a tỉnh Thái Nguyên: dân số và lao động,tăng trưởng xuất nhập khẩu, giao thông vận tải, đầu tư phát triển…

- Chỉ tiêu về kế hoạch vốn đầu tư: Tổng số vốn đầu tư theo kế hoạch và số vốn thực tế được giải ngân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; vốn đầu tư trong tỉnh Thái Nguyên, vốn đầu từ nước ngoài vào tỉnh thái nguyên…

- Chỉ tiêu về thu, chi ngân sách nhà nước.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Chỉ tiêu về phát triển mạng lưới các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua giai đoạn 2012-2016 qua số liệu thống kê về số trường, số lớp học, số học sinh, số giáo viên được thống kê nhằm xem xét số lượng, tỷ trọng sự biến động, tốc độ phát triển số lượng bình quân qua giai đoạn 2012-2016.

- Chỉ tiêu số lượng học sinh và giáo viên bình quân ở mỗi trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2012-2016.

+ Số lượng học sinh trung bình ở các trường THPT Số học sinh trung bình/lớp năm i =

Tổng số học sinh THPT năm i Số lớp học THPT năm i

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng học sinh trung bình ở các trường THPT lớp trên địa bàn tỉnh có đáp ứng đảm bảo theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 thông tư về“Ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT, Trường phổ thông nhiều cấp học” ở mức độ nào.

Số giáo viên/lớp năm i =

Số lượng giáo viên năm i Số lượng lớp học THPT năm i

Chỉ tiêu này phản ánh số giáo viên/lớp của các trường THPT tỉnh Thái Nguyên có đáp ứng theo thông tư 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 về “hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập” ở mức độ nào.

- Chỉ tiêu số phòng học và nhà công vụ theo dự án kiên cố hóa trường học tính đến thời điểm tháng 12/2016

Chỉ tiêu này được thống kê số phòng được đầu tư xây dựng và nhà công vụ cho giáo viên để họ an tâm công tác tại các trường THPT, bên cạnh đó phản ánh sự đầu tư của tỉnh cho cơ sở vật chất các trường THPT.

- Chỉ tiêu đánh giá chất lượng giáo dục THPT qua các năm 2012-2016 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:

+ Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi

Tỷ lệ học sinh đi học

đúng tuổi năm i (%) =

Số lượng học sinh đi học đúng tuổi năm i

*100% Tổng số học sinh năm i

Chỉ tiêu này đánh giá học sinh THPT đi học đúng tuổi ở mức độ nào, thông thường ở các tỉnh miền núi, hết cấp học THCS học sinh không lên được lớp có xu hướng đi làm hoặc số học lưu ban trong cấp THPT nhiều.

+ Tỷ lệ học sinh bỏ học;

Tỷ lệ học sinh bỏ học năm i

(%) =

Số lượng học sinh bỏ học năm i

*100% Tổng số học sinh năm i

Chỉ tiêu phản ánh số học sinh phải bỏ học khi đang tham gia học THPT, nếu tỷ lệ này cao hàng năm cho biết chất lượng giáo dục tại trường thấp, môi trường cơ sở vật chất cho học tập, trình đọ năng lực sư phạm của giao viên, hoàn cảnh gia đình, xã hội,… là nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ này.

+ Tỷ lệ học sinh theo học các lớp bổ túc văn hóa;

Tỷ lệ học sinh theo học các lớp bổ túc văn hóa năm i (%) =

Số lượng học sinh theo học các lớp bổ túc văn hóa năm i

*100% Tổng số học sinh theo học các

lớp bổ túc văn hóa năm i

Chỉ tiêu phản ánh số học sinh không thi và không có đủ điều kiện tham gia học tập ở các cấp học THPT mà theo học các lớp bổ túc văn hóa cơ bản, chương trình học tập đơn giản, tỷ lệ này cao chứng tỏ giáo dục của địa phượng còn nhiều hạn chế.

+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm i (%) =

Số lượng học sinh đủ điều kiện thi tốt nghiệp THPT năm i

*100% Tổng số học sinh THPT thi tốt

nghiệp năm i

Chỉ tiêu phản ánh số học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp và xem xét trình độ văn hóa các học sinh THPT có đáp ứng theo mức yêu cầu chung của Bộ giáo dục và Đào tạo không. Tỷ lệ tốt nghiệp càng cao chứng tỏ chất lươgnj dạy và học các trường THPT tốt và ngược lại.

- Chi NSNN cho giáo dục đào tạo

Tổng chi NSNN cho giáo dục THPT = Chi thường xuyên cho giáo dục THPT + Chi Đầu tư phát triển cho giáo dục THPT

tư ở mức chi thường xuyên nhiều hay chi đầu tư phát triển nhiều. Thông thường, chi cho giáo dục THPT đều sử dụng cả hai nguồn chi này.

- Chi NSNN cho các chương trình MTQG

Tình hình chi NSNN cho các chương trình MTQG = Nguồn chi từ trung ương + Nguồn chi từ địa phương.

Chỉ tiêu phản ánh khả năng chi cho cho giáo dục của các chương trình MTQG được sử dụng cả nguồn chi ngân sách Trung ương và Địa phương nhằm đánh giá, xem xét nguồn chi nào lớn hơn.

- Chỉ tiêu đánh giá tiến độ dự án Dự án chậm/vượt tiến độ năm i (%) = Số lượng dự án chậm/vượt tiến độ năm i *100% Tổng số dự án năm i

Đánh giá qua dự án đầu tư XDCB cho giáo dục THPT có bị chậm tiến độ và vượt tiến độ, chỉ tiêu này xem xét nguồn vốn đầu tư NSNN chậm từ khâu nào (do lập kế hoạch, phân bổ, bộ máy thực hiện…)

- Tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng ngân sách cho giáo dục THPT: Chi thường xuyên/XDCB

tập trung năm i (%) =

Số ngân sách chi thường xuyên/XDCB tập trung năm i

*100% Tổng Ngân sách cho giáo dục

THPT năm i

Chỉ tiêu này xem xét mức chi cho XDCB tập trung của tỉnh Thái Nguyên thay đổi qua từng năm có theo mức quy định của Nhà nước hay không.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

VỀ XÂY DỰNG CƠ BẢN CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước về xây dựng cơ bản cho giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)