Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN về XDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước về xây dựng cơ bản cho giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh (Trang 34 - 36)

5. Bố cục của luận văn

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN về XDCB

giáo dục THPT

1.1.4.1. Cơ chế tài chính giáo dục

Cơ sở để đánh giá hiệu quả chi của nhà nước cho các cơ sở GDPT và đánh giá của cộng đồng về chất lượng giáo dục trong tương quan với chi của nhà nước và người dân cho giáo dục, nhất là đào tạo định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh THPT ở các địa phương trong cả nước.

Cơ chế tài chính giáo dục thể hiện trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về việc sử dụng kinh phí cho giáo dục từ ngân sách và của người dân sao cho hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô giáo dục. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước các cấp phân bổ và sử dụng NSNN cho giáo dục hợp lý, giám sát được hiệu quả chi cho giáo dục. Thông qua cơ chế học phí mới và các chính sách khuyến khích xã hội hoá, sự đóng góp của xã hội cho giáo dục sẽ đảm bảo yêu cầu phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân và các nhà đầu tư. Như vậy, cơ chế tài chính sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu kinh phí về mức chi hco giáo dục THPT, mức chi này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học của hệ thống các trường THPT. Cơ chế càng thông thoáng, thu hút nhiều đối tượng đầu tư cho nhà trường thì nguồn quỹ có nhiều và tạo ra sựa đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học hiện đại, đáp ứng nhu cầu người học. [Bùi Đường Nghiêu, 2006]

1.1.4.2. Chiến lược và các chính sách phát triển giáo dục của nhà nước

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan

trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại.

Chiến lược giáo dục Việt Nam qua các thời kỳ khẳng định những định hướng đúng đắn của chiến lược; quan điểm và nội dung của chiến lược giáo dục sẽ quyết định rất lớn đến vấn đề chi NSNN cho giáo dục, trong đó có GDPT. Điều này thể hiện qua các hoạt động của nhà nước, cụ thể như sau:

+ Tăng cường đầu tư CSVC kỹ thuật cho giáo dục. CSVC kĩ thuật cho giáo dục luôn đề cao các mục tiêu sau: Đủ chỗ học cho các trường phổ thông học 2 buổi/ ngày; Đủ các loại phòng học với các trang thiết bị phù hợp như thư viện, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, nhà xưởng thực hành, thực tập. . . ; t hiết lập CSVC đáp ứng yêu cầu áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình dạy học và quản lý giáo dục; phần lớn HS được ở ký túc xá và GV vùng khó khăn có nhà công vụ.

+ Hỗ trợ giáo dục đối với các vùng miền và người học thuộc diện ưu tiên. Nhà nước cần tập trung đầu tư xây dựng CSVC cho các vùng khó khăn, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng miền.

+ Quá trình đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực để phát triển giáo dục.

+ Tăng cường hợp tác quốc tế: Trong xu thế toàn cầu hóa, đất nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng, tăng cường hợp tác quốc tế sẽ tạo điều kiện cho ta tiếp cận được với trình độ tiên tiến của thế giới, tận dụng được sự giúp đỡ, hợp tác với các nước để phát triển giáo dục. [Sử Đình Thánh, 2005]

Với những chiến lược và chính sách phát triển giáo dục của nhà nước sẽ đáp ứng nhu cầu kinh phí, hỗ trợ chính sách chi NSNN cho XDCb được mở rộng, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cho THPT, định hướng nghề nghiệp

và khẳng định chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai của đất nước.

1.1.4.3. Năng lực tổ chức, điều hành của địa phương

Cơ chế điều hành kinh tế-xã hội của địa phương; cơ chế này thể hiện qua các chính sách, văn bản; cơ chế mềm dẽo, linh động sẽ huy động được tối đa nguồn lực của địa phương, ngược lại sẽ bị hạn chế. Quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành giáo dục của địa phương; Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội qua các thời kỳ và và kế hoạch 5 năm, hàng năm của tỉnh và của huyện sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng các chương trình, chính sách và dự án đầu tư cho xây dựng CSVC các trường GDPT trên địa bàn. Khả năng phát triển nền kinh tế của tỉnh; cũng như thu NSNN ở tầm quốc gia, khả năng phát triển nền kinh tế của tỉnh cao hay thấp sẽ dẫn đến quy mô nguồn thu, điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ chi cho giáo dục cao hay thấp. Mỗi địa phương có phương pháp và khả năng chi cho XDCB để phát triển các trường THPT theo nhu cầu, nguyện vọng của các trường THPT, điều này ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến chi đầu tư xây dựng CSVC cho các trường GDPT trên địa bàn tỉnh. [Bùi Đường Nghiêu, 2006]

1.1.4.4. Tổ chức quản lý, sử dụng của nhà trường

Công tác quản lý của nhà trường, trước hết là vai trò của ban giám hiệu nhà trường trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công tác giáo dục ở cơ sở giáo dục. Thực tiễn cho thấy, địa phương nào, trường nào có ban giám hiệu quản lý tốt, người hiệu trưởng nhiệt tình thì nơi đó CSVC, chất lượng giáo dục sẽ có kết quả tốt. Bên cạnh đó, mỗi nhà trường đều xây dựng nội quy, quy định bảo vệ tài sản, vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học nên công tác này được đảm bảo siết chặt bao nhiêu thì càng tiết kiệm chi NSNN về XDCB bấy nhiêu. [Dương Thị Bình Minh và Sử Đình Thành, 2004]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước về xây dựng cơ bản cho giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)