Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát đặc điểm, tình hình KT-XH tỉnh Thái Nguyên
3.1.2. Điều kiện kinh tế
- Về tăng trường kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2016 ước tính tăng 15,2% so với năm 2015; trong đó khu vực nông lâm nghiệp thủy sản tăng 5,3%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm vào tốc độ chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 21,7%, đóng góp 11,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 9,6%, đóng góp 3,2 điểm % vào tốc độ tăng trưởng chung.
Về cơ cấu kinh tế năm 2016, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 51,2%; khu vực dịch vụ chiếm 33%. So với năm 2015, khu vực công nghiệp xây dựng chuyển dịch tăng 1,8 điểm phần trăm, cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm 0,9 điểm %.
ĐVT: %
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2016
(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2016 đạt 52 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 6,6 triệu đồng so với năm 2015 và vượt kế hoạch đề ra. Nếu tính theo đô la Mỹ, GRDP bình quân đầu
15.8
51.2 33
người tỉnh Thái Nguyên năm 2016 đạt 2.325 USD/người/năm vượt trên mức bình quân chung của cả nước (cả nước là 2.109 USD/người/năm)
Về sản xuất công nghiệp: dự ước giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2016 trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh năm 2010) đạt 477 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% cùng kỳ và bằng 109% kế hoạch cả năm. Hiện nay GTSX công nghiệp của khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng là 93% giá trị công nghiệp toàn tỉnh, còn lại công nghiệp trong nước chỉ chiếm tỷ trọng là 7% (công nghiệp địa phương chiếm 3,6% và công nghiệp nhà nước Trung ương chiếm 3,4%).
- Về sản xuất nông-lâm nghiệp-thủy sản: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 12.158 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Bao gồm: ngành nông nghiệp là 11.411,3 tỷ đồng, tăng 5,1% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp là 415,8 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất ngành thủy sản là 331,7 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ.
- Về thương mại, dịch vụ:
Xuất khẩu: Do sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài đã đi vào sản xuất ổn định nên tốc độ tăng giá trị xuất khẩu không đột biến như năm 2015. Ước tính cả năm 2016, giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn ước đạt 19,1 tỷ USD, bằng 90,9% kế hoạch, tăng 19,7% so với cùng kỳ. Trong đó khu vực có vốn FDI ước đạt 18,8 tỷ USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ và bằng 85% kế hoạch của năm.
Nhập khẩu: Ước tính cả năm 2016 giá trị nhập khẩu đạt 11,8 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập khẩu 292 triệu USD, giảm 32,6% so với cùng kỳ (chủ yếu giảm ở mặt hàng sắt thép phế liệu và phôi thép); khu vực kinh tế có vốn FDI ước đạt 11,5 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 97,5% tổng giá trị nhập khẩu.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội cả năm 2016 ước đạt 22,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,97% so với năm 2015. Khu vực cá thể ước đạt 13,8 nghìn tỷ đồng (chiếm thị phần 61,9%), tăng 11,8% so với năm 2015; khu
vực doanh nghiệp ngoài nhà nước ước đạt 7,1 tỷ đồng, tăng 11,6%; khu vực doanh nghiệp nhà nước ước đạt 1,4 nghìn tỷ đồng, giảm 2,9%; khu vực có vốn FDI ước đạt 24 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.